Anh Nguyễn Văn Hóa.
RFA | 03.05.2017
Nhân ngày Tự do báo chí quốc tế 3 tháng 5 năm nay, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an ninh mạng quốc tế đã đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Nguyễn Văn Hóa, một người đưa tin tự do trên mạng.
Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm nay với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm các quyền và lợi ích của nhà nước theo điều 258 Bộ luật hình sự. Nguyễn Văn Hóa bị bắt sau khi đưa tin về thảm họa môi trường biển miền Trung do công ty Formosa gây ra và các cuộc biểu tình phản đối Formosa của người dân ở đây.
Anh Nguyễn Văn Hóa được cho biết sử dụng flycam để truyền tin trực tiếp về những vụ biểu tình ngoài cổng công ty Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh vào hồi cuối tháng 12 năm ngoái.
Công an Việt Nam sau đó công bố một đoạn video cho thấy Hóa xin lỗi vì hành động đưa tin của mình. Theo bản kiến nghị hành động này từ phía chính quyền Việt Nam là nhằm mục đích khuyến cáo người dân không tham gia vào các hoạt động đưa tin ôn hòa.
Freedom House mới đây xếp Việt Nam vào vị trí 177 trong số 198 nước trong báo cáo về tự do báo chí toàn cầu công bố hôm 1 tháng 5. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hồi cuối tháng trước cũng xếp Việt Nam vào vị trí 175 trong số 180 nước tức là hoàn toàn không có tự do báo chí.
Trong một diễn tiến khác có liên quan, giới chức Việt Nam hôm nay 3 tháng 5 lên tiếng chỉ trích các hoạt động đưa tin và bình luận trên mạng internet vì cho rằng đây là những hành động bóp méo sự thật, bôi xấu người khác và kích động chia rẽ mối hận thù dân tộc.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói rằng Việt Nam không sợ phải nói về vấn đề tự do nhân quyền, tự do ngôn luận. Nhưng ông nói tự do ngôn luận không có nghãi là tự do xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, không có nghĩa là tự do xuyên tạc, bóp méo sự thật, tự do mạo danh người khác trên mạng xã hội.
Đề cập đến vấn đề xử lý các vi phạm liên quan tới các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook, ông Trương Minh Tuấn nói Việt Nam không cấm phát ngôn chính kiến trên Google, Facebook mà chỉ yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.
Hồi cuối tháng trước, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có cuộc gặp với đại diện Facebook để nhờ can thiệp gỡ bỏ những video, tài khoản mang nội dung xấu, bôi nhọ Đảng và nhà nước. Theo báo chí nhà nước, Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2.000 video clip nói xấu lãnh đạo và đến giờ đã có hơn 1.000 clip được gỡ đi.
May 3, 2017
Kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa
by HR Defender • [Human Rights]
Anh Nguyễn Văn Hóa.
RFA | 03.05.2017
Nhân ngày Tự do báo chí quốc tế 3 tháng 5 năm nay, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an ninh mạng quốc tế đã đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Nguyễn Văn Hóa, một người đưa tin tự do trên mạng.
Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm nay với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm các quyền và lợi ích của nhà nước theo điều 258 Bộ luật hình sự. Nguyễn Văn Hóa bị bắt sau khi đưa tin về thảm họa môi trường biển miền Trung do công ty Formosa gây ra và các cuộc biểu tình phản đối Formosa của người dân ở đây.
Anh Nguyễn Văn Hóa được cho biết sử dụng flycam để truyền tin trực tiếp về những vụ biểu tình ngoài cổng công ty Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh vào hồi cuối tháng 12 năm ngoái.
Công an Việt Nam sau đó công bố một đoạn video cho thấy Hóa xin lỗi vì hành động đưa tin của mình. Theo bản kiến nghị hành động này từ phía chính quyền Việt Nam là nhằm mục đích khuyến cáo người dân không tham gia vào các hoạt động đưa tin ôn hòa.
Freedom House mới đây xếp Việt Nam vào vị trí 177 trong số 198 nước trong báo cáo về tự do báo chí toàn cầu công bố hôm 1 tháng 5. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hồi cuối tháng trước cũng xếp Việt Nam vào vị trí 175 trong số 180 nước tức là hoàn toàn không có tự do báo chí.
Trong một diễn tiến khác có liên quan, giới chức Việt Nam hôm nay 3 tháng 5 lên tiếng chỉ trích các hoạt động đưa tin và bình luận trên mạng internet vì cho rằng đây là những hành động bóp méo sự thật, bôi xấu người khác và kích động chia rẽ mối hận thù dân tộc.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4 năm 2017 tại Hà Nội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói rằng Việt Nam không sợ phải nói về vấn đề tự do nhân quyền, tự do ngôn luận. Nhưng ông nói tự do ngôn luận không có nghãi là tự do xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, không có nghĩa là tự do xuyên tạc, bóp méo sự thật, tự do mạo danh người khác trên mạng xã hội.
Đề cập đến vấn đề xử lý các vi phạm liên quan tới các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook, ông Trương Minh Tuấn nói Việt Nam không cấm phát ngôn chính kiến trên Google, Facebook mà chỉ yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức.
Hồi cuối tháng trước, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có cuộc gặp với đại diện Facebook để nhờ can thiệp gỡ bỏ những video, tài khoản mang nội dung xấu, bôi nhọ Đảng và nhà nước. Theo báo chí nhà nước, Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2.000 video clip nói xấu lãnh đạo và đến giờ đã có hơn 1.000 clip được gỡ đi.