Tuân theo các nguyên tắc căn bản được định rõ trong Hiến chương của Hội, Văn Bút Quốc Tế cổ xúy cho văn chương và quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, đồng thời cam kết phục vụ cho việc truyền tải các tư tưởng một cách tự do trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
Văn Bút Quốc Tế thừa nhận sự lợi ích đầy hứa hẹn của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trong việc bảo vệ và thực thi một nhân quyền căn bản – quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế bày tỏ mối quan ngại trước thực trạng có rất nhiều nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn, nhà viết nhật ký điện tử và nhà báo đang bị sách nhiễu, bức hại vì thực hiện quyền tự do ngôn luận qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Tại nhiều quốc gia, người dân vẫn còn gặp nhiều sự hạn chế, ngăn cản trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Nhiều chính quyền đã lợi dụng các công nghệ kỹ thuật số để trấn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, cùng theo dõi người dân. Các công ty tư nhân và đặc biệt là các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ nhiều lúc đã tiếp tay cho sự kiểm duyệt và theo dõi của chính quyền. Vì những lẽ đó, Văn Bút Quốc Tế tuyên bố như sau :
Điều 1 – Nhắm Mục tiêu Cá nhân
- Tất cả mọi người đều có quyền bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của bản thân một cách tự do qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số mà không phải sợ bị trả thù hay bức hại.
- Mọi cá nhân sử dụng truyền thông kỹ thuật số được bảo vệ đầy đủ về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm như đã được qui định trong các điều luật và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Mọi chính quyền không được bức hại hay trả thù bất kỳ người nào thực hiện việc trao đổi, truyền tải thông tin, quan điểm hay tư tưởng thông qua truyền thông kỹ thuật số.
- Chính các chính quyền phải tích cực bảo vệ quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm trên truyền thông kỹ thuật số bằng việc ban hành và thực thi nghiêm túc các điều luật và tiêu chuẩn cần thiết.
Điều 2 – Kiểm duyệt
- Mọi người có quyền tìm kiếm, thu nhận tin tức và tài liệu qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
- Các chính quyền không nên kiểm duyệt, hạn chế hoặc kiểm soát các tin tức và tài liệu trên truyền thông kỹ thuật số, kể cả các tin tức và tài liệu từ nội địa hay quốc tế.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, mọi hạn chế thông tin trên truyền thông kỹ thuật số, nếu thực hiện, phải tuân thủ các điều luật và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới việc hạn chế quyền tự do phát biểu và bày tỏ quan điểm, chẳng hạn như việc xúi giục bạo động.
- Các chính quyền không nên ngăn chặn hoặc hạn chế việc truy cập, sử dụng truyền thông kỹ thuật số, ngay cả trong các tình trạng khủng hoảng hoặc biến động xã hội. Kiểm soát việc truy cập tới các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đặc biệt trên phạm vi lớn, là việc vi phạm hiển nhiên quyền tự do phát biểu và bày tỏ quan điểm của con người.
- Các chính quyền có nhiệm vụ thúc đẩy và tạo điều kiện để mọi người có thể truy cập đầy đủ tới các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Điều 3 – Giám sát, theo dõi
- Tất cả mọi người có quyền được sống tự do, không phải chịu sự giám sát, theo dõi của chính quyền qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
- Dù kín đáo hay bị lộ, sự giám sát, theo dõi đều gây hại cho ngôn luận vì chính sự giám sát, theo dõi đã xuất phát từ ý định bức hại và chính biện pháp đó khiến cho con người e ngại bị trả thù. Khi công khai, sự giám sát, theo dõi còn gây hại hơn cho quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm vì nó tạo ra tình trạng tự kiểm duyệt.
- Nguyên tắc chung là: các chính quyền không nên tìm cách hạn chế sự trao đổi giữa con người qua truyền thông kỹ thuật số, không nên kiểm soát, dò la việc cá nhân sử dụng, truy cập trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số, cũng không nên gây biến dạng sự phát biểu và bày tỏ của họ hoặc là nói chung, không nên giám sát, theo dõi mọi cá nhân.
- Trong một số hoàn cảnh đặc biệt và nhằm phục vụ cho việc thực thi pháp luật hoặc công tác điều tra về an ninh quốc gia, các chính quyền có thể tiến hành giám sát, theo dõi nhưng sự giám sát, theo dõi đó phải tuân thủ đúng trình tự luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế ví dụ như phải được phép của một tòa án trước khi tiến hành giám sát, theo dõi.
- Quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm bao gồm quyền được tôn trọng sự riêng tư của con người: tất cả luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế hiện tại về tính riêng tư đều có hiệu lực trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số và có thể cần thêm những điều luật mới cho vấn đề này.
- Khi chính quyền thu thập và lưu trữ, kể cả khai thác các dữ liệu hay các tin tức và tài liệu do truyền thông kỹ thuật số tạo ra, phải tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế bảo đảm quyền riêng tư, chẳng hạn như nhứt là yêu cầu về thời gian lưu trữ tối đa, tính chất tương xứng về khối lượng thông tin và phải thông báo rõ ràng cho những người có liên quan.
Điều 4 – Xí nghiệp tư doanh và Nhân Quyền
- Khu vực tư doanh, đặc biệt là các công ty về công nghệ, phải có trách vụ tôn trọng quyền tự do phát biểu và bày tỏ quan điểm cùng các quyền căn bản khác của mọi người.
- Các nguyên tắc nêu ra trong tuyên ngôn này cũng được áp dụng cho khu vực tư nhân.
- Tất cả các công ty buộc phải tôn trọng các nhân quyền căn bản, bao gồm quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm và phải bảo vệ các quyền này ngay cả khi luật pháp và các qui định của quốc gia sở tại không bảo vệ các quyền đó.
- Các công ty trong lĩnh vực công nghệ có nhiệm vụ đánh giá khả năng tác động của các sản phẩm, dịch vụ và các chính sách của mình tới việc thực thi các nhân quyền căn bản tại các quốc gia mà công ty đang hoạt động. Nếu phát hiện thấy có nguy cơ vi phạm hoặc có những vi phạm nhân quyền có mối liên quan không thể tách rời với việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty mình thì cần phải thay đổi, thậm chí phải từ bỏ các kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo sự tôn trọng các nhân quyền căn bản.
- Các công ty về công nghệ cần phải chú tâm đến các nguyên tắc bảo vệ quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm như là một yếu tố trong các hoạt động chính của mình, ví dụ như sản xuất các đồ thiết bị phải bao gồm yếu tố tự bảo vệ quyền riêng tư cho người sử dụng.
- Nếu được xác chứng rằng hoạt động của các công ty về công nghệ dẫn đến việc xâm phạm quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm thì các công ty đó phải bồi thường cho những người bị xâm hại kể cả khi chính quyền sở tại không bắt buộc việc sửa chữa hay đền bù.
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thường Niên Thế Giới kỳ thứ 78 tại Gyeongju, Nam Hàn, tháng Chín năm 2012, đã đồng thanh biểu quyết chấp thuận Bản Tuyên Ngôn này.
Traduction viêtnamienne de Phạm Hồng Sơn, membre honoraire, revue et publiée par Nguyên Hoàng Bảo Viêt, Comité des Ecrivains en prison du Centre Suisse Romand de PEN International.
(Nguồn: http://www.pen-international.org/wp-content/uploads/2014/07/Vietnamese-digital-declaration.pdf
http://www.pen-international.org/declaration-on-digital-freedom-english/
http://www.pen-international.org/pen-declaration-on-digital-freedom/pen-declaration-on-digital-freedom-french-declaration-de-pen-relative-a-la-liberte-numerique/)
April 3, 2017
Tuyên Ngôn của Văn Bút Quốc Tế về Quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm qua Truyền thông Kỹ thuật số
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tuân theo các nguyên tắc căn bản được định rõ trong Hiến chương của Hội, Văn Bút Quốc Tế cổ xúy cho văn chương và quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, đồng thời cam kết phục vụ cho việc truyền tải các tư tưởng một cách tự do trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
Văn Bút Quốc Tế thừa nhận sự lợi ích đầy hứa hẹn của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trong việc bảo vệ và thực thi một nhân quyền căn bản – quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Đồng thời, Văn Bút Quốc Tế bày tỏ mối quan ngại trước thực trạng có rất nhiều nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn, nhà viết nhật ký điện tử và nhà báo đang bị sách nhiễu, bức hại vì thực hiện quyền tự do ngôn luận qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Tại nhiều quốc gia, người dân vẫn còn gặp nhiều sự hạn chế, ngăn cản trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Nhiều chính quyền đã lợi dụng các công nghệ kỹ thuật số để trấn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, cùng theo dõi người dân. Các công ty tư nhân và đặc biệt là các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ nhiều lúc đã tiếp tay cho sự kiểm duyệt và theo dõi của chính quyền. Vì những lẽ đó, Văn Bút Quốc Tế tuyên bố như sau :
Điều 1 – Nhắm Mục tiêu Cá nhân
Điều 2 – Kiểm duyệt
Điều 3 – Giám sát, theo dõi
Điều 4 – Xí nghiệp tư doanh và Nhân Quyền
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thường Niên Thế Giới kỳ thứ 78 tại Gyeongju, Nam Hàn, tháng Chín năm 2012, đã đồng thanh biểu quyết chấp thuận Bản Tuyên Ngôn này.
Traduction viêtnamienne de Phạm Hồng Sơn, membre honoraire, revue et publiée par Nguyên Hoàng Bảo Viêt, Comité des Ecrivains en prison du Centre Suisse Romand de PEN International.
(Nguồn: http://www.pen-international.org/wp-content/uploads/2014/07/Vietnamese-digital-declaration.pdf
http://www.pen-international.org/declaration-on-digital-freedom-english/
http://www.pen-international.org/pen-declaration-on-digital-freedom/pen-declaration-on-digital-freedom-french-declaration-de-pen-relative-a-la-liberte-numerique/)