Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt ở Hà Nam hôm 21/1/2017
VOA | 26.04.2017
Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, trong phúc trình năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới, RSF.
Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói vì tất cả truyền thông nội địa đều được đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên những nguồn thông tin độc lập duy nhất là các blogger và nhà báo công dân, thành phần mà RSF cho là bị đàn áp nghiêm ngặt, kể cả bằng bạo lực dưới tay của cảnh sát mặc thường phục.
RSF tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam là lạm dụng các điều khoản mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự như điều 88- “tuyên truyền chống phá nhà nước”, điều 79- “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, và điều 258 – “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” để biện minh cho việc bắt giữ các blogger và nhà báo công dân.
RSF đặc biệt lên án các vụ bắt giữ để “đánh chặn” đối với ba blogger Trần thị Nga, Nguyễn văn Hoá và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm. Vụ bắt giữ ba nhà hoạt động này, theo RSF, đã biến Việt Nam thành “nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các nhà báo công dân”, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Nạn nhân mới nhất là Trần thị Nga, tức blogger Thuý Nga, bị bắt tại tư gia ở tỉnh Hà Nam hôm 21 tháng Giêng năm nay. Bà Nga, 40 tuổi, là nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và tuần hành vì môi trường. Bà là một bà mẹ đơn thân phải nuôi hai con nhỏ, thường dùng trang blog để bênh vực giới lao động và dân oan khiếu kiện bị nhà nước tịch thu đất đai. Bà bị quy tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết tội, bà có thể bị phạt từ 3 đến 20 năm tù.
Một nhà báo công dân khác được nêu tên là Nguyễn văn Oai, bị bắt hôm 19/1 tại Nghệ An vì đã cưỡng lại nhân viên thi hành công lực, và ra khỏi nhà trong thời gian bị quản chế.
Bị bắt năm 2011 và tuyên án 4 năm tù cộng với 3 năm quản chế theo điều 79 BLHS, ông Oai mãn hạn tù vào tháng 8 năm 2015.
Nhà báo công dân Nguyễn văn Hoá bị chính quyền Việt Nam khởi tố hôm 6/4 về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước”, nhà hoạt động trẻ này từng cộng tác với Đài Á Châu Tự do, bị bắt hôm 11/1 và bị cấm liên lạc với bên ngoài.
Nhà báo công dân trẻ tuổi này tường trình về các cuộc biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, bị quy trách nhiệm về vụ rò rỉ chất thải độc hại gây thảm hoạ cá chết hàng loạt hồi tháng Tư, 2016.
Ông Benjamin Ismail, Giám Đốc đặc trách khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của RSF, nói:
“Đợt bắt bớ trước Tết Âm lịch thể hiện sự căng thẳng trong hệ thống chính quyền bất cứ lúc nào mà xã hội công dân có cơ hồi bày tỏ quan điểm tự do về những vụ vi phạm các quyền của họ và nhân quyền nói chung.”
Ông Ismail nói:
“Các blogger và nhà báo công dân vừa nêu không làm gì khác hơn là tường trình về các vụ biểu tình và bày tỏ quan điểm của họ về những hành động vi phạm quyền của các công dân, và bảo vệ lợi ích chung. Thật là kinh khủng khi phải chứng kiến những người bảo vệ lợi ích chung và nhân quyền bị gán cho tội tuyên truyền chống phá nhà nước ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tăng sức ép để những nhà báo công dân này được trả tự do ngay lập tức.”
Tháng 10 năm ngoái, RSF lên án chính sách của nhà nước Việt Nam cô lập hoá các nhà báo và blogger, cũng như có hành động trả thù có hệ thống chống lại những người cả gan liên lạc với thế giới bên ngoài.
Trong bảng sắp hạng báo chí năm 2017 của RSF, Việt Nam lại bị xếp gần chót, hạng 175 trên tổng cộng 180 nước được khảo sát.
April 27, 2017
Việt Nam, “nhà tù lớn thứ nhì đối với các nhà báo công dân”
by HR Defender • [Human Rights]
Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt ở Hà Nam hôm 21/1/2017
VOA | 26.04.2017
Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, trong phúc trình năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới, RSF.
Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói vì tất cả truyền thông nội địa đều được đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên những nguồn thông tin độc lập duy nhất là các blogger và nhà báo công dân, thành phần mà RSF cho là bị đàn áp nghiêm ngặt, kể cả bằng bạo lực dưới tay của cảnh sát mặc thường phục.
RSF tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam là lạm dụng các điều khoản mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự như điều 88- “tuyên truyền chống phá nhà nước”, điều 79- “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, và điều 258 – “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” để biện minh cho việc bắt giữ các blogger và nhà báo công dân.
RSF đặc biệt lên án các vụ bắt giữ để “đánh chặn” đối với ba blogger Trần thị Nga, Nguyễn văn Hoá và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm. Vụ bắt giữ ba nhà hoạt động này, theo RSF, đã biến Việt Nam thành “nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các nhà báo công dân”, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Nạn nhân mới nhất là Trần thị Nga, tức blogger Thuý Nga, bị bắt tại tư gia ở tỉnh Hà Nam hôm 21 tháng Giêng năm nay. Bà Nga, 40 tuổi, là nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và tuần hành vì môi trường. Bà là một bà mẹ đơn thân phải nuôi hai con nhỏ, thường dùng trang blog để bênh vực giới lao động và dân oan khiếu kiện bị nhà nước tịch thu đất đai. Bà bị quy tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết tội, bà có thể bị phạt từ 3 đến 20 năm tù.
Một nhà báo công dân khác được nêu tên là Nguyễn văn Oai, bị bắt hôm 19/1 tại Nghệ An vì đã cưỡng lại nhân viên thi hành công lực, và ra khỏi nhà trong thời gian bị quản chế.
Bị bắt năm 2011 và tuyên án 4 năm tù cộng với 3 năm quản chế theo điều 79 BLHS, ông Oai mãn hạn tù vào tháng 8 năm 2015.
Nhà báo công dân Nguyễn văn Hoá bị chính quyền Việt Nam khởi tố hôm 6/4 về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước”, nhà hoạt động trẻ này từng cộng tác với Đài Á Châu Tự do, bị bắt hôm 11/1 và bị cấm liên lạc với bên ngoài.
Nhà báo công dân trẻ tuổi này tường trình về các cuộc biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, bị quy trách nhiệm về vụ rò rỉ chất thải độc hại gây thảm hoạ cá chết hàng loạt hồi tháng Tư, 2016.
Ông Benjamin Ismail, Giám Đốc đặc trách khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của RSF, nói:
“Đợt bắt bớ trước Tết Âm lịch thể hiện sự căng thẳng trong hệ thống chính quyền bất cứ lúc nào mà xã hội công dân có cơ hồi bày tỏ quan điểm tự do về những vụ vi phạm các quyền của họ và nhân quyền nói chung.”
Ông Ismail nói:
“Các blogger và nhà báo công dân vừa nêu không làm gì khác hơn là tường trình về các vụ biểu tình và bày tỏ quan điểm của họ về những hành động vi phạm quyền của các công dân, và bảo vệ lợi ích chung. Thật là kinh khủng khi phải chứng kiến những người bảo vệ lợi ích chung và nhân quyền bị gán cho tội tuyên truyền chống phá nhà nước ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tăng sức ép để những nhà báo công dân này được trả tự do ngay lập tức.”
Tháng 10 năm ngoái, RSF lên án chính sách của nhà nước Việt Nam cô lập hoá các nhà báo và blogger, cũng như có hành động trả thù có hệ thống chống lại những người cả gan liên lạc với thế giới bên ngoài.
Trong bảng sắp hạng báo chí năm 2017 của RSF, Việt Nam lại bị xếp gần chót, hạng 175 trên tổng cộng 180 nước được khảo sát.