Ông Chinh trong ngày lễ cưới của con. Ảnh: Tuổi Trẻ
SBTN | 29.04.2017
29 năm chịu oan sai tủi nhục vì cái án “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa”, mãi tới sau khi chết 6 năm mới được đình chỉ vụ án.
Ngày 26.04.2017 Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân (VKSND) tỉnh Vĩnh Long cho biết đã ra quyết định đình chỉ vụ án với ông Nguyễn Tùng Chinh (sinh 1950, nguyên Chánh văn phòng Công an huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long, nay là tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh), sau gần 30 năm mang thân phận bị can trong vụ án oan sai.
Lý giải nguyên nhân chậm trễ trong việc minh oan cho người dân, Viện Kiểm Sát vòng vo giải thích là do hồ sơ vụ án bị thất lạc, nên cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can.
Ông Trần Đắc Chiến, Viện Trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Long từng to tiếng trên mặt báo rằng: “…trong quá trình điều tra, anh Chinh phải nêu ra ý kiến chứng minh mình vô tội, nên lỗi cũng một phần là do anh…”
Thực tế là trong hàng chục năm nay gia đình ông Chính đã chạy chỗ này chỗ nọ để kêu oan và đòi minh oan. Giới chức hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh đã liên tục chối bỏ trách nhiệm, và không chịu giải quyết cho ông Chinh theo luật định.
Theo hồ sơ, Năm 1982, ông Chinh (lúc đó là chánh văn phòng Công an huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long) bị công an bắt tạm giam để điều tra hành vi “tham ô tài sản” do để mất 12,000 đồng và khoảng 4 lượng vàng.
Vụ án có nhiều uẩn khúc bởi cách quản lý chìa khóa tủ, tài sản tạm giữ lúc đó rất sơ sài và kể cả viên bản cũng không xác định được mất tài sản gì.
Sau hơn 5 năm bị tạm giam, vào ngày 25.01.1988, ông Nguyễn Tùng Chinh được viện trưởng Viện KSND tỉnh Cửu Long- ông Hồ Văn Ân- ký lệnh tạm tha, vì không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can. Ông Ân và một số giới chức liên quan sau này thừa nhận mình ký lệnh, nhưng không nhớ chi tiết.
Theo luật sư, Bộ luật tố tụng hình sự qui định thời hạn tạm giam để điều tra tối đa là 12 tháng. Khi đã hết thời gian gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Đồng thời, những ai gây ra án oan phải bị xét xử và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trở về địa phương, ông Chinh mòn mỏi đợi chờ cơ quan chức năng kết luận điều tra trong vô vọng. Đời sống kinh tế bị chèn ép, ám ảnh và áp lực tâm lý nặng nề.. Năm 2011, ông lâm trọng bệnh và qua đời. Ông Chinh đã từng khóc và tâm sự với một người từng công tác trong đơn vị cũ: “Tao không hề làm gì sai trái mà lại bị tình cảnh thế này…”.
Quốc Hiếu/SBTN
April 29, 2017
Bị can 29 năm chết rồi mới đình chỉ điều tra vụ án
by HR Defender • [Human Rights]
Ông Chinh trong ngày lễ cưới của con. Ảnh: Tuổi Trẻ
SBTN | 29.04.2017
29 năm chịu oan sai tủi nhục vì cái án “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa”, mãi tới sau khi chết 6 năm mới được đình chỉ vụ án.
Ngày 26.04.2017 Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân (VKSND) tỉnh Vĩnh Long cho biết đã ra quyết định đình chỉ vụ án với ông Nguyễn Tùng Chinh (sinh 1950, nguyên Chánh văn phòng Công an huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long, nay là tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh), sau gần 30 năm mang thân phận bị can trong vụ án oan sai.
Lý giải nguyên nhân chậm trễ trong việc minh oan cho người dân, Viện Kiểm Sát vòng vo giải thích là do hồ sơ vụ án bị thất lạc, nên cơ quan tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can.
Ông Trần Đắc Chiến, Viện Trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Long từng to tiếng trên mặt báo rằng: “…trong quá trình điều tra, anh Chinh phải nêu ra ý kiến chứng minh mình vô tội, nên lỗi cũng một phần là do anh…”
Thực tế là trong hàng chục năm nay gia đình ông Chính đã chạy chỗ này chỗ nọ để kêu oan và đòi minh oan. Giới chức hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh đã liên tục chối bỏ trách nhiệm, và không chịu giải quyết cho ông Chinh theo luật định.
Theo hồ sơ, Năm 1982, ông Chinh (lúc đó là chánh văn phòng Công an huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long) bị công an bắt tạm giam để điều tra hành vi “tham ô tài sản” do để mất 12,000 đồng và khoảng 4 lượng vàng.
Vụ án có nhiều uẩn khúc bởi cách quản lý chìa khóa tủ, tài sản tạm giữ lúc đó rất sơ sài và kể cả viên bản cũng không xác định được mất tài sản gì.
Sau hơn 5 năm bị tạm giam, vào ngày 25.01.1988, ông Nguyễn Tùng Chinh được viện trưởng Viện KSND tỉnh Cửu Long- ông Hồ Văn Ân- ký lệnh tạm tha, vì không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can. Ông Ân và một số giới chức liên quan sau này thừa nhận mình ký lệnh, nhưng không nhớ chi tiết.
Theo luật sư, Bộ luật tố tụng hình sự qui định thời hạn tạm giam để điều tra tối đa là 12 tháng. Khi đã hết thời gian gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Đồng thời, những ai gây ra án oan phải bị xét xử và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trở về địa phương, ông Chinh mòn mỏi đợi chờ cơ quan chức năng kết luận điều tra trong vô vọng. Đời sống kinh tế bị chèn ép, ám ảnh và áp lực tâm lý nặng nề.. Năm 2011, ông lâm trọng bệnh và qua đời. Ông Chinh đã từng khóc và tâm sự với một người từng công tác trong đơn vị cũ: “Tao không hề làm gì sai trái mà lại bị tình cảnh thế này…”.
Quốc Hiếu/SBTN