QUẢN LÝ TRẠI GIAM TRÊN TINH THẦN TÔN TRỌNG QUYỀN CON NGƯỜI: CHƯƠNG 16-

Cẩm nang dành cho nhân viên trại giam

Andrew Coyle

Centre International d’Etudes Pénitentiaires

Trung tâm Quốc tế nghiên cứu Trại giam

=================================

THỪA NHẬN TÍNH ĐA NGUYÊN

 -BỐI CẢNH-

 Đối xử với mọi tù nhân một cách công bằng

Giới chức quản lý trại giam thường có thói quen coi tù nhân như một tập hợp những người giống nhau nên đối xử giống nhau với tất cả. Chính vì thế mà các trại giam thường được sắp xếp vì lợi ích của số đông, số đông này tương ứng với những tù nhân nam tuổi trưởng thành xuất thân từ một dân tộc, một nền văn hoá và tôn giáo phổ biến trong nước đó. Tuy nhiên, có những tù nhân có nhiều khác biệt. Chương 12 đã đề cập đến nhu cầu đặc biệt của tù nhân tuổi vị thành niên, trẻ em; Chương 13 đã đề cập đến đối tượng tù nhân nữ.

Công nhận sự khác biệt

 Chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến những nhóm tù nhân có những đặc điểm khác nhóm đa số, ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự khác biệt của họ có thế xuất phát từ chủng tộc, dân tộc, môi trường xã hội, nền văn hoá, tôn giáo, xu hướng giới tính, ngôn ngữ, quốc tịch. Qui tắc của trại giam phải tính đến những yêu cầu khác nhau của tù nhân ở những điểm này. Không được để tồn tại bất kỳ một sự phân biệt nào đối với tù nhân vì những lý do nêu trên.

Nguy hiểm của sự phân biệt

Ở nhiều nước, đã xảy ra nhiều nguy hiểm đặc biệt liên quan đến việc phân biệt đối xử với nhóm tù thuộc chủng tộc thiểu số. Sự nguy hiểm này đặc biệt nghiêm trọng trong môi trường khép kín của nhà tù. Giới chức quản lý các trại giam phải làm sao để ngăn chặn sự phát triển của các nhóm nhỏ (trong nội bộ nhân viên trại giam hoặc trong số các tù nhân) có hành vi phân biệt đối với những nhóm thiểu số. Cần phải đặc biệt cảnh giác ở điểm này khi xuất hiện những áp lực gia tăng trong cộng đồng bên ngoài nhà tù.

Đấu tranh chống lại sự phân biệt là một nhiệm vụ

 Nhiều thành kiến tồn tại ngay trong xã hội đã gây ra sự phân biệt đối với những nhóm người thiểu số cũng được thể hiện trong môi trường nhà tù. Điều đó không khó hiểu điều lạ vì các nhà tù thường phản ánh những giá trị xã hội bên ngoài. Giới chức quản lý trại giam phải đảm bảo không một nhóm thiểu số nào (tù nhân hay nhân viên trại giam) có hành vi phân biệt đối xử. Sự phân biệt này bao trùm cả phân biệt về mặt thể chế nằm trong cơ cấu tổ chức, và phân biệt do các cá nhân tiến hành.

CÁC VĂN BẢN QUỐC TẾ

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Điều 2:

 “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tất cả các tự do đã được tuyên bố trong bản Tuyên ngôn này, không hề có sự phân biệt nào, nhất là sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay mọi ý kiến khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, nguồn gốc sinh ra và mọi hoàn cảnh khác.”

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Điều 18:

 “ Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo và niềm tin, cũng như quyền tự do biểu hiện tôn giáo hay niềm tin của mình, một mình hay cùng chung nhau, ở nơi công cộng hay ở nơi riêng tư, bằng thuyết giảng, tục lệ, thờ cúng và làm nghi lễ.”

Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị, Điều 27:

 “ Ở những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo và ngôn  ngữ thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền sử dụng tiếng nói riêng.”

Công ước quốc tế về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Điều 5:

 “Thể theo những đòi hỏi cơ bản nêu trong Điều 2 của bản Công ước này, các quốc gia thành viên cam kết cấm và loại trừ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và đảm bảo mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật không phân biệt chủng tộc, màu da và nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, nhất là cổ vũ cho những quyền sau đây:

 Quyền được đối xử công bằng trước toà án và các cơ quan tư pháp;

 Quyền được an toàn về người và quyền được bảo vệ bởi Nhà nước chống lại mọi hành động gây tổn thương hoặc những việc làm của các công chức chính phủ hay từ bất kỳ một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức nào đó gây ra.”

Bộ các qui định nhằm bảo vệ người bị giam giữ hay tù giam, Qui định số 5 (1):

 “Những qui định này áp dụng với tất cả mọi người trên lãnh thổ một quốc gia, không phân biệt một cá nhân nào, chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, chính kiến hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia, tộc người hoặc xã hội, gia sản, việc sinh ra hay mọi yếu tố khác.”

Bộ các qui tắc tối thiểu về đối xử với tù nhân, Qui tắc 38:

 “Tạo điều kiện phù hợp để tù nhân quốc tịch nước ngoài thông tin với đại diện ngoại giao và lãnh sự của họ.

  • Liên quan đến tù nhân quốc tịch nước ngoài mà nước đó không có đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự ở nước sở tại, hoặc người tị nạn hoặc người không có quốc tịch, những điều kiện thuận lợi tương tự phải được bố trí để họ có thể liên hệ với đại diện ngoại giao của Nhà nước nào đó phụ trách bảo vệ quyền lợi của họ, hoặc một cơ quan cấp quốc gia hoặc quốc tế có nhiệm vụ bảo vệ họ.”

Bộ các qui tắc tối thiểu về đối xử với tù nhân, Qui tắc 41:

Không bao giờ được từ chối quyền của tù nhân được liên lạc với đại diện cấp cao của một tôn giáo.

ÁP DỤNG THỰC TẾ

 Giám sát sự phân biệt

Có nhiều cách để xác định có hay không sự phân biệt, ví dụ khi phân chia một công việc mà nhiều tù nhân đặc biệt cùng thích. Trong số công việc này phải kể đến việc làm bếp hoặc việc làm trong thư viện của trại giam (nếu có). Nhân viên quản lý trại giam phải kiểm tra xem một vài nhóm thiểu số có được nhận những công việc yêu thích này không. Đối với các cơ hội học tập cũng cần phải kiểm tra như vậy. Cũng cần phải kiểm tra xem những tù nhân nào được ở phòng tốt nhất. Tần suất các hình phạt kỷ luật đối với tù nhân trong các nhóm khác nhau cũng là một cách thức tốt để kiểm tra.

Củng cố tinh thần không phân biệt

 Một cách thức để củng cố tinh thần không phân biệt là cho dán các câu cổ động chính sách không phân biệt ở những nơi dễ nhìn thấy trong các trại giam.

Nhân viên xuất thân từ các nhóm thiểu số

 Một phương pháp quan trọng để giảm thiểu sự phân biệt là tuyển dụng nhân viên nhà tù có xuất thân từ các nhóm người thiểu số, với khả năng tiến lên các vị trí cao trong cơ cấu. Vấn đề này được đề cập ở Chương 2 cuốn cẩm nang này. Trong thời gian đào tạo và suốt quá trình làm việc, mọi nhân viên trại giam phải được giúp đỡ về cách thức làm việc một cách tích cực với các nhóm tù nhân khác nhau.

Áp dụng các biện pháp tích cực

 Việc thực hiên công bằng trong đối xử sẽ còn mang lại một hệ quả tốt là đảm bảo không có sự phân biệt. Ngoài ra cũng cần có thêm các biện pháp chủ động để đảm bảo các nhu cầu đặc biệt của các nhóm thiểu số được tôn trọng. Đó có thể là đảm bảo chế độ ăn uống đặc biệt cho những tù nhân này vì lý do tôn giáo và văn hoá. Những biện pháp này không nhất thiết phải tốn kém hơn mà chỉ cần duy nhất một sự quản lý hiệu quả hơn. Các nhóm thiểu số luôn có các nhu cầu về tôn giáo khác nhau. Cần phải tôn trọng những tập tục tôn giáo của họ liên quan đến cầu nguyện riêng hoặc tập thể, đến vấn đề vệ sinh và quần áo.

Tù nhân quốc tịch nước ngoài

 Từ vài năm trở lại đây, một hậu quả của sự phát triển ngành du lịch là sự gia tăng tù nhân người nước ngoài. Họ cũng có những nhu cầu đặc biệt cần được đáp ứng. Một số nhu cầu này, liên quan đến việc duy trì liên hệ với gia đình và cộng đồng bên ngoài, đã được miêu tả ở Chương 8. Điều cần thiết phải đảm bảo rằng các qui định của trại giam phải được phổ biến rõ ràng tới tất cả các tù nhân (đã được phân tích ở Chương 3). Nhân viên quản lý trại giam phải thông báo cho tù nhân người nước ngoài về những hiệp ước liên quan đến việc trả họ về nước của họ.

Tái hoà nhập xã hội

 Khi quản lý các chương trình tái hoà nhập xã hội, cần phải tính đặ thù của cộng đồng mà người tù sẽ phải hoà nhập trở lại.

Công tác tư vấn

 Chương 7 của cuốn cẩm nang này đã đề cập sự cần thiết phải khuyến khích các hội đoàn xã hội dân sự đến thăm tù nhân trong tù một cách thường xuyên. Các hội đoàn này phải có các đại diện từ những nhóm người thiểu số trong xã hội.

Ở một vài hệ thống trại giam đã cho thấy sự cần thiết phải có tư vấn một cách chính thức từ đại diện các nhóm thiểu số để đánh giá các tác động có thể của các qui định, nội qui dự kiến trong trại giam hoặc bổ nhiệm những chuyên gia tư vấn vào ban soạn thảo các chính sách, qui định thích hợp.

 « Canada – Luật về hệ thống huấn cải và trả tự do có điều kiện (1992)

 82 (1) Bộ phận bao gồm một Uỷ ban tư vấn bản địa cấp quốc gia và có thể bao gồm các uỷ ban cấp vùng và địa phương, có nhiệm vụ tư vấn công việc của các bộ phận huấn cải tội phạm bản địa.

 (2) Vì mục đích đó, các uỷ ban phải thường xuyên tham vấn các cấp hành chính bản địa và những cá nhân có khả năng về vấn đề bản địa.”

 

*————————————————–*

CÁC CHƯƠNG CỦA NGUYÊN BẢN TIẾNG PHÁP

  1. Lời giới thiệu
  1. Nhân viên trại giam và quản lý trại giam

Bối cảnh

Các giá trị và truyền thông

Vị trí của trại giam trong bộ máy Nhà nước

Tuyển dụng nhân viên

Đào tạo nhân viên

Các chế độ cho nhân viên

  1. Tù nhân là con người

Bối cảnh

Không bao giờ cho phép tra tấn

Các thủ tục nhập trại giam

Điều kiện sống

Tôn giáo

  1. Tù nhân và sức khỏe

Bối cảnh

Quyền được chăm sóc y tế

Môi trường trong sạch

Chăm sóc từng tù nhân

Nhân viên y tế

  1. Đảm bảo trại giam an ninh, tin cậy và trật tự

Bối cảnh

Cân bằng giữa an ninh và các chương trình tái hòa nhập xã hội

Cân bằng giữa an ninh và tiếp xúc với thế giới bên ngoài

Cân bằng giữa kiểm soát và một cộng đồng sống ngăn nắp

Khi mất kiểm soát và trật tự

Điều kiện an ninh tối đa

Tù nhân cá biệt và quậy phá

  1. Các thủ tục kỷ luật và hình phạt

Bối cảnh

Tính bình đẳng của kỷ luật

Hình phạt phải công bằng và tương ứng

Cách ly

  1. Các hoạt động tích cực và tái hòa nhập xã hội

Bối cảnh

Thừa nhận tù nhân là con người

Lao động và đào tạo

Giáo dục và hoạt động văn hóa

Chuẩn bị để trả lại tự do

  1. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài

Bối cảnh

Thăm nuôi, thư từ, điện thoại

Tiếp cận sách báo, ti-vi và ra-đi-ô

Tù nhân nước ngoài

  1. Yêu cầu và khiếu nại

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

  1. Các thủ tục thanh tra

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

Báo cáo, phản hồi sau thanh tra

  1. Người bị tạm giữ, tạm giam và tù nhân chưa bị kết án

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

Quyền có đại diện là luật sư

Quản lý người bị tạm giữ, tạm giam

Các tù nhân chưa có án

  1. Tù nhân chưa thành niên, thanh niên

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

  1. Tù nhân nữ

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

  1. Tù chung thân và tù án dài

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

Tù nhân cao tuổi

  1. Tù tử hình

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

  1. Thừa nhận tính đa nguyên

Bối cảnh

Các văn bản quốc tế

Áp dụng thực tế

  1. Sử dụng trại giam và các lựa chọn không giam giữ

Bối cảnh

Ứng xử sau tuyên án

Các hình phạt không giam giữ

  1. Phụ lục

Các văn bản công cụ liên quan trực tiếp tới quyền con người

 

———————————————-