Blogger Mẹ Nấm (giữa) cùng hai con.
RFA | 29.03.2017
Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm 29/3/2017 đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là “Người Phụ Nữ Can Đảm Trên Thế Giới Năm 2017”.
Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của Mẹ Nấm, hiện phải chăm sóc cho hai đứa cháu ngoại và là người phải thăm nuôi con gái trong trại tạm giam; cũng như suốt bao năm qua từng một số lần phải đi đòi con khi bị công an sách nhiễu, bị buộc đi làm việc qua hình thức mà nhiều người thừa nhận là ‘bắt cóc’. Bà Tuyết Lan nói rõ quan điểm của bản thân bà đối với những hoạt động của con gái trong thời gian qua:
“Việc giúp người là bổn phận. Ở xứ tự do thì đó là chuyện bình thường, nhưng ở Việt Nam lại là không bình thường do đó hoạt động rồi bị bắt là thường.”
Những người từng hoạt động cùng blogger Mẹ Nấm đều thừa nhận về những đóng góp của cô cho phong trào đấu tranh chung như thừa nhận của anh Dương Đại Triều Lâm:
“Tôi đánh giá việc làm của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tác động rất là lớn và nó đã tạo một động lực cũng như là khơi dậy cá nhân tôi về lên tiếng cho các quyền tự do dân chủ dân quyền tại Việt Nam.”
Việc giúp người là bổn phận. Ở xứ tự do thì đó là chuyện bình thường, nhưng ở Việt Nam lại là không bình thường do đó hoạt động rồi bị bắt là thường.
– Bà Nguyễn thị Tuyết Lan
Cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên trình bày lại một số hoạt động đáng chú ý của blogger Mẹ Nấm:
“Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có thể được nói là một trong những blogger mạnh mẽ cho vấn đề bảo vệ môi trường và phản đối công ty Formosa xả thải ra gây thảm họa môi trường tại Việt Nam.”
Cô Trịnh Kim Tiến, con của một nạn nhân bị công an đánh chết và từ đó tham gia công tác xã hội cũng có nhận xét về blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:
“Chị Quỳnh đã nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc cũng như viết bài về cái nguy cơ tiềm ẩn mà Trung Quốc đang lâm le vào đất nước mình. Ngoài ra chị Quỳnh còn tham gia rất nhiều hoạt động dân sinh khác như bảo vệ môi trường. Đây cũng có thể là lý do chính chị bị bắt. ”
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói rõ biện pháp bắt giữ blogger Mẹ Nấm do lực lượng chức năng tiến hành Việt Nam xuất phát từ nỗi lo sợ của Hà Nội trước những tiếng nói công khai về các vấn nạn hiện nay của đất nước:
“Mặc dù trước đó chính quyền cũng nhiều lần đe dọa với nhiều hình thức khác nhau nhưng Blogger Mẹ Nấm đã không chịu im lặng và những gì chị lên tiếng đã nhận được sự hưởng ứng cũng như tác động rất là lớn đến suy nghĩ của tầng lớn trẻ cũng như những tầng lớp khác tại Việt Nam và đã khơi dậy làn sóng đấu tranh rất là mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Điều đó đã làm cho chính quyền cảm thấy rất là lo ngại.”
Vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt sau khi cô cùng mẹ của facebooker Nguyễn Hữu Quốc Duy đang thụ án tù tại Trại Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa đến đòi quyền được thăm nuôi tù nhân lương tâm này.
Cơ quan chức năng đưa lệnh bắt blogger Mẹ Nấm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam’.
Lần đầu tiên cô bị bắt 10 ngày để thẩm vấn là vào tháng 9 năm 2009 khi đưa ra những áo thun có in dòng chữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; cũng như phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên hủy hoại môi trường.
Việc làm của blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tác động rất là lớn và nó đã tạo một động lực cũng như là khơi dậy cá nhân tôi về lên tiếng cho các quyền tự do dân chủ dân quyền tại Việt Nam.
– Dương Đại Triều Lâm
Cô từng bị lực lượng công an và an ninh bắt giữ và làm việc nhiều lần, như vào tháng 5 năm 2013 sau khi phát Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay ghi dòng chữ ‘Quyền của con người phải được tôn trọng’.
Nhóm của cô cũng bị tạm giữ vào tháng tư năm 2014 trước khi có thể thực hiện cuộc thảo luận với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’.
Trong năm 2015, 2016 blooger Mẹ Nấm tham gia một số cuộc biểu tình và cũng bị bắt, bị đánh như trong các cuộc biểu tình đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Già và phản đối Formosa gây thảm họa môi trường cá chết…
Cô cũng từng bị ngăn chặn không cho rời khỏi Nha Trang trong một số dịp. Cô bị ngăn không cho xuất cảnh vào giữa tháng 12 năm 2013.
Dù bị ngăn chặn trong nước như thế; nhưng hoạt động của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận. Đó là Human Rights Watch trao cho cô giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010. Đến năm 2015, cô nhận được giải thưởng Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.
Dù được các tổ chức trao giải nhưng cô không thể đi nhận vì tương tự nhiều nhà hoạt động xã hội khác tại Việt Nam, cơ quan chức năng Hà Nội không cho họ rời khỏi nước.
Ngay sau lần Hà Nội bắt giam blogger Mẹ Nấm vào đầu tháng 10 năm ngoái, nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền và cơ quan ngoại giao các nước lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho nhà đấu tranh này.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Katina Adams, ngay sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt 1 ngày, vào ngày 11 tháng 10 năm ngoái nêu rõ ‘Xu hướng bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa gần đây là rất đáng quan ngại và gây hại khỏa lấp tiến triển về nhân quyền tại Việt Nam’.
March 31, 2017
Blogger Mẹ Nấm – Người phụ nữ can đảm!
by HR Defender • [Human Rights]
Blogger Mẹ Nấm (giữa) cùng hai con.
RFA | 29.03.2017
Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm 29/3/2017 đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là “Người Phụ Nữ Can Đảm Trên Thế Giới Năm 2017”.
Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của Mẹ Nấm, hiện phải chăm sóc cho hai đứa cháu ngoại và là người phải thăm nuôi con gái trong trại tạm giam; cũng như suốt bao năm qua từng một số lần phải đi đòi con khi bị công an sách nhiễu, bị buộc đi làm việc qua hình thức mà nhiều người thừa nhận là ‘bắt cóc’. Bà Tuyết Lan nói rõ quan điểm của bản thân bà đối với những hoạt động của con gái trong thời gian qua:
“Việc giúp người là bổn phận. Ở xứ tự do thì đó là chuyện bình thường, nhưng ở Việt Nam lại là không bình thường do đó hoạt động rồi bị bắt là thường.”
Những người từng hoạt động cùng blogger Mẹ Nấm đều thừa nhận về những đóng góp của cô cho phong trào đấu tranh chung như thừa nhận của anh Dương Đại Triều Lâm:
“Tôi đánh giá việc làm của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tác động rất là lớn và nó đã tạo một động lực cũng như là khơi dậy cá nhân tôi về lên tiếng cho các quyền tự do dân chủ dân quyền tại Việt Nam.”
Cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên trình bày lại một số hoạt động đáng chú ý của blogger Mẹ Nấm:
“Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có thể được nói là một trong những blogger mạnh mẽ cho vấn đề bảo vệ môi trường và phản đối công ty Formosa xả thải ra gây thảm họa môi trường tại Việt Nam.”
Cô Trịnh Kim Tiến, con của một nạn nhân bị công an đánh chết và từ đó tham gia công tác xã hội cũng có nhận xét về blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:
“Chị Quỳnh đã nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc cũng như viết bài về cái nguy cơ tiềm ẩn mà Trung Quốc đang lâm le vào đất nước mình. Ngoài ra chị Quỳnh còn tham gia rất nhiều hoạt động dân sinh khác như bảo vệ môi trường. Đây cũng có thể là lý do chính chị bị bắt. ”
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói rõ biện pháp bắt giữ blogger Mẹ Nấm do lực lượng chức năng tiến hành Việt Nam xuất phát từ nỗi lo sợ của Hà Nội trước những tiếng nói công khai về các vấn nạn hiện nay của đất nước:
“Mặc dù trước đó chính quyền cũng nhiều lần đe dọa với nhiều hình thức khác nhau nhưng Blogger Mẹ Nấm đã không chịu im lặng và những gì chị lên tiếng đã nhận được sự hưởng ứng cũng như tác động rất là lớn đến suy nghĩ của tầng lớn trẻ cũng như những tầng lớp khác tại Việt Nam và đã khơi dậy làn sóng đấu tranh rất là mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Điều đó đã làm cho chính quyền cảm thấy rất là lo ngại.”
Vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt sau khi cô cùng mẹ của facebooker Nguyễn Hữu Quốc Duy đang thụ án tù tại Trại Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa đến đòi quyền được thăm nuôi tù nhân lương tâm này.
Cơ quan chức năng đưa lệnh bắt blogger Mẹ Nấm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam’.
Lần đầu tiên cô bị bắt 10 ngày để thẩm vấn là vào tháng 9 năm 2009 khi đưa ra những áo thun có in dòng chữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; cũng như phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên hủy hoại môi trường.
Cô từng bị lực lượng công an và an ninh bắt giữ và làm việc nhiều lần, như vào tháng 5 năm 2013 sau khi phát Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay ghi dòng chữ ‘Quyền của con người phải được tôn trọng’.
Nhóm của cô cũng bị tạm giữ vào tháng tư năm 2014 trước khi có thể thực hiện cuộc thảo luận với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’.
Trong năm 2015, 2016 blooger Mẹ Nấm tham gia một số cuộc biểu tình và cũng bị bắt, bị đánh như trong các cuộc biểu tình đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Già và phản đối Formosa gây thảm họa môi trường cá chết…
Cô cũng từng bị ngăn chặn không cho rời khỏi Nha Trang trong một số dịp. Cô bị ngăn không cho xuất cảnh vào giữa tháng 12 năm 2013.
Dù bị ngăn chặn trong nước như thế; nhưng hoạt động của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận. Đó là Human Rights Watch trao cho cô giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010. Đến năm 2015, cô nhận được giải thưởng Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.
Dù được các tổ chức trao giải nhưng cô không thể đi nhận vì tương tự nhiều nhà hoạt động xã hội khác tại Việt Nam, cơ quan chức năng Hà Nội không cho họ rời khỏi nước.
Ngay sau lần Hà Nội bắt giam blogger Mẹ Nấm vào đầu tháng 10 năm ngoái, nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền và cơ quan ngoại giao các nước lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho nhà đấu tranh này.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Katina Adams, ngay sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt 1 ngày, vào ngày 11 tháng 10 năm ngoái nêu rõ ‘Xu hướng bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa gần đây là rất đáng quan ngại và gây hại khỏa lấp tiến triển về nhân quyền tại Việt Nam’.