SBTN | 08.04.2017
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã tung bay trong cuộc biểu tình tại xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tình ngày 09.04.2017, để phản đối Formosa, và đòi nhà cầm quyền chi trả bồi thường thiệt hại sau một năm thảm họa môi trường biển.
Cờ vàng ba sọc đỏ đã được người dân mang theo, cùng với các băng rôn đòi Formosa cút khỏi Việt Nam trong suốt cuộc tuần hành này : “Đả Đảo Formosa Gieo Rắc Tội Ác Trên Miền Trung Đất Việt”, “Ông Bà Cha Mẹ Ơi, Khi Nào Có Biển Để Tắm, Có Cá Để Ăn?…”. Vang lên giữa những tiếng hô khẩu hiệu là bài hát Trả Lại Cho Dân , nay đã trở thành bản hùng ca chính thức của những người biểu tình.
Trong video phát trực tiếp trên fanpage Thanh Niên Công Giáo hàng trăm người dân Hà Tĩnh đã tập trung biểu tình trước nhà chủ tịch ủy ban xã Kỳ Hà để yêu cầu ông công khai chuyện đền bù mất mát và trả lời của những người dân.
Cờ vàng được diễu hành trên một quãng đường dài đi qua đồng muối, ra biển và về trước nhà ông chủ tịch ủy ban xã nêu nguyện vọng của mình.
Điều đặc biệt trong ngày biểu tình hôm nay người dân mang theo cờ Việt Nam Cộng Hòa, đây là điều chưa bao giờ xuất hiện trong các cuộc xuống đường trước đây.
“Tròn một năm nay chúng tôi đã trải bao nỗi đắng cay khi nghề nghiệp bị ảnh hưởng. Biển không còn cá, nếu đánh bắt cá về thì cũng không bán được. Làm ăn thất bát trong khi thằng thủ phạm Formosa vẫn còn trơ trơ tại đó. Nghe báo đảng nói là người dân đã được bồi thường thiệt hại. Nhưng thực tế chỉ là làm ăn theo kiểu hình thức nhỏ giọt và gây chia rẽ trong xóm làng. Bên cạnh đó, và còn vu khống giám mục, linh mục và những người đấu tranh để đòi quyền sống cho chúng tôi.”, bà Nguyễn Thị Th. – người tham gia biểu tình tâm sự về lý do biểu tình.
Người dân Kỳ Hà nói rằng Formosa đã nhận tội và hứa đền bù, nhà nước đã nhận 500 triệu đô, nhưng họ vẫn chưa nhận được một đồng nào. “Chúng tôi là một trong những nơi chịu nhiều thiệt hại nhất mà còn chưa được bồi thường thì các nơi khác sẽ ra sao? Người dân thì càng ngày càng thê thảm, trong khi cán bộ thì bụng cứ to lên. Cái ông chủ tịch xã thì lương được bao nhiêu? Vậy mà nhà to cửa rộng, lên báo chí nghe mấy ông cán bộ nói là biển đã sạch, dân được bồi thường mà cứ muốn đưa cá biển đến nhét vào miệng các ông cho biết.” – một người biểu tình nói.
Từ sau khi cộng sản cướp được chính quyền, cờ vàng – vốn được dùng từ thời vua Thành Thái – không còn được xuất hiện từ vĩ tuyến 17 trở ra. Cờ vàng được chính thể Việt Nam Cộng Hòa sử dụng và hiện nay được cộng đồng người Việt hải ngoại nhất là ở Hoa Kỳ sử dụng như biểu tượng của tự do, dân chủ. Cờ Vàng là di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam từ ngàn năm trước, chứ không chỉ là của riêng Miền Nam Việt Nam.
Cuộc xuống đường ngày hôm nay có thể coi như là biểu thị sự thất vọng về nền chính trị hiện tại và không còn niềm tin vào lá cờ đại diện cho chế độ cộng sản hiện tại.
Cờ Vàng tại nhà ông chủ tịch xã.
Quốc Hiếu / SBTN
April 10, 2017
Cờ vàng bất ngờ xuất hiện trong cuộc biểu tình phản đối Formosa tại Hà Tĩnh
by HR Defender • [Human Rights]
SBTN | 08.04.2017
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã tung bay trong cuộc biểu tình tại xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tình ngày 09.04.2017, để phản đối Formosa, và đòi nhà cầm quyền chi trả bồi thường thiệt hại sau một năm thảm họa môi trường biển.
Cờ vàng ba sọc đỏ đã được người dân mang theo, cùng với các băng rôn đòi Formosa cút khỏi Việt Nam trong suốt cuộc tuần hành này : “Đả Đảo Formosa Gieo Rắc Tội Ác Trên Miền Trung Đất Việt”, “Ông Bà Cha Mẹ Ơi, Khi Nào Có Biển Để Tắm, Có Cá Để Ăn?…”. Vang lên giữa những tiếng hô khẩu hiệu là bài hát Trả Lại Cho Dân , nay đã trở thành bản hùng ca chính thức của những người biểu tình.
Trong video phát trực tiếp trên fanpage Thanh Niên Công Giáo hàng trăm người dân Hà Tĩnh đã tập trung biểu tình trước nhà chủ tịch ủy ban xã Kỳ Hà để yêu cầu ông công khai chuyện đền bù mất mát và trả lời của những người dân.
Cờ vàng được diễu hành trên một quãng đường dài đi qua đồng muối, ra biển và về trước nhà ông chủ tịch ủy ban xã nêu nguyện vọng của mình.
Điều đặc biệt trong ngày biểu tình hôm nay người dân mang theo cờ Việt Nam Cộng Hòa, đây là điều chưa bao giờ xuất hiện trong các cuộc xuống đường trước đây.
“Tròn một năm nay chúng tôi đã trải bao nỗi đắng cay khi nghề nghiệp bị ảnh hưởng. Biển không còn cá, nếu đánh bắt cá về thì cũng không bán được. Làm ăn thất bát trong khi thằng thủ phạm Formosa vẫn còn trơ trơ tại đó. Nghe báo đảng nói là người dân đã được bồi thường thiệt hại. Nhưng thực tế chỉ là làm ăn theo kiểu hình thức nhỏ giọt và gây chia rẽ trong xóm làng. Bên cạnh đó, và còn vu khống giám mục, linh mục và những người đấu tranh để đòi quyền sống cho chúng tôi.”, bà Nguyễn Thị Th. – người tham gia biểu tình tâm sự về lý do biểu tình.
Người dân Kỳ Hà nói rằng Formosa đã nhận tội và hứa đền bù, nhà nước đã nhận 500 triệu đô, nhưng họ vẫn chưa nhận được một đồng nào. “Chúng tôi là một trong những nơi chịu nhiều thiệt hại nhất mà còn chưa được bồi thường thì các nơi khác sẽ ra sao? Người dân thì càng ngày càng thê thảm, trong khi cán bộ thì bụng cứ to lên. Cái ông chủ tịch xã thì lương được bao nhiêu? Vậy mà nhà to cửa rộng, lên báo chí nghe mấy ông cán bộ nói là biển đã sạch, dân được bồi thường mà cứ muốn đưa cá biển đến nhét vào miệng các ông cho biết.” – một người biểu tình nói.
Từ sau khi cộng sản cướp được chính quyền, cờ vàng – vốn được dùng từ thời vua Thành Thái – không còn được xuất hiện từ vĩ tuyến 17 trở ra. Cờ vàng được chính thể Việt Nam Cộng Hòa sử dụng và hiện nay được cộng đồng người Việt hải ngoại nhất là ở Hoa Kỳ sử dụng như biểu tượng của tự do, dân chủ. Cờ Vàng là di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam từ ngàn năm trước, chứ không chỉ là của riêng Miền Nam Việt Nam.
Cuộc xuống đường ngày hôm nay có thể coi như là biểu thị sự thất vọng về nền chính trị hiện tại và không còn niềm tin vào lá cờ đại diện cho chế độ cộng sản hiện tại.
Cờ Vàng tại nhà ông chủ tịch xã.
Quốc Hiếu / SBTN