Các nhà hoạt động dân chủ (từ trái qua): Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, và Lê Công Định trong phiên xử tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 1 năm 2010.
RFA | 07.04.2017
Gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho biết sẽ viết đơn gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang khiếu kiện về những cách đối xử khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng trại giam số 6, Nghệ An.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào buổi chiều ngày 7 tháng 4, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức cho biết.
“Gia đình sẽ làm đơn gửi cho trại giam và chủ tịch nước yêu cầu họ thực hiện đúng luật và tôn trọng thượng tôn pháp luật như Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu vào ngày 17 tháng 2, nói rất nhiều về vấn đề thi hành án, phải thượng tôn pháp luật và tôn trọng quyền con người. Ở đây họ làm ngược lại hết.”
Theo lời ông Tân kể lại, ngày 1 tháng 4 vừa qua, ông cùng với năm thành viên khác trong gia đình đi thăm Trần Huỳnh Duy Thức tại trại giam số 6, Nghệ An và thực tế chứng kiến như sau:
“Mắt ảnh thâm quầng lắm, và ảnh nói là mắt ảnh lúc này như có ruồi nó bu vậy. Gia đình rất lo về vấn đề thiếu sáng này vì không phải là lần đầu. Từ rất lâu rồi, ảnh có yêu cầu nhà gửi cho ảnh mấy cái đèn pin. Anh Thức ít khi nào than phiền về điều kiện trong đó họ đối xử trong đó như thế nào. Khi gọi điện thoại hay viết thư về ảnh nói gửi cho ảnh mấy cái đèn để có thể đọc sách được trong cái điều kiện đó.”
Về điều kiện trong phòng giam Trần Huỳnh Duy Thức, qua lời ông Tân kể lại, là tình trạng “cúp điện” xảy ra liên tục từ tháng 8 năm 2016.
“Nếu trời ở ngoài nắng nhiều thì ở trong còn một chút ánh sáng. Nếu trời chuyển mây hay tối tối, mưa thì ở trong tối thui không thấy gì hết.
Trong đó anh Thức ảnh phải chịu đựng một sự tối tăm. Mùa lạnh này thì còn có thể không là vấn đề, nhưng đến mùa hè nóng nực, oi bức không có điện, vừa nóng, vừa chịu mọi thứ như vậy thì không biết thế nào!”
Ông Tân cho biết rất nhiều những vật dụng gia đình gửi vào cho ông Thức như sách, tài liệu in từ cổng thông tin của chính phủ, đèn LED có vỏ bằng nhựa (qui định của trại giam nghiêm cấm các vật dụng kim loại) đều bị trả về.
Theo lời ông Tân, kể từ khi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển về trại giam số 6 Nghệ An vào đầu tháng 5, năm 2016, những cuộc gặp giữa ông và gia đình diễn ra trong một phòng đặc biệt, nói chuyện qua tai nghe do cách biệt bằng một tấm kính ở giữa. Ông Tân nói rằng phòng giam này có lẽ chỉ dành riêng cho anh của ông hoặc những tù nhân lương tâm như ông Thức.
Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt và bị đưa ra tòa cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Tiến Trung và doanh nhân Lê Thăng Long năm 2009. Ông là người bị kết án nặng nhất. 16 năm tù giam với tội danh ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam trong phiên toà diễn ra năm 2010.
Ông đã hai lần bị chuyển trại giam. Đầu tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển sang trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lần thứ ba là tháng 5 năm 2016 ông bị chuyển ra trại 6, Nghệ An, trại giam được mệnh danh là “khét tiếng bật nhất trong hệ thống nhà tù Việt Nam hiện nay.”
April 8, 2017
Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục bị đối xử khắc nghiệt
by HR Defender • [Human Rights]
Các nhà hoạt động dân chủ (từ trái qua): Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, và Lê Công Định trong phiên xử tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 1 năm 2010.
RFA | 07.04.2017
Gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho biết sẽ viết đơn gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang khiếu kiện về những cách đối xử khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng trại giam số 6, Nghệ An.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào buổi chiều ngày 7 tháng 4, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức cho biết.
“Gia đình sẽ làm đơn gửi cho trại giam và chủ tịch nước yêu cầu họ thực hiện đúng luật và tôn trọng thượng tôn pháp luật như Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu vào ngày 17 tháng 2, nói rất nhiều về vấn đề thi hành án, phải thượng tôn pháp luật và tôn trọng quyền con người. Ở đây họ làm ngược lại hết.”
Theo lời ông Tân kể lại, ngày 1 tháng 4 vừa qua, ông cùng với năm thành viên khác trong gia đình đi thăm Trần Huỳnh Duy Thức tại trại giam số 6, Nghệ An và thực tế chứng kiến như sau:
“Mắt ảnh thâm quầng lắm, và ảnh nói là mắt ảnh lúc này như có ruồi nó bu vậy. Gia đình rất lo về vấn đề thiếu sáng này vì không phải là lần đầu. Từ rất lâu rồi, ảnh có yêu cầu nhà gửi cho ảnh mấy cái đèn pin. Anh Thức ít khi nào than phiền về điều kiện trong đó họ đối xử trong đó như thế nào. Khi gọi điện thoại hay viết thư về ảnh nói gửi cho ảnh mấy cái đèn để có thể đọc sách được trong cái điều kiện đó.”
Về điều kiện trong phòng giam Trần Huỳnh Duy Thức, qua lời ông Tân kể lại, là tình trạng “cúp điện” xảy ra liên tục từ tháng 8 năm 2016.
“Nếu trời ở ngoài nắng nhiều thì ở trong còn một chút ánh sáng. Nếu trời chuyển mây hay tối tối, mưa thì ở trong tối thui không thấy gì hết.
Trong đó anh Thức ảnh phải chịu đựng một sự tối tăm. Mùa lạnh này thì còn có thể không là vấn đề, nhưng đến mùa hè nóng nực, oi bức không có điện, vừa nóng, vừa chịu mọi thứ như vậy thì không biết thế nào!”
Ông Tân cho biết rất nhiều những vật dụng gia đình gửi vào cho ông Thức như sách, tài liệu in từ cổng thông tin của chính phủ, đèn LED có vỏ bằng nhựa (qui định của trại giam nghiêm cấm các vật dụng kim loại) đều bị trả về.
Theo lời ông Tân, kể từ khi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển về trại giam số 6 Nghệ An vào đầu tháng 5, năm 2016, những cuộc gặp giữa ông và gia đình diễn ra trong một phòng đặc biệt, nói chuyện qua tai nghe do cách biệt bằng một tấm kính ở giữa. Ông Tân nói rằng phòng giam này có lẽ chỉ dành riêng cho anh của ông hoặc những tù nhân lương tâm như ông Thức.
Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt và bị đưa ra tòa cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Tiến Trung và doanh nhân Lê Thăng Long năm 2009. Ông là người bị kết án nặng nhất. 16 năm tù giam với tội danh ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam trong phiên toà diễn ra năm 2010.
Ông đã hai lần bị chuyển trại giam. Đầu tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển sang trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lần thứ ba là tháng 5 năm 2016 ông bị chuyển ra trại 6, Nghệ An, trại giam được mệnh danh là “khét tiếng bật nhất trong hệ thống nhà tù Việt Nam hiện nay.”