IPhone là phương tiện quay phim, chụp ảnh thông dụng của mọi người dân Việt Nam hiện nay. Trong ảnh: Giới trẻ Việt Nam gặp gỡ Tổng thống Barack Obama tại Sài Gòn hôm 25/5/2016.
RFA | 13.04.2017
Trong hàng loạt những phản ứng của người dân về dự luật cấm sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, một vấn đề được đặt ra liên quan đến quyền của người dân tham gia chống và tố cáo tham nhũng.
Làm sao có bằng chứng?
Nếu tìm hiểu rõ, quy định tại khoản 3, Điều 4 của dự luật “Nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị” do Bộ Công an soạn thảo và lấy ý kiến, có nhấn mạnh chỉ cơ quan chuyên trách được sử dụng những thiết bị, phần mềm có tính chất “nguỵ trang”. Những cơ quan đó chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Về phương diện nghiệp vụ chuyên môn, những thiết bị đó được hiểu như mắt kính, khuy áo, bút viết…được cài đặt tính năng quay phim, ghi âm hoặc chụp ảnh. Đương nhiên, tính năng đó hoàn toàn bí mật không thể phát hiện được bằng mắt thường vì nó được che giấu trong một vật thể khác.
Đưa ra lập luận trên cương vị một luật sư, luật sư Trần Vũ Hải đặt sự việc vào tình huống nếu không có những chứng cứ quan trọng thì những vụ án tham nhũng được xử lý như thế nào?
Mọi lời hô hào của nhà nước, như ông Tổng bí thư có nói là toàn dân phải tham gia việc này, giờ cấm người ta thì lấy đâu ra bằng chứng để đưa ra?
– Luật sư Trần Vũ Hải
“Giả sử họ cấm đoán như thế thì họ gây tác động tai hại cho hoạt động của nhà báo, luật sư cũng như hoạt động của công dân trong hoạt động chống tham nhũng.
Chúng ta đều biết là tất cả người dân muốn có bằng chứng về chống tham nhũng thì đương nhiên họ sử dụng những thiết bị đó. Thế thì nếu không chấp nhận những thiết bị đó, người dân lấy đâu ra bằng chứng chống tham nhũng, chống tiêu cực? Mọi lời hô hào của nhà nước, như ông Tổng bí thư có nói là toàn dân phải tham gia việc này, giờ cấm người ta thì lấy đâu ra bằng chứng để đưa ra? Đó là những bằng chứng rất quan trọng.”
Cuối năm 2016, tại Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 28-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Phải hành động quyết liệt hơn nữa.
Ông Tổng bí thư có nêu rõ trong phiên họp là “phải căn cứ vào bản chất sự việc để kết luận.”
Nếu thế, khi chiếu theo định luật Bản chất và hiện tượng của chủ nghĩa Mác-Lenin, một tư duy mà ông Tổng bí thư từng tuyên bố “Đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm theo đuổi”, sẽ thấy bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế.
Và theo định nghĩa ở phạm trù pháp lý, thì “bản chất sự việc” chính là những bằng chứng pháp lý quan trọng mà luật sư Trần Vũ Hải đã đề cập.
Một ví dụ cụ thể được luật sư Hải dẫn giải, liên quan đến nghiệp vụ báo chí:
“Các nhà báo họ đi tác nghiệp, họ vào các khu vực rất phức tạp, có buôn lậu, an toàn thực phẩm… nếu họ vác cái camera thì chắc chắn không ai chấp nhận cho ghi là do không có bằng chứng.”
Phóng viên trong phòng báo chí tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 1 năm 2016. AFP photo
Về phía cơ quan công quyền, Luật sư Hải cho biết các luật sư có quyền thu thập chứng cứ. Đó là những sự vật, sự việc họ thu thập được từ thân chủ hoặc hướng dẫn cho người nhà của thân chủ thực việc việc đó.
Do đó, theo dự thảo luật mới, hoạt động nghề nghiệp của luật sư sẽ bị ảnh hưởng, cũng như quyền bảo vệ mình và bảo vệ sự thật, bảo vệ bằng chứng của người dân cũng bị tước đoạt.
Hiện nay, qua mạng xã hội, tất cả những sự việc tiêu cực ngoài xã hội được truyền bá với tốc độ tính bằng giây. Cũng chính nhờ những phương tiện có tính năng quay hình, ghi âm, hàng loạt những câu chuyện “cười ra nước mắt” do người dân quay lại đã bộc trần được rất nhiều hiện trạng xã hội.
Tiến sĩ kinh tế, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nhìn thấy ngay một lực lượng thể hiện rõ nhất hiện trạng tham nhũng đó:
“Những lực lượng sờ sờ ngoài đường, những lực lượng làm ảnh hưởng nhất đến hình ảnh bộ công an, là cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, đặc biệt là cảnh sát giao thông, với tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, ăn hối lộ, mãi lộ, của cảnh sát giao thông đã làm ô uế cả ngành công an. Có lẽ là chính cảnh sát giao thông đã đưa ra cái đề nghị cấm người dân quay phim chụp hình.”
Vấn đề cũng được Luật sư Trần Vũ Hải nhìn nhận với cùng quan điểm.
“Hiện nay chúng ta thấy thường xuyên nhất là người dân quay cảnh cảnh sát giao thông hối lộ, hoặc nhữngđoạn các ông quan chức gạ gẫm vấn đề tiền nong.”
Một bài viết trên báo Lao động trong nước có đặt ra vấn đề nếu “doanh nghiệp gặp những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, đòi hối lộ, nếu không ghi lại chứng cứ thì đấu tranh với ai?”
Cần phải rõ ràng hơn
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông có tham dự cuộc họp báo sáng thứ Năm, 13 tháng 4, Bộ Công an có đề cập đến nhiều vụ án trong đó có sử dụng những thiết bị ấy. Điều đầu tiên được luật sư Trần Vũ Hải ghi nhận ở dự thảo này là nên qui định rõ những thiết bị nào. Trong cuộc họp báo, ngoài câu hỏi đề nghị những thiết bị đó phải được liệt kê ra một cách rõ ràng, vấn đề ông đặt ra là cũng cần phải rõ ràng về quyền của người mua và người bán, vì đây là Nghị định về kinh doanh:
Nếu cho rằng những thiết bị đó không được phép mua bán trên thị trường Việt Nam thì phải có qui định của Quốc hội rằng đây là hàng cấm.
– Luật sư Trần Vũ Hải
“Nếu cho rằng những thiết bị đó không được phép mua bán trên thị trường Việt Nam thì phải có qui định của Quốc hội rằng đây là hàng cấm. Còn nếu không thì phải được kinh doanh mua bán. Khi mà đã kinh doanh mua bán thì có thể anh cho là trường hợp đặc biệt thì anh cấp giấy phép. Thế nhưng người mua thì người mua phải được công bằng, ai cũng có thể mua được.
Hiện nay họ cho rằng chỉ có người trong lực lượng của họ mới được mua, các công dân khác không có quyền mua. Thì chúng tôi đặt vấn đề là căn cứ theo luật nào cấm các công dân được mua những thiết bị hoặc trang bị đó?”
Nói một cách khác, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng cần làm rõ hơn quyền mua bán và sử dụng của các cá nhân trong dự luật này.
Nếu không như thế, khi dự luật này được thông qua, tất cả những bằng chứng mà luật sư có được từ phía người dân hay bất kỳ cá nhân nào không thuộc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sẽ bị xem là vô giá trị.
Khi đó, theo Luật sư Trần Vũ Hải, phía công tố và luật sư của đối phương sẽ dựa vào đó để bác bỏ chứng cứ hoặc yêu cầu chứng minh bằng chứng được thu thập một cách hợp pháp.
Chưa biết được dự luật này có được thông qua hay không, nhưng có hai vấn đề được các nhà quan sát lưu tâm đến. Thứ nhất, đầu năm 2016, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố xếp hạng mức độ tham nhũng 2015 ở 168 nước và vùng lãnh thổ. trong đó Việt Nam đứng thứ 112 trong danh sách này, tăng 7 bậc so với năm 2014.
Và vấn đề thứ hai, nếu không cho báo chí, luật sư, người dân sử dụng các thiết bị ghi lại chứng cứ tham nhũng, hối lộ theo cách họ vừa có thể bảo vệ họ vừa có được bằng chứng, thì làm sao họ có thể tham gia chống tham nhũng hối lộ kiên quyết như mong muốn của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
April 14, 2017
Luật mới hạn chế quyền chống tham nhũng của dân
by HR Defender • [Human Rights]
IPhone là phương tiện quay phim, chụp ảnh thông dụng của mọi người dân Việt Nam hiện nay. Trong ảnh: Giới trẻ Việt Nam gặp gỡ Tổng thống Barack Obama tại Sài Gòn hôm 25/5/2016.
RFA | 13.04.2017
Trong hàng loạt những phản ứng của người dân về dự luật cấm sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, một vấn đề được đặt ra liên quan đến quyền của người dân tham gia chống và tố cáo tham nhũng.
Làm sao có bằng chứng?
Nếu tìm hiểu rõ, quy định tại khoản 3, Điều 4 của dự luật “Nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị” do Bộ Công an soạn thảo và lấy ý kiến, có nhấn mạnh chỉ cơ quan chuyên trách được sử dụng những thiết bị, phần mềm có tính chất “nguỵ trang”. Những cơ quan đó chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Về phương diện nghiệp vụ chuyên môn, những thiết bị đó được hiểu như mắt kính, khuy áo, bút viết…được cài đặt tính năng quay phim, ghi âm hoặc chụp ảnh. Đương nhiên, tính năng đó hoàn toàn bí mật không thể phát hiện được bằng mắt thường vì nó được che giấu trong một vật thể khác.
Đưa ra lập luận trên cương vị một luật sư, luật sư Trần Vũ Hải đặt sự việc vào tình huống nếu không có những chứng cứ quan trọng thì những vụ án tham nhũng được xử lý như thế nào?
“Giả sử họ cấm đoán như thế thì họ gây tác động tai hại cho hoạt động của nhà báo, luật sư cũng như hoạt động của công dân trong hoạt động chống tham nhũng.
Chúng ta đều biết là tất cả người dân muốn có bằng chứng về chống tham nhũng thì đương nhiên họ sử dụng những thiết bị đó. Thế thì nếu không chấp nhận những thiết bị đó, người dân lấy đâu ra bằng chứng chống tham nhũng, chống tiêu cực? Mọi lời hô hào của nhà nước, như ông Tổng bí thư có nói là toàn dân phải tham gia việc này, giờ cấm người ta thì lấy đâu ra bằng chứng để đưa ra? Đó là những bằng chứng rất quan trọng.”
Cuối năm 2016, tại Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 28-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Phải hành động quyết liệt hơn nữa.
Ông Tổng bí thư có nêu rõ trong phiên họp là “phải căn cứ vào bản chất sự việc để kết luận.”
Nếu thế, khi chiếu theo định luật Bản chất và hiện tượng của chủ nghĩa Mác-Lenin, một tư duy mà ông Tổng bí thư từng tuyên bố “Đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm theo đuổi”, sẽ thấy bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế.
Và theo định nghĩa ở phạm trù pháp lý, thì “bản chất sự việc” chính là những bằng chứng pháp lý quan trọng mà luật sư Trần Vũ Hải đã đề cập.
Một ví dụ cụ thể được luật sư Hải dẫn giải, liên quan đến nghiệp vụ báo chí:
“Các nhà báo họ đi tác nghiệp, họ vào các khu vực rất phức tạp, có buôn lậu, an toàn thực phẩm… nếu họ vác cái camera thì chắc chắn không ai chấp nhận cho ghi là do không có bằng chứng.”
Phóng viên trong phòng báo chí tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 1 năm 2016. AFP photo
Về phía cơ quan công quyền, Luật sư Hải cho biết các luật sư có quyền thu thập chứng cứ. Đó là những sự vật, sự việc họ thu thập được từ thân chủ hoặc hướng dẫn cho người nhà của thân chủ thực việc việc đó.
Do đó, theo dự thảo luật mới, hoạt động nghề nghiệp của luật sư sẽ bị ảnh hưởng, cũng như quyền bảo vệ mình và bảo vệ sự thật, bảo vệ bằng chứng của người dân cũng bị tước đoạt.
Hiện nay, qua mạng xã hội, tất cả những sự việc tiêu cực ngoài xã hội được truyền bá với tốc độ tính bằng giây. Cũng chính nhờ những phương tiện có tính năng quay hình, ghi âm, hàng loạt những câu chuyện “cười ra nước mắt” do người dân quay lại đã bộc trần được rất nhiều hiện trạng xã hội.
Tiến sĩ kinh tế, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nhìn thấy ngay một lực lượng thể hiện rõ nhất hiện trạng tham nhũng đó:
“Những lực lượng sờ sờ ngoài đường, những lực lượng làm ảnh hưởng nhất đến hình ảnh bộ công an, là cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, đặc biệt là cảnh sát giao thông, với tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, ăn hối lộ, mãi lộ, của cảnh sát giao thông đã làm ô uế cả ngành công an. Có lẽ là chính cảnh sát giao thông đã đưa ra cái đề nghị cấm người dân quay phim chụp hình.”
Vấn đề cũng được Luật sư Trần Vũ Hải nhìn nhận với cùng quan điểm.
“Hiện nay chúng ta thấy thường xuyên nhất là người dân quay cảnh cảnh sát giao thông hối lộ, hoặc nhữngđoạn các ông quan chức gạ gẫm vấn đề tiền nong.”
Một bài viết trên báo Lao động trong nước có đặt ra vấn đề nếu “doanh nghiệp gặp những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, đòi hối lộ, nếu không ghi lại chứng cứ thì đấu tranh với ai?”
Cần phải rõ ràng hơn
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông có tham dự cuộc họp báo sáng thứ Năm, 13 tháng 4, Bộ Công an có đề cập đến nhiều vụ án trong đó có sử dụng những thiết bị ấy. Điều đầu tiên được luật sư Trần Vũ Hải ghi nhận ở dự thảo này là nên qui định rõ những thiết bị nào. Trong cuộc họp báo, ngoài câu hỏi đề nghị những thiết bị đó phải được liệt kê ra một cách rõ ràng, vấn đề ông đặt ra là cũng cần phải rõ ràng về quyền của người mua và người bán, vì đây là Nghị định về kinh doanh:
“Nếu cho rằng những thiết bị đó không được phép mua bán trên thị trường Việt Nam thì phải có qui định của Quốc hội rằng đây là hàng cấm. Còn nếu không thì phải được kinh doanh mua bán. Khi mà đã kinh doanh mua bán thì có thể anh cho là trường hợp đặc biệt thì anh cấp giấy phép. Thế nhưng người mua thì người mua phải được công bằng, ai cũng có thể mua được.
Hiện nay họ cho rằng chỉ có người trong lực lượng của họ mới được mua, các công dân khác không có quyền mua. Thì chúng tôi đặt vấn đề là căn cứ theo luật nào cấm các công dân được mua những thiết bị hoặc trang bị đó?”
Nói một cách khác, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng cần làm rõ hơn quyền mua bán và sử dụng của các cá nhân trong dự luật này.
Nếu không như thế, khi dự luật này được thông qua, tất cả những bằng chứng mà luật sư có được từ phía người dân hay bất kỳ cá nhân nào không thuộc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sẽ bị xem là vô giá trị.
Khi đó, theo Luật sư Trần Vũ Hải, phía công tố và luật sư của đối phương sẽ dựa vào đó để bác bỏ chứng cứ hoặc yêu cầu chứng minh bằng chứng được thu thập một cách hợp pháp.
Chưa biết được dự luật này có được thông qua hay không, nhưng có hai vấn đề được các nhà quan sát lưu tâm đến. Thứ nhất, đầu năm 2016, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố xếp hạng mức độ tham nhũng 2015 ở 168 nước và vùng lãnh thổ. trong đó Việt Nam đứng thứ 112 trong danh sách này, tăng 7 bậc so với năm 2014.
Và vấn đề thứ hai, nếu không cho báo chí, luật sư, người dân sử dụng các thiết bị ghi lại chứng cứ tham nhũng, hối lộ theo cách họ vừa có thể bảo vệ họ vừa có được bằng chứng, thì làm sao họ có thể tham gia chống tham nhũng hối lộ kiên quyết như mong muốn của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?