Logo Facebook trên smart phone và laptop. Ảnh chụp ở London ngày 21 tháng 11 năm 2016.
RFA | 27.03.2017
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người có những bài viết và video chỉ trích chính quyền trên các trang mạng xã hội như Facebook hay youtube.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền Quốc tế cho rằng đây có thể là một làn sóng đàn áp mới của chính quyền nhằm hạn chế thông tin bất lợi cho chính quyền trên các trang mạng xã hội..
Kiểm soát thông tin trên mạng xã hội
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch nói với đài Á châu tự do:
Theo tôi rõ ràng là chính phủ Việt Nam đang tìm cách đối phó với một số những người hoạt động xã hội trên facebook vì họ nhận ra rằng facebook bây giờ là một công cụ mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam. Điều mà họ tìm kiếm không nhất thiết phải là những người nổi tiếng trên thế giới mà chỉ là những người có nhiều người theo trên Facebook ở Việt Nam. Họ tìm cách tấn công những người dẫn đầu đưa ý kiến ở đây. Tất cả là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Việt Nam đã cho bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người thường xuyên có các bài viết, nhận xét hay video clip trên các trang mạng xã hội hay youtube chỉ trích chính quyền hay kêu gọi biểu tình. Trường hợp gần đây nhất là facebooker Đăng Solomon, tên thật là Nguyễn Hữu Đăng. Lệnh bắt khẩn cấp vào ngày 24 tháng 3 của công an thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc facebooker này tôi tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, điều luật vốn bị các tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ trích là mù mờ và thường được chính phủ dùng để đàn áp các tiếng nói đối lập.
Tất cả là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi.
– Ông Phil Robertson
Đây cũng là điều luật mà Việt Nam áp dụng để bắt giữ hai facebooker khác trước đó là Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh. Hai người này bị bắt vào các ngày 17 tháng 3 và 21 tháng 3. Vào hồi đầu tháng 3, chính quyền cũng bắt giữ hai facebooker khác là Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vì cáo buộc phát tán các clip có nội dung xấu trên mạng xã hội. Trước khi bị bắt một ngày, facebooker Nguyễn Văn Điển đã chia sẻ facebook live ‘hướng dẫn biểu tình đúng luật’.
Không chỉ dừng ở việc bắt giữ những facebooker có những bài viết, video chỉ trích chế độ, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng cảnh báo các công ty hoạt động ở Việt Nam không nên quảng cáo trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như youtube hay facebook cho đến khi những mạng này tìm được cách ngăn chặn các thông tin xấu chống chế độ.
Trong một cuộc họp vào hồi giữa tháng này với các công ty hoạt động ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết dù chính phủ đã thúc ép các công ty nhu Youtube, Google tìm cách ngăn cản những video clip ‘xấu độc’ với chế độ nhưng hiện tại công ty Google mới chỉ đồng ý gỡ 42 video clip trong số khoảng 8,000 video clip được cho là xấu.
Đe dọa facebookers
Ông Bùi Hiếu Võ (trái) và anh Phan Kim Khánh, hai người bị bắt trong tháng 3 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. File photo
Việc bắt giữ những facebooker gần đây của chính phủ theo ông Phil Robertson cũng nhằm một mục đích để cảnh báo những nhà hoạt động xã hội và facebooker khác tại Việt Nam
Theo tôi điều mà họ muốn làm nữa là bằng cách bắt giữ những người này họ sẽ làm cho những người khác lo sợ. Nếu họ định nói gì, đăng gì trên facebook thì họ phải lo sợ những gì sẽ xảy ra sau đó. Những người bị bắt bây giờ là những người dung cảm và mạnh dạn nói lên những gì họ nghĩ trên facebook. Có nhiều người theo dõi họ trên facebook thậm chí cổ vũ họ nhưng không hẳn đã đi theo con đường của họ. Chính phủ muốn đe dọa người khác và khiến họ phải tự kiểm duyệt mình khi lên facebook.
Tuy nhiên theo facebooker Nguyễn Lân Thắng ở Hà nội, việc bắt giữ các facebooker không có gì mới:
Trong thời gian vừa qua có những vụ bắt bớ những người hoạt động đấu tranh ở trên mạng internet cũng như hoạt động đấu tranh bên ngoài đường phố. Theo nhận xét của tôi thì thực ra cũng không có gì mới. Thực ra những người bị bắt là những người mà phương pháp và cách thức thể hiện hơi mạnh mẽ quá chẳng hạn, đi hơi xa quá với hoạt động của khối quần chúng ủng hộ, có những người hoạt động đơn lẻ quá và họ không xây dựng được mối quan hệ anh em bạn bè, những người cùng chí hướng để lên tiếng có thể bảo. Từ trước đến nay thì họ cũng không phải là những trường hợp đầu tiên vì đã có những người đấu tranh đã bị bắt bớ, bị những vấn đề liên quan đến chính quyền như vậy rồi.
Theo facebooker Phạm Minh Vũ, việc chính phủ bắt giữ những facebooker sẽ không ngăn cản nổi những facebooker khác nói lên tiếng nói của mình trên các trang mạng xã hội
Quan điểm của mình là mình nói lên sự thật, không có gì mình phải thay đổi cách nói. Theo văn phong của mình từ trước đến giờ thì mình cứ duy trì như thế. Em thấy theo dõi trên youtube, họ nói rất hay và người ta xem rất nhiều. Họ nói không có gì là quá đáng hay không có gì sai sự thực cả. Trên youtube hay bài viết thì mình vẫn duy trì như thế thôi.
Bất chấp những nỗ lực nhằm quyền soát truyền thông mạng, chính phủ Việt Nam đã không thể làm được điều mình muốn.
– Giáo sư Zachary Abuza
Theo giáo sư Zachary Abuza thuộc Học viện Chiến tranh của Mỹ, một người theo dõi chặt chẽ và có nhiều bài viết về tình hình Việt Nam, việc chính quyền tìm cách kiểm soát các trang mạng xã hội nhằm kiểm soát thông tin là rất khó thực hiện vì sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự phổ cập của internet tại Việt nam:
Bất chấp những nỗ lực nhằm quyền soát truyền thông mạng, chính phủ Việt Nam đã không thể làm được điều mình muốn. Sự thâm nhập internet ở Việt Nam cao thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Nó còn cao hơn cả những nước có sự dân chủ hơn trong xã hội dân sự, sự thâm nhập internet ở thành thị còn cao hơn ở nông thôn, và điều này sẽ không thay đổi. Việt Nam có sự tăng trưởng cao trong điện thoại di động thông minh và các ứng dụng. Chính phủ Việt Nam cố gắng kiểm duyệt mà không được. Có quá nhiều trang mạng, nhiều trang mạng là trang ảo ở các trang khác tại nước ngoài mà chính phủ không thể kiểm soát được.
Phúc trình thường niên về tự do internet 2016 của Tổ chức Freedom House công bố hồi cuối năm ngoái xếp Việt Nam vào hạng 76 trong số 88 quốc gia về tự do internet. Tổ chức này cho rằng chính phủ Việt Nam vẫn duy trì chính sách kiểm soát internet, hạn chế thông tin và tiếp tục vi phạm quyền của người sử dụng mạng.
March 28, 2017
Quốc tế lên án Việt Nam hạn chế thông tin trên mạng xã hội
by HR Defender • [Human Rights]
Logo Facebook trên smart phone và laptop. Ảnh chụp ở London ngày 21 tháng 11 năm 2016.
RFA | 27.03.2017
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người có những bài viết và video chỉ trích chính quyền trên các trang mạng xã hội như Facebook hay youtube.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền Quốc tế cho rằng đây có thể là một làn sóng đàn áp mới của chính quyền nhằm hạn chế thông tin bất lợi cho chính quyền trên các trang mạng xã hội..
Kiểm soát thông tin trên mạng xã hội
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch nói với đài Á châu tự do:
Theo tôi rõ ràng là chính phủ Việt Nam đang tìm cách đối phó với một số những người hoạt động xã hội trên facebook vì họ nhận ra rằng facebook bây giờ là một công cụ mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam. Điều mà họ tìm kiếm không nhất thiết phải là những người nổi tiếng trên thế giới mà chỉ là những người có nhiều người theo trên Facebook ở Việt Nam. Họ tìm cách tấn công những người dẫn đầu đưa ý kiến ở đây. Tất cả là nhằm hạn chế quyền tự do thông tin, ngăn cản những luồng thông tin khác đến người dân qua mạng xã hội mà họ không thể kiểm soát nổi.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Việt Nam đã cho bắt giữ ít nhất 5 facebookers là những người thường xuyên có các bài viết, nhận xét hay video clip trên các trang mạng xã hội hay youtube chỉ trích chính quyền hay kêu gọi biểu tình. Trường hợp gần đây nhất là facebooker Đăng Solomon, tên thật là Nguyễn Hữu Đăng. Lệnh bắt khẩn cấp vào ngày 24 tháng 3 của công an thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc facebooker này tôi tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, điều luật vốn bị các tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ trích là mù mờ và thường được chính phủ dùng để đàn áp các tiếng nói đối lập.
Đây cũng là điều luật mà Việt Nam áp dụng để bắt giữ hai facebooker khác trước đó là Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh. Hai người này bị bắt vào các ngày 17 tháng 3 và 21 tháng 3. Vào hồi đầu tháng 3, chính quyền cũng bắt giữ hai facebooker khác là Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vì cáo buộc phát tán các clip có nội dung xấu trên mạng xã hội. Trước khi bị bắt một ngày, facebooker Nguyễn Văn Điển đã chia sẻ facebook live ‘hướng dẫn biểu tình đúng luật’.
Không chỉ dừng ở việc bắt giữ những facebooker có những bài viết, video chỉ trích chế độ, Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng cảnh báo các công ty hoạt động ở Việt Nam không nên quảng cáo trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như youtube hay facebook cho đến khi những mạng này tìm được cách ngăn chặn các thông tin xấu chống chế độ.
Trong một cuộc họp vào hồi giữa tháng này với các công ty hoạt động ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết dù chính phủ đã thúc ép các công ty nhu Youtube, Google tìm cách ngăn cản những video clip ‘xấu độc’ với chế độ nhưng hiện tại công ty Google mới chỉ đồng ý gỡ 42 video clip trong số khoảng 8,000 video clip được cho là xấu.
Đe dọa facebookers
Ông Bùi Hiếu Võ (trái) và anh Phan Kim Khánh, hai người bị bắt trong tháng 3 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. File photo
Việc bắt giữ những facebooker gần đây của chính phủ theo ông Phil Robertson cũng nhằm một mục đích để cảnh báo những nhà hoạt động xã hội và facebooker khác tại Việt Nam
Theo tôi điều mà họ muốn làm nữa là bằng cách bắt giữ những người này họ sẽ làm cho những người khác lo sợ. Nếu họ định nói gì, đăng gì trên facebook thì họ phải lo sợ những gì sẽ xảy ra sau đó. Những người bị bắt bây giờ là những người dung cảm và mạnh dạn nói lên những gì họ nghĩ trên facebook. Có nhiều người theo dõi họ trên facebook thậm chí cổ vũ họ nhưng không hẳn đã đi theo con đường của họ. Chính phủ muốn đe dọa người khác và khiến họ phải tự kiểm duyệt mình khi lên facebook.
Tuy nhiên theo facebooker Nguyễn Lân Thắng ở Hà nội, việc bắt giữ các facebooker không có gì mới:
Trong thời gian vừa qua có những vụ bắt bớ những người hoạt động đấu tranh ở trên mạng internet cũng như hoạt động đấu tranh bên ngoài đường phố. Theo nhận xét của tôi thì thực ra cũng không có gì mới. Thực ra những người bị bắt là những người mà phương pháp và cách thức thể hiện hơi mạnh mẽ quá chẳng hạn, đi hơi xa quá với hoạt động của khối quần chúng ủng hộ, có những người hoạt động đơn lẻ quá và họ không xây dựng được mối quan hệ anh em bạn bè, những người cùng chí hướng để lên tiếng có thể bảo. Từ trước đến nay thì họ cũng không phải là những trường hợp đầu tiên vì đã có những người đấu tranh đã bị bắt bớ, bị những vấn đề liên quan đến chính quyền như vậy rồi.
Theo facebooker Phạm Minh Vũ, việc chính phủ bắt giữ những facebooker sẽ không ngăn cản nổi những facebooker khác nói lên tiếng nói của mình trên các trang mạng xã hội
Quan điểm của mình là mình nói lên sự thật, không có gì mình phải thay đổi cách nói. Theo văn phong của mình từ trước đến giờ thì mình cứ duy trì như thế. Em thấy theo dõi trên youtube, họ nói rất hay và người ta xem rất nhiều. Họ nói không có gì là quá đáng hay không có gì sai sự thực cả. Trên youtube hay bài viết thì mình vẫn duy trì như thế thôi.
Theo giáo sư Zachary Abuza thuộc Học viện Chiến tranh của Mỹ, một người theo dõi chặt chẽ và có nhiều bài viết về tình hình Việt Nam, việc chính quyền tìm cách kiểm soát các trang mạng xã hội nhằm kiểm soát thông tin là rất khó thực hiện vì sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự phổ cập của internet tại Việt nam:
Bất chấp những nỗ lực nhằm quyền soát truyền thông mạng, chính phủ Việt Nam đã không thể làm được điều mình muốn. Sự thâm nhập internet ở Việt Nam cao thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Nó còn cao hơn cả những nước có sự dân chủ hơn trong xã hội dân sự, sự thâm nhập internet ở thành thị còn cao hơn ở nông thôn, và điều này sẽ không thay đổi. Việt Nam có sự tăng trưởng cao trong điện thoại di động thông minh và các ứng dụng. Chính phủ Việt Nam cố gắng kiểm duyệt mà không được. Có quá nhiều trang mạng, nhiều trang mạng là trang ảo ở các trang khác tại nước ngoài mà chính phủ không thể kiểm soát được.
Phúc trình thường niên về tự do internet 2016 của Tổ chức Freedom House công bố hồi cuối năm ngoái xếp Việt Nam vào hạng 76 trong số 88 quốc gia về tự do internet. Tổ chức này cho rằng chính phủ Việt Nam vẫn duy trì chính sách kiểm soát internet, hạn chế thông tin và tiếp tục vi phạm quyền của người sử dụng mạng.