Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
Không có thông tin về biểu tình hay tưởng niệm ở Sài Gòn.
Hôm 14/3, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Thảo Teresa nói: “Khác với mọi năm là chỉ áp chế những người đi tưởng niệm, năm nay, người của chính quyền vây ráp đông, đậu ôtô, xe buýt vây kín bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ nên mọi người phải đi rải rác các nơi khác.”
“Tôi thì ra tượng đài Bắc Sơn để thắp nhang tưởng niệm”.
“Đến khoảng 14:30, tôi nhận tin hai nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (tự Dũng Phi Hổ) và Đỗ Thanh Vân bị phang ghế vào đầu chảy máu trong lúc đang đi đòi trả tự do cho bà Trần Thị Thảo đang bị tạm giữ tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng.”
“Theo như tôi biết thì cũng có 5, 6 người khác đang bị tạm giữ tại các phường.”
“Từ thực tế hôm nay thì có thể thấy chính quyền muốn dập tan mọi hoạt động tưởng niệm, trong khi báo chí Việt Nam có đề cập đến Gạc Ma thì cũng chỉ là lừa bịp mà thôi.”
“Đảng Cộng sản cố tình bưng bít, lãng quên nhưng nhân dân không quên.”
‘Không bình luận’
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc công ty Sách First News – Trí Việt, nói với BBC: “Nhà xuất bản Văn Học thông báo cho tôi biết là bản thảo cuốn sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử sẽ được duyệt xong hai ngày nữa.”
“Như vậy là sách có thể phát hành vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4/2017.”
“Việc sách ra trễ hơn dự kiến hôm 14/3 nhưng vẫn tốt hơn là không được xuất bản.”
Ông cũng nói thêm: “Dù sao cũng cần ghi nhận là truyền thông Việt Nam hiện đã gọi đích danh tàu Trung Quốc bắn vào những người lính Việt Nam tại Gạc Ma năm 1988 chứ không còn ghi là ‘tàu lạ’ như trước.”
“Hà Nội nên xây dựng bia tưởng niệm, ghi công những người đã ngã xuống ở Hồ Gươm để người dân đến thắp hương cho họ,” ông nói.
Đề cập về những người đi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, ông nói “đó là hoạt động tưởng nhớ, hợp truyền thống uống nước nhớ nguồn, rất đáng khuyến khích.”
Tuy vậy, ông “không bình luận” về những trường hợp cáo buộc bị đánh khi đi tưởng niệm.
Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam tường thuật: “Sáng 14/3, các cựu binh Trường Sa thuộc Trung đoàn E83 tham gia chiến dịch Chủ quyền 1988 (CQ88) tại Đà Nẵng, đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh ngày 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma”.
“Sau lễ tưởng niệm, các đồng chí đồng đội E83 tại Đà Nẵng đã tiến hành thả đèn, hoa tại cửa sông Hàn để ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến sĩ, đồng đội đồng chí đang nằm lại Gạc Ma.”
Trang Thông tin Chính phủ cũng cho hay, Khu tưởng niệm đặt tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để tưởng niệm 64 chiến sĩ hải quân hy sinh tại đảo Gạc Ma sẽ được khánh thành vào ngày 27/7/2017.
“Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 hơn 150 tỷ đồng, từ sự đóng góp của người lao động, nhân dân cả nước,” website này viết.
March 15, 2017
Hà Nội: Tưởng niệm Gạc Ma nhanh chóng bị giải tán
by HR Defender • [Human Rights]
Cảnh sát ở khu vực quanh Đài Cảm Tử, Bờ Hồ Hà Nội sáng 14/3
BBC | 14.03.2017
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
Không có thông tin về biểu tình hay tưởng niệm ở Sài Gòn.
Hôm 14/3, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Thảo Teresa nói: “Khác với mọi năm là chỉ áp chế những người đi tưởng niệm, năm nay, người của chính quyền vây ráp đông, đậu ôtô, xe buýt vây kín bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ nên mọi người phải đi rải rác các nơi khác.”
“Tôi thì ra tượng đài Bắc Sơn để thắp nhang tưởng niệm”.
“Đến khoảng 14:30, tôi nhận tin hai nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (tự Dũng Phi Hổ) và Đỗ Thanh Vân bị phang ghế vào đầu chảy máu trong lúc đang đi đòi trả tự do cho bà Trần Thị Thảo đang bị tạm giữ tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng.”
“Theo như tôi biết thì cũng có 5, 6 người khác đang bị tạm giữ tại các phường.”
“Từ thực tế hôm nay thì có thể thấy chính quyền muốn dập tan mọi hoạt động tưởng niệm, trong khi báo chí Việt Nam có đề cập đến Gạc Ma thì cũng chỉ là lừa bịp mà thôi.”
“Đảng Cộng sản cố tình bưng bít, lãng quên nhưng nhân dân không quên.”
‘Không bình luận’
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc công ty Sách First News – Trí Việt, nói với BBC: “Nhà xuất bản Văn Học thông báo cho tôi biết là bản thảo cuốn sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử sẽ được duyệt xong hai ngày nữa.”
“Như vậy là sách có thể phát hành vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4/2017.”
“Việc sách ra trễ hơn dự kiến hôm 14/3 nhưng vẫn tốt hơn là không được xuất bản.”
Ông cũng nói thêm: “Dù sao cũng cần ghi nhận là truyền thông Việt Nam hiện đã gọi đích danh tàu Trung Quốc bắn vào những người lính Việt Nam tại Gạc Ma năm 1988 chứ không còn ghi là ‘tàu lạ’ như trước.”
“Hà Nội nên xây dựng bia tưởng niệm, ghi công những người đã ngã xuống ở Hồ Gươm để người dân đến thắp hương cho họ,” ông nói.
Đề cập về những người đi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, ông nói “đó là hoạt động tưởng nhớ, hợp truyền thống uống nước nhớ nguồn, rất đáng khuyến khích.”
Tuy vậy, ông “không bình luận” về những trường hợp cáo buộc bị đánh khi đi tưởng niệm.
Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam tường thuật: “Sáng 14/3, các cựu binh Trường Sa thuộc Trung đoàn E83 tham gia chiến dịch Chủ quyền 1988 (CQ88) tại Đà Nẵng, đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh ngày 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma”.
“Sau lễ tưởng niệm, các đồng chí đồng đội E83 tại Đà Nẵng đã tiến hành thả đèn, hoa tại cửa sông Hàn để ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến sĩ, đồng đội đồng chí đang nằm lại Gạc Ma.”
Trang Thông tin Chính phủ cũng cho hay, Khu tưởng niệm đặt tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để tưởng niệm 64 chiến sĩ hải quân hy sinh tại đảo Gạc Ma sẽ được khánh thành vào ngày 27/7/2017.
“Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 hơn 150 tỷ đồng, từ sự đóng góp của người lao động, nhân dân cả nước,” website này viết.