Giới trẻ và một số tổ chức phi chính phủ đã tổ chức họp báo, và biểu tình tại Đài Bắc hôm 15/3 để đòi quyền lợi cho các nạn nhân của thảm họa môi trường do tập đoàn Đài Loan Formosa gây ra tại Việt Nam.
Tin cho hay cuộc biểu tình diễn ra ngay trước Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam ở Đài Bắc. Hình ảnh và video quay trực tiếp cho thấy những người biểu tình cầm biểu ngữ ghi những hàng chữ “Chúng tôi cần cá”, “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy để chúng tôi thực hiện quyền công dân”… được viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
Ngoài những hình ảnh thực tế từ Việt Nam, những người biểu tình còn soạn một vở kịch dựng lại quá trình Formosa gây thảm họa môi trường và người dân đi khiếu kiện bị đánh đập, gây thương tích ra sao.
Theo Focus Taiwan, người biểu tình yêu cầu chính phủ Việt Nam phải giải quyết khoản bồi thường 500 triệu đôla đã nhận từ công ty Formosa Hà Tĩnh, một đơn vị của tập đoàn Formosa của Đài Loan.
Thảm họa là do hành vi phi đạo đức của công ty Đài Loan, cũng như do sự bất cẩn của chính quyền Việt Nam.
Ông Trương Dụ Doãn, Chủ tịch Hiệp hội Luật gia Môi trường, được Focus Taiwan dẫn lời nói thảm họa là do hành vi phi đạo đức của công ty Đài Loan, cũng như do sự bất cẩn của chính quyền Việt Nam. Ông chỉ trích Đài Loan xuất khẩu các ngành công nghiệp ô nhiễm cao sang Việt Nam và nói rằng những ngành công nghiệp này đã làm cho Việt Nam trở thành một nơi khó sống hơn.
Công ty thép Formosa ở Hà Tĩnh bị quy trách nhiệm đã gây ra vụ ô nhiễm môi trường biển miền Trung hồi năm ngoái. Đây được xem là thảm họa môi trường lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Sau khi nhận lỗi, Formosa đã đồng ý với chính quyền Việt Nam bồi thường 500 triệu đôla để khắc phục thiệt hại. Nhưng các nạn nhân và công chúng Việt Nam nói khoản bồi thường trên là quá ít ỏi so với những thiệt hại trực tiếp và lâu dài, cần phải mất hàng chục năm mới khôi phục được.
Ngoài ra, quy định bồi thường của chính quyền Việt Nam cũng bị nhiều người phản đối. Theo quy định, chỉ những người dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế mới được xem là nạn nhân trực tiếp và nhận được bồi thường. Trong khi đó, nhiều ngư dân ở Nghệ An cho biết họ cũng đã mất nguồn sinh kế vì vụ Formosa. Nhiều gia đình phải bán cả tàu thuyền để trang trải cuộc sống. Ngày 14/2, hàng trăm nạn nhân của Formosa ở Nghệ An đã tổ chức đi khởi kiện Formosa, nhưng nhiều người đã bị đánh đập, gây thương tích nghiêm trọng khi đang trên đường đi bộ tới Hà Tĩnh, nơi Formosa trú đóng. Linh mục Nguyễn Đình Thục là một trong số đó. Ông nói với VOA rằng những hoạt động của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, như cuộc biểu tình tại Đài Loan ngày 15/3, có tác dụng rất lớn đối với người dân trong nước.
Nếu không có cộng đồng quốc tế, không có thế giới, không có tiếng nói của mọi người thì chúng tôi cũng giống như tiếng kêu trong sa mạc. Họ chẳng lắng nghe chúng tôi đâu.
“Nó có tác dụng rất lớn. Trước hết là đối với chúng tôi, những người đấu tranh trực tiếp ở trong nước, chúng tôi nhận được sức mạnh và niềm hy vọng rất lớn vì chúng tôi biết chúng tôi không lẻ loi, đơn độc, một mình đấu tranh, mà có biết bao nhiêu người trên thế giới đang hiệp thông, hiệp sức và giúp đỡ chúng tôi. Đối với chính quyền, mọi người đều biết chính quyền Cộng sản họ chẳng coi dân ra gì. Nếu không có cộng đồng quốc tế, không có thế giới, không có tiếng nói của mọi người thì chúng tôi cũng giống như những tiếng kêu trong sa mạc. Họ chẳng lắng nghe chúng tôi đâu”.
Sau khi xảy ra vụ đánh đập người dân Nghệ An đi khởi kiện Formosa, Giáo phận Vinh đã có hai văn thư gửi đến chính quyền Việt Nam, tố cáo việc cho phép xảy ra bạo lực, gây thương tích cho người dân thực hiện quyền khởi kiện cơ bản của mình. Đồng thời, văn thư của giáo phận Vinh cũng tố cáo truyền thông nhà nước vu khống Linh mục Nguyễn Đình Thục, là đã kích động giáo dân tấn công lực lượng an ninh và tổ chức bạo loạn. Thông cáo của Giáo phận Vinh nói đây là một “hành động vu khống trơ trẽn, vi phạm đến quyền con người và quyền công dân Việt Nam”.
March 16, 2017
Người Việt ở Đài Loan biểu tình đòi quyền lợi cho nạn nhân Formos
by HR Defender • [Human Rights]
Người biểu tình tập trung trước Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 15/3/2017.
SBTN | 15.03.2017
Giới trẻ và một số tổ chức phi chính phủ đã tổ chức họp báo, và biểu tình tại Đài Bắc hôm 15/3 để đòi quyền lợi cho các nạn nhân của thảm họa môi trường do tập đoàn Đài Loan Formosa gây ra tại Việt Nam.
Tin cho hay cuộc biểu tình diễn ra ngay trước Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam ở Đài Bắc. Hình ảnh và video quay trực tiếp cho thấy những người biểu tình cầm biểu ngữ ghi những hàng chữ “Chúng tôi cần cá”, “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy để chúng tôi thực hiện quyền công dân”… được viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
Ngoài những hình ảnh thực tế từ Việt Nam, những người biểu tình còn soạn một vở kịch dựng lại quá trình Formosa gây thảm họa môi trường và người dân đi khiếu kiện bị đánh đập, gây thương tích ra sao.
Theo Focus Taiwan, người biểu tình yêu cầu chính phủ Việt Nam phải giải quyết khoản bồi thường 500 triệu đôla đã nhận từ công ty Formosa Hà Tĩnh, một đơn vị của tập đoàn Formosa của Đài Loan.
Ông Trương Dụ Doãn, Chủ tịch Hiệp hội Luật gia Môi trường, được Focus Taiwan dẫn lời nói thảm họa là do hành vi phi đạo đức của công ty Đài Loan, cũng như do sự bất cẩn của chính quyền Việt Nam. Ông chỉ trích Đài Loan xuất khẩu các ngành công nghiệp ô nhiễm cao sang Việt Nam và nói rằng những ngành công nghiệp này đã làm cho Việt Nam trở thành một nơi khó sống hơn.
Công ty thép Formosa ở Hà Tĩnh bị quy trách nhiệm đã gây ra vụ ô nhiễm môi trường biển miền Trung hồi năm ngoái. Đây được xem là thảm họa môi trường lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Sau khi nhận lỗi, Formosa đã đồng ý với chính quyền Việt Nam bồi thường 500 triệu đôla để khắc phục thiệt hại. Nhưng các nạn nhân và công chúng Việt Nam nói khoản bồi thường trên là quá ít ỏi so với những thiệt hại trực tiếp và lâu dài, cần phải mất hàng chục năm mới khôi phục được.
Ngoài ra, quy định bồi thường của chính quyền Việt Nam cũng bị nhiều người phản đối. Theo quy định, chỉ những người dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế mới được xem là nạn nhân trực tiếp và nhận được bồi thường. Trong khi đó, nhiều ngư dân ở Nghệ An cho biết họ cũng đã mất nguồn sinh kế vì vụ Formosa. Nhiều gia đình phải bán cả tàu thuyền để trang trải cuộc sống. Ngày 14/2, hàng trăm nạn nhân của Formosa ở Nghệ An đã tổ chức đi khởi kiện Formosa, nhưng nhiều người đã bị đánh đập, gây thương tích nghiêm trọng khi đang trên đường đi bộ tới Hà Tĩnh, nơi Formosa trú đóng. Linh mục Nguyễn Đình Thục là một trong số đó. Ông nói với VOA rằng những hoạt động của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, như cuộc biểu tình tại Đài Loan ngày 15/3, có tác dụng rất lớn đối với người dân trong nước.
“Nó có tác dụng rất lớn. Trước hết là đối với chúng tôi, những người đấu tranh trực tiếp ở trong nước, chúng tôi nhận được sức mạnh và niềm hy vọng rất lớn vì chúng tôi biết chúng tôi không lẻ loi, đơn độc, một mình đấu tranh, mà có biết bao nhiêu người trên thế giới đang hiệp thông, hiệp sức và giúp đỡ chúng tôi. Đối với chính quyền, mọi người đều biết chính quyền Cộng sản họ chẳng coi dân ra gì. Nếu không có cộng đồng quốc tế, không có thế giới, không có tiếng nói của mọi người thì chúng tôi cũng giống như những tiếng kêu trong sa mạc. Họ chẳng lắng nghe chúng tôi đâu”.
Sau khi xảy ra vụ đánh đập người dân Nghệ An đi khởi kiện Formosa, Giáo phận Vinh đã có hai văn thư gửi đến chính quyền Việt Nam, tố cáo việc cho phép xảy ra bạo lực, gây thương tích cho người dân thực hiện quyền khởi kiện cơ bản của mình. Đồng thời, văn thư của giáo phận Vinh cũng tố cáo truyền thông nhà nước vu khống Linh mục Nguyễn Đình Thục, là đã kích động giáo dân tấn công lực lượng an ninh và tổ chức bạo loạn. Thông cáo của Giáo phận Vinh nói đây là một “hành động vu khống trơ trẽn, vi phạm đến quyền con người và quyền công dân Việt Nam”.