Ts. Nguyễn Đình Thắng, BPSOS, ngày 26 tháng 3, 2017
Sách lược quốc tế vận của BPSOS trong năm 2017 sẽ thêm một trọng tâm: bài trừ nạn cướp đất và tài sản của dân ngày càng tràn lan ở Việt Nam. Trước đến giờ, người Việt quen dùng cụm từ “dân oan” để mô tả tình trạng này. Chúng tôi sẽ dùng cụm từ “cướp đất” (tiếng Anh là “land grab”) cho phù hợp với trào lưu của thế giới. Xin đọc thêm bài “Hành Pháp Trump và vấn đề nhân quyền Việt Nam”.
Chúng tôi (BPSOS) đã quan tâm và theo dõi tình trạng này từ 12 năm nay. Năm 2005, chúng tôi hỗ trợ một nhóm luật sư và sinh viên luật ở Hà Nội để giúp các nông dân bị “cướp đất” làm đơn khiếu kiện theo luật quốc gia Việt Nam. Tiếc rằng nỗ lực này bị gián đoạn vào đầu năm 2007 sau khi chính quyền Việt Nam bắt 2 luật sư, và các sinh viên tham gia đã phải lánh mặt hay rời khỏi Việt Nam vì lý do an toàn bản thân. Năm 2010 chúng tôi khởi xướng chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” làm thí điểm cho cách dùng quốc tế vận để đối phó với nạn “cướp đất”. Năm 2012-2014, chúng tôi đề xướng và thúc đẩy nỗ lực “công dân Mỹ đòi tài sản” để thử nghiệm một số điều luật Hoa Kỳ. Năm 2016, qua Diễn Đàn Người Dân ASEAN và qua chiến dịch “Cứu Đông Yên” chúng tôi thử nghiệm phương liên kết và tương trợ ở trong nước và các phong trào toàn khu vực Á Châu – Thái Bình Dương. Xin đọc thêm bài: “‘Dân oan’ Việt Nam: Bước đầu quốc tế vận.”
Qua đó, chúng tôi thử nghiệm và điều chỉnh những phần chính yếu của kế hoạch trước khi chính thức triển khải vào tháng 4 tới đây.
Kế hoạch 5 giai đoạn
Nạn “cướp đất” trở nên ngày càng thêm trầm trọng từ khoảng 1 thập niên rưỡi nay, do chính sách “thu hồi” đất được hợp pháp hoá bởi Luật Đất năm 2003. Muốn thay đổi hiện trạng thì cần làm đúng việc và đúng cách. Đó là căn bản của kế hoạch gồm 5 giai đoạn:
(1) Thu thập thông tin và phân loại hồ sơ: Qua các đợt thử nghiệm dựa trên gần 100 hồ sơ đã thu thập, chúng tôi nay biết rõ loại hồ sơ nào phù hợp nhất với phương thức nào. Trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ thu thập thêm nhiều hồ sơ cướp đất để phân loại chúng theo từng phương thức: quốc tế vận, khai dụng luật Hoa Kỳ, đối chiếu luật quốc gia Việt Nam, vận động toàn vùng Đông Nam Á…
(2) “Rọi đèn pha” lên Việt Nam: Tình trạng cướp đất ở Việt Nam khốc liệt hơn ở nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á nhưng lại ít được sự chú ý của quốc tế. Nguyên nhân chính là vì cuộc tranh đấu của “dân oan” hoàn toàn thiếu truyền thông quốc tế và thiếu phối hợp với phong trào chống cướp đất ở toàn vùng. Khi tiếng nói của người dân còn yếu, áp lực quốc tế có thể làm giảm tình trạng cướp đất, nhưng chỉ ở một số địa phương và trong đoản kỳ.
(3) Tạo nội lực cho người dân bị ảnh hưởng: Áp lực quốc tế chỉ có tác dụng tạm thời để tạo không gian tương đối an toàn cho người dân ở Việt Nam tập hợp lại, rồi tăng quy củ về tổ chức, phát triển nội lực và tính chuyên môn, nới rộng sự liên kết trong nước, và phối hợp trực tiếp với các phong trào chống cướp đất trong vùng và trên thế giới. Chỉ khi các thành phần “dân oan” có đủ lực thì mới có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
(4) Đẩy lùi nạn cướp đất ở địa phương: Qua một số trường hợp tiêu biểu được chọn một cách chiến lược, chúng tôi sẽ chặn đứng chính sách cướp đất ở một số địa phương để chứng minh cách làm hiệu quả, làm mẫu cho các thành phần “dân oan” thực hiện theo. Đồng thời chúng tôi sẽ cho các chính quyền địa phương thấy rằng họ sẽ không thể vượt qua luật quốc gia và vi phạm luật quốc tế một cách vô tội vạ.
(5) Đẩy lùi chính sách và luật quốc gia khuyến khích nạn cướp đất: Mục tiêu thứ nhất của giai đoạn này là áp lực chính quyền Việt Nam cải tổ luật đất, luật nhà để ngăn ngừa tình trạng chính quyền địa phương tuỳ tiện cướp đất và bất động sản của người dân. Mục tiêu thứ hai, mang tính trường kỳ, là đòi hỏi chế độ trả lại quyền sở hữu đất cho người dân. Xin đọc thêm bài “Đất nuôi dân, dân giữ đất”.
Người trong nước phải làm gì?
Theo dõi nỗ lực tranh đấu của “dân oan” trong 12 năm qua, tôi thấy nó thiếu hẳn 3 yếu tố cần thiết: quốc tế vận, tính chuyên môn, và sự phối hợp. Các lĩnh vực này đòi hỏi khả năng hoạt động ở cấp mà có lẽ chính nạn nhân bị cướp đất khó đáp ứng, cho nên cần sự tiếp ứng của những thành phần có khả năng trong xã hội về luật quốc gia, luật quốc tế, truy cứu thông tin, thu thập và phân tích dữ kiện, lập hồ sơ, dịch thuật, giao tiếp khu vực và quốc tế…
Chẳng hạn, những luật sư đã từng giúp hồ sơ “dân oan” có thể cùng nghiên cứu và lọc ra một số hồ sơ để dùng làm căn cứ cho cuộc đấu tranh pháp lý trước việc thu hồi và cưỡng chế đất, bằng cách vận dụng luật quốc gia và các tiêu chuẩn của luật quốc tế. Hoặc một số người quan tâm đến tình trạng “dân oan” hay chính thành phần có năng lực trong cộng đồng “dân oan” có thể hình thành các tổ chức xã hội dân sự chuyên giúp về pháp lý cho các nạn nhân bị cướp đất, chuyên vận động các cơ quan Liên Hiệp Quốc, hội nhập các phong trào chống cướp đất trong khu vực hay trên thế giới, hay tham gia quốc tế vận. Chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn.
Và mọi người quan tâm ở trong nước đều có thể thành lập những nhóm địa phương để giúp chúng tôi thu thập thông tin theo từng loại hồ sơ mà chúng tôi sẽ công bố, và giúp phổ biến những thông báo và tin tức của chúng tôi đến rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là những gia đình đang phải đối mặt với nạn cướp đất.
Người ở hải ngoại có thể làm gì?
Những ai quan tâm đến tình trạng “dân oan” đều có thể góp phần mình, việc này hay việc khác, cách này hay cách khác.
Đơn giản nhất là giúp chúng tôi chuyển thông tin đi thật sâu về trong nước và thật rộng ở hải ngoại, để đến được những vùng sâu vùng xa ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới tự do. Trong việc thu thập hồ sơ cho phù hợp với từng phương thức sử dụng, sự phối hợp về thông tin giữa người ở trong nước và đồng bào ở hải ngoại là rất quan trọng. Ngoài việc thu thập hồ sơ, việc chuyển tin một cách sâu và rộng còn giúp cho sự phối hợp hành động một cách nhịp nhàng giữa người ở trong và ngoài nước.
Những người ở hải ngoại lưu loát cả 2 ngôn ngữ Anh và Việt có thể giúp chúng tôi trong việc dịch thuật tài liệu; những ai có khả năng về biên soạn có thể giúp chúng tôi phối kiểm thông tin và lập hồ sơ; những ai có phương tiện và thời gian thì có thể tham gia với chúng tôi trong các cuộc vận động chính quyền Hoa Kỳ và các quốc gia phương tây.
Những người có khả năng tài chính có thể yểm trợ cho một số tập hợp của các người “dân oan” hay một số tổ chức xã hội dân sự ở trong nước để họ thực hiện các công tác cụ thể nhằm đóng góp cho kế hoạch mà chúng tôi sẽ từng đợt công bố.
Thời điểm
BPSOS chọn năm nay để đưa nạn cướp đất thành trọng tâm chiến lược thứ 3 vì lý do dễ hiểu: (1) Giữa năm 2015, quyền lao động đã được chính thức cài vào chính sách mậu dịch của Hoa Kỳ và của một số quốc gia phương tây đối với Việt Nam, (2) cuối năm 2016, luật tăng cường bảo tự do tôn giáo quốc tế và luật Magnitsky toàn cầu được ban hành ở Hoa Kỳ và đang được nhiều quốc gia Phương Tây hưởng ứng. Xem như chúng tôi đã hoàn tất việc đặt nền móng cho 2 trọng tâm chiến lược về quốc tế vận là quyền lao động và quyền tự do tôn giáo. Nay chúng tôi có thể dồn bớt nỗ lực và thời gian cho trọng tâm thứ 3: nạn cướp đất.
Chúng tôi dự phóng thời gian để hoàn tất cả 5 giai đoạn được vạch ra ở đầu bài sẽ là 5 năm. Nếu có sự tiếp tay tích cực của đông đảo đồng bào ở trong và ngoài nước, thời gian có thể sẽ ngắn hơn; nếu có những yếu tố trở ngại nẩy sinh, thời gian có thể sẽ dài hơn đôi chút. Tuy nhiên, sẽ không phải chờ đến 5 năm mới bắt đầu thấy hiệu quả. Chúng tôi sẽ công bố những mục tiêu cụ thể và định lượng được để mọi người có thể theo dõi và phối kiểm theo từng mốc điểm thời gian 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…
Một điều cần khẳng định là chúng tôi không chủ trương và cũng không đủ năng lực để giải quyết cho tất cả và từng hồ sơ “cướp đất”. Chúng tôi sẽ không làm hộ công việc của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam, và sẽ không đóng vai “ban tiếp dân” hay thay thế các bộ phận nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của dân. Chúng tôi sẽ thu thập nhiều hồ sơ để từ đó chọn ra một số nhỏ mang tính cách tiêu biểu nhằm làm mẫu mực cho những người “dân oan” chọn đúng việc và làm đúng cách để bảo vệ cho quyền và lợi ích của chính mình.
Chúng tôi sẽ vạch hướng đi, dọn bớt một số chướng ngại, và tăng yếu tố an toàn và thuận lợi nhưng chính những người bị nạn phải chủ động dấn bước và hành động. Không có cách nào khác hơn.
March 27, 2017
BPSOS: Kế hoạch 5 năm cho các thành phần “dân oan” tự bảo vệ quyền và lợi ích
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ts. Nguyễn Đình Thắng, BPSOS, ngày 26 tháng 3, 2017
Sách lược quốc tế vận của BPSOS trong năm 2017 sẽ thêm một trọng tâm: bài trừ nạn cướp đất và tài sản của dân ngày càng tràn lan ở Việt Nam. Trước đến giờ, người Việt quen dùng cụm từ “dân oan” để mô tả tình trạng này. Chúng tôi sẽ dùng cụm từ “cướp đất” (tiếng Anh là “land grab”) cho phù hợp với trào lưu của thế giới. Xin đọc thêm bài “Hành Pháp Trump và vấn đề nhân quyền Việt Nam”.
Chúng tôi (BPSOS) đã quan tâm và theo dõi tình trạng này từ 12 năm nay. Năm 2005, chúng tôi hỗ trợ một nhóm luật sư và sinh viên luật ở Hà Nội để giúp các nông dân bị “cướp đất” làm đơn khiếu kiện theo luật quốc gia Việt Nam. Tiếc rằng nỗ lực này bị gián đoạn vào đầu năm 2007 sau khi chính quyền Việt Nam bắt 2 luật sư, và các sinh viên tham gia đã phải lánh mặt hay rời khỏi Việt Nam vì lý do an toàn bản thân. Năm 2010 chúng tôi khởi xướng chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” làm thí điểm cho cách dùng quốc tế vận để đối phó với nạn “cướp đất”. Năm 2012-2014, chúng tôi đề xướng và thúc đẩy nỗ lực “công dân Mỹ đòi tài sản” để thử nghiệm một số điều luật Hoa Kỳ. Năm 2016, qua Diễn Đàn Người Dân ASEAN và qua chiến dịch “Cứu Đông Yên” chúng tôi thử nghiệm phương liên kết và tương trợ ở trong nước và các phong trào toàn khu vực Á Châu – Thái Bình Dương. Xin đọc thêm bài: “‘Dân oan’ Việt Nam: Bước đầu quốc tế vận.”
Qua đó, chúng tôi thử nghiệm và điều chỉnh những phần chính yếu của kế hoạch trước khi chính thức triển khải vào tháng 4 tới đây.
Kế hoạch 5 giai đoạn
Nạn “cướp đất” trở nên ngày càng thêm trầm trọng từ khoảng 1 thập niên rưỡi nay, do chính sách “thu hồi” đất được hợp pháp hoá bởi Luật Đất năm 2003. Muốn thay đổi hiện trạng thì cần làm đúng việc và đúng cách. Đó là căn bản của kế hoạch gồm 5 giai đoạn:
(1) Thu thập thông tin và phân loại hồ sơ: Qua các đợt thử nghiệm dựa trên gần 100 hồ sơ đã thu thập, chúng tôi nay biết rõ loại hồ sơ nào phù hợp nhất với phương thức nào. Trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ thu thập thêm nhiều hồ sơ cướp đất để phân loại chúng theo từng phương thức: quốc tế vận, khai dụng luật Hoa Kỳ, đối chiếu luật quốc gia Việt Nam, vận động toàn vùng Đông Nam Á…
(2) “Rọi đèn pha” lên Việt Nam: Tình trạng cướp đất ở Việt Nam khốc liệt hơn ở nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á nhưng lại ít được sự chú ý của quốc tế. Nguyên nhân chính là vì cuộc tranh đấu của “dân oan” hoàn toàn thiếu truyền thông quốc tế và thiếu phối hợp với phong trào chống cướp đất ở toàn vùng. Khi tiếng nói của người dân còn yếu, áp lực quốc tế có thể làm giảm tình trạng cướp đất, nhưng chỉ ở một số địa phương và trong đoản kỳ.
(3) Tạo nội lực cho người dân bị ảnh hưởng: Áp lực quốc tế chỉ có tác dụng tạm thời để tạo không gian tương đối an toàn cho người dân ở Việt Nam tập hợp lại, rồi tăng quy củ về tổ chức, phát triển nội lực và tính chuyên môn, nới rộng sự liên kết trong nước, và phối hợp trực tiếp với các phong trào chống cướp đất trong vùng và trên thế giới. Chỉ khi các thành phần “dân oan” có đủ lực thì mới có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
(4) Đẩy lùi nạn cướp đất ở địa phương: Qua một số trường hợp tiêu biểu được chọn một cách chiến lược, chúng tôi sẽ chặn đứng chính sách cướp đất ở một số địa phương để chứng minh cách làm hiệu quả, làm mẫu cho các thành phần “dân oan” thực hiện theo. Đồng thời chúng tôi sẽ cho các chính quyền địa phương thấy rằng họ sẽ không thể vượt qua luật quốc gia và vi phạm luật quốc tế một cách vô tội vạ.
(5) Đẩy lùi chính sách và luật quốc gia khuyến khích nạn cướp đất: Mục tiêu thứ nhất của giai đoạn này là áp lực chính quyền Việt Nam cải tổ luật đất, luật nhà để ngăn ngừa tình trạng chính quyền địa phương tuỳ tiện cướp đất và bất động sản của người dân. Mục tiêu thứ hai, mang tính trường kỳ, là đòi hỏi chế độ trả lại quyền sở hữu đất cho người dân. Xin đọc thêm bài “Đất nuôi dân, dân giữ đất”.
Người trong nước phải làm gì?
Theo dõi nỗ lực tranh đấu của “dân oan” trong 12 năm qua, tôi thấy nó thiếu hẳn 3 yếu tố cần thiết: quốc tế vận, tính chuyên môn, và sự phối hợp. Các lĩnh vực này đòi hỏi khả năng hoạt động ở cấp mà có lẽ chính nạn nhân bị cướp đất khó đáp ứng, cho nên cần sự tiếp ứng của những thành phần có khả năng trong xã hội về luật quốc gia, luật quốc tế, truy cứu thông tin, thu thập và phân tích dữ kiện, lập hồ sơ, dịch thuật, giao tiếp khu vực và quốc tế…
Chẳng hạn, những luật sư đã từng giúp hồ sơ “dân oan” có thể cùng nghiên cứu và lọc ra một số hồ sơ để dùng làm căn cứ cho cuộc đấu tranh pháp lý trước việc thu hồi và cưỡng chế đất, bằng cách vận dụng luật quốc gia và các tiêu chuẩn của luật quốc tế. Hoặc một số người quan tâm đến tình trạng “dân oan” hay chính thành phần có năng lực trong cộng đồng “dân oan” có thể hình thành các tổ chức xã hội dân sự chuyên giúp về pháp lý cho các nạn nhân bị cướp đất, chuyên vận động các cơ quan Liên Hiệp Quốc, hội nhập các phong trào chống cướp đất trong khu vực hay trên thế giới, hay tham gia quốc tế vận. Chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn.
Và mọi người quan tâm ở trong nước đều có thể thành lập những nhóm địa phương để giúp chúng tôi thu thập thông tin theo từng loại hồ sơ mà chúng tôi sẽ công bố, và giúp phổ biến những thông báo và tin tức của chúng tôi đến rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là những gia đình đang phải đối mặt với nạn cướp đất.
Người ở hải ngoại có thể làm gì?
Những ai quan tâm đến tình trạng “dân oan” đều có thể góp phần mình, việc này hay việc khác, cách này hay cách khác.
Đơn giản nhất là giúp chúng tôi chuyển thông tin đi thật sâu về trong nước và thật rộng ở hải ngoại, để đến được những vùng sâu vùng xa ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới tự do. Trong việc thu thập hồ sơ cho phù hợp với từng phương thức sử dụng, sự phối hợp về thông tin giữa người ở trong nước và đồng bào ở hải ngoại là rất quan trọng. Ngoài việc thu thập hồ sơ, việc chuyển tin một cách sâu và rộng còn giúp cho sự phối hợp hành động một cách nhịp nhàng giữa người ở trong và ngoài nước.
Những người ở hải ngoại lưu loát cả 2 ngôn ngữ Anh và Việt có thể giúp chúng tôi trong việc dịch thuật tài liệu; những ai có khả năng về biên soạn có thể giúp chúng tôi phối kiểm thông tin và lập hồ sơ; những ai có phương tiện và thời gian thì có thể tham gia với chúng tôi trong các cuộc vận động chính quyền Hoa Kỳ và các quốc gia phương tây.
Những người có khả năng tài chính có thể yểm trợ cho một số tập hợp của các người “dân oan” hay một số tổ chức xã hội dân sự ở trong nước để họ thực hiện các công tác cụ thể nhằm đóng góp cho kế hoạch mà chúng tôi sẽ từng đợt công bố.
Thời điểm
BPSOS chọn năm nay để đưa nạn cướp đất thành trọng tâm chiến lược thứ 3 vì lý do dễ hiểu: (1) Giữa năm 2015, quyền lao động đã được chính thức cài vào chính sách mậu dịch của Hoa Kỳ và của một số quốc gia phương tây đối với Việt Nam, (2) cuối năm 2016, luật tăng cường bảo tự do tôn giáo quốc tế và luật Magnitsky toàn cầu được ban hành ở Hoa Kỳ và đang được nhiều quốc gia Phương Tây hưởng ứng. Xem như chúng tôi đã hoàn tất việc đặt nền móng cho 2 trọng tâm chiến lược về quốc tế vận là quyền lao động và quyền tự do tôn giáo. Nay chúng tôi có thể dồn bớt nỗ lực và thời gian cho trọng tâm thứ 3: nạn cướp đất.
Chúng tôi dự phóng thời gian để hoàn tất cả 5 giai đoạn được vạch ra ở đầu bài sẽ là 5 năm. Nếu có sự tiếp tay tích cực của đông đảo đồng bào ở trong và ngoài nước, thời gian có thể sẽ ngắn hơn; nếu có những yếu tố trở ngại nẩy sinh, thời gian có thể sẽ dài hơn đôi chút. Tuy nhiên, sẽ không phải chờ đến 5 năm mới bắt đầu thấy hiệu quả. Chúng tôi sẽ công bố những mục tiêu cụ thể và định lượng được để mọi người có thể theo dõi và phối kiểm theo từng mốc điểm thời gian 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…
Một điều cần khẳng định là chúng tôi không chủ trương và cũng không đủ năng lực để giải quyết cho tất cả và từng hồ sơ “cướp đất”. Chúng tôi sẽ không làm hộ công việc của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam, và sẽ không đóng vai “ban tiếp dân” hay thay thế các bộ phận nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của dân. Chúng tôi sẽ thu thập nhiều hồ sơ để từ đó chọn ra một số nhỏ mang tính cách tiêu biểu nhằm làm mẫu mực cho những người “dân oan” chọn đúng việc và làm đúng cách để bảo vệ cho quyền và lợi ích của chính mình.
Chúng tôi sẽ vạch hướng đi, dọn bớt một số chướng ngại, và tăng yếu tố an toàn và thuận lợi nhưng chính những người bị nạn phải chủ động dấn bước và hành động. Không có cách nào khác hơn.