Đài Á châu Tự do, ngày 16/5/2017
Hội thảo tham vấn về dự án thủy điện Pak Beng của Lào trên dòng chính sông Mekong được tổ chức tại Cần Thơ, vào ngày 12 tháng 5 vừa qua. Các chuyên gia Việt Nam đề nghị tạm dừng và kéo dài thời gian tham vấn trước khi xây dựng đối với dự án này để bảo vệ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nên kéo dài thời gian tham vấn
Đồng quan điểm với mối quan ngại của các chuyên gia quốc tế về việc xúc tiến xây dựng đập thủy điện Pak Beng trên dòng chính sông Mekong tại Lào quá nhanh trong khi các bên liên quan vẫn chưa nhận đủ thông tin cũng như đánh giá ảnh hưởng về môi trường của dự án, các chuyên gia Việt Nam kiến nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải kéo dài thời gian tham vấn dự án mà theo kế hoạch của Ủy hội sông Mekong (MRC) đưa ra là sẽ dừng trong tháng 6 tới đây.
Kiến nghị này được các chuyên gia Việt Nam nêu lên tại buổi Hội thảo tham vấn về dự án thủy điện Pak Beng của Lào, vừa được Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) tổ chức vào ngày 12/05/17, tại Cần Thơ, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, kiêm chủ tịch của VNMC.
Các chuyên gia Việt Nam kiến nghị kéo thời gian tham vấn với lý do số liệu của Ban Tư vấn dự án Pak Beng đưa ra không được cập nhật kịp thời, phương pháp không phù hợp và tiêu chuẩn đánh giá lấy theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng vì công ty của Trung Quốc xây dựng không dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế và của MRC nên không thể tin cậy và sẽ kéo theo hậu quả phản ánh trung thực đánh giá về tác động của dự án này đối với các quốc gia ở vùng hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam.
Phó Giáo Sư-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, công tác tại Đại học Cần Thơ, cho RFA biết về mối lo ngại được nêu ra tại Hội thảo diễn ra vào hôm 12 tháng 5:
“Hầu hết các chuyên gia lo ngại là cái đập đó sẽ giữ lại phần lớn phù sa và bùn cát ở thượng nguồn, không đi về phía hạ lưu được, làm thay đổi về mặt dòng chảy và một phần làm ảnh hưởng đến nguồn cá và các hệ sinh thái…Có nhiều vấn đề lắm. Tại vì dự án này không đánh giá đầy đủ qua những tác động của nó lên vùng hạ lưu, rất mờ nhạt. Do đó, hầu hết chuyên gia đều phản bác dự án này.”
Dự án này không đánh giá đầy đủ qua những tác động của nó lên vùng hạ lưu, rất mờ nhạt. Do đó, hầu hết chuyên gia đều phản bác dự án này.
– Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Báo giới trong nước cũng trích dẫn ý kiến của Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước của Quốc hội, tại buổi Hội thảo rằng không chỉ các dự án đập thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong tại Lào phải cung cấp đầy đủ số liệu kỹ thuật trong việc đánh giá tác động môi trường từ ngắn hạn cho đến dài hạn mà còn phải thông báo cho các quốc gia khu vực sông Mekong biết về cách thức quản lý tốt nguồn nước cũng như cơ chế vận hành các đập thủy điện từ Trung Quốc.
Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân còn nêu lên yếu tố an toàn của các đập thủy điện trên thượng nguồn là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo đập Pak Beng được xây dựng ở vùng động đất mạnh, nếu như đập vỡ thì sẽ kéo theo dây chuyền vỡ các đập thủy điện là không thể tránh khỏi.
Theo số liệu của Ủy hội sông Mekong, Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Trong đó, Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Đập Pak Beng là đập thủy điện thứ ba của Lào, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong. Và cũng theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đập thủy điện dòng chính sông Mekong của MRC đưa ra hồi năm 2010 thì các con đập này sẽ làm tổn thất khoảng 500 triệu Mỹ kim cho các ngành thủy sản và nông nghiệp và hơn 100 loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Mặc dù vậy, các quốc gia khu vực sông Mekong không nhận được thông tin đầy đủ về các dự án đập thủy điện của Trung Quốc xây tại lãnh thổ của Hoa Lục vì Trung Quốc không là thành viên của MRC nên không có nghĩa vụ bắt buộc phải cung cấp đầy đủ số liệu theo yêu cầu của các quốc gia thuộc Ủy hội sông Mekong.
Tác động của đập thủy điện lên Việt Nam
Đập thủy điện Nam Thiên 2 của Lào chụp ngày 26/11/2005. AFP photo
Các chuyên gia Việt Nam cho rằng với các thông tin về dự án đập thủy điện xây trên dòng chính Mekong, hiện vẫn chưa có tính toán khoa học nào phản ánh tác động đối với Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 20 đến 30 năm sau, trong khi hiện tại khu vực này bị sạt lở vì trầm tích phù sa của dòng sông đang sụt giảm do tác động của các đập thủy điện này. Số liệu mới nhất cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long có 581 km bờ sông và bờ biển bị sạt lở nặng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, vừa được đưa ra tại buổi làm việc giữa lãnh đạo các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào chiều ngày 15/05/2017, tại An Giang. Các chuyên gia về môi trường ở Việt Nam cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn hạn-mặn lịch sử năm 2015-2016 tại Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lên đến 5.500 tỷ đồng, là do cơ chế vận hành xả nước đập thủy điện của Trung Quốc và Lào trên thượng nguồn sông Mekong.
Hiện nay tác động đầu tiên là làm xáo trộn dòng sông khiến một số loài cá di cư, đặc biệt cá di cư từ Biển Hồ lên hạ Lào giảm đáng kể.
– Tiến sĩ Dương Văn Ni
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do về tác động môi trường sinh thái hiện tại của các đập thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong ở Lào, kể từ khi hai đập Xayaburi và Don Sahong khởi công, Tiến sĩ Dương Văn Ni, thuộc trường Đại Học Cần Thơ cho biết:
“Về các đập trên Lào đang khởi động xây dựng, hiện nay tác động đầu tiên là làm xáo trộn dòng sông, nói đúng hơn đang làm tăng độ đục của dòng nước, một số loài cá di cư, đặc biệt cá di cư từ Biển Hồ lên hạ Lào giảm đáng kể. Thứ hai, quá trình xây dựng tạo độ đục trên dòng sông nên nhiều vùng như những hố sâu chẳng hạn là chỗ đẻ cho nhiều loài cá vào mùa khô bị mất đi những chỗ đẻ đó thì trong năm 2015 và 2016, các chỗ chúng tôi quan sát thì các loài cá, đặc biệt cá di cư-cá trắng giảm đáng kể khi về Đồng bằng sông Cửu Long”.
Kết thúc buổi Hội thảo tham vấn về dự án thủy điện Pak Beng của Lào trên dòng chính sông Mekong, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cam kết sẽ xem xét kiến nghị của các chuyên gia cũng như sẽ báo cáo Chính phủ Việt Nam và Ủy hội sông Mekong đề xuất kéo dài thời gian tham vấn cộng đồng để “bảo đảm quyền lợi chính đáng của 20 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cân bằng lợi ích của Lào với các quốc gia trong vùng dựa trên những quy định pháp lý về khai thác nguồn nước sông Mekong”. Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết theo Hiệp định Mekong thì những đề xuất tham vấn không có quyền phủ quyết đối với quyết định xây đập thủy điện của Lào:
“Trong Hiệp định Mekong nói là tham vấn trước nhưng Lào không bắt buộc phải nghe theo tham vấn phản đối của một quốc gia nào đó. Bởi vì nó không có quyền phủ quyết. Tham vấn giống như một lời khuyên mà người ta nghe hay không nghe thì thôi. Đó là quyền của người ta.”
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng nêu lên thắc mắc của các chuyên gia Việt Nam rằng không rõ mục đích của Trung Quốc đầu tư vào chuỗi dự án đập thủy điện của Lào xây trên dòng chính sông Mekong có phải nhằm khống chế nguồn nước sông Mekong hay không?
“Tiềm năng thủy điện các dòng nhánh bên Lào cao hơn dòng chính rất nhiều. Tiềm năng các dòng nhánh được đánh giá là 13 ngàn Megawatt (MWs). Trong khi đó, dòng chính có 6 ngàn 800 MWs. Tôi không nhớ chính xác con số, nhưng mà dòng nhánh lớn hơn. Tuy nhiên, tác động của dòng nhánh lại ít hơn dòng chính.”
Trong khi lo ngại vừa nêu của các chuyên gia Việt Nam chưa có câu trả lời thì Việt Nam luôn thụ động trong các biện pháp đối phó với hậu quả xảy đến, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, như xin Trung Quốc xả nước đập thủy điện lúc nạn hạn-mặn hồi năm 2016 là hoàn toàn bất lợi cho quốc gia.
May 17, 2017
Khi Lào xây đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đài Á châu Tự do, ngày 16/5/2017
Hội thảo tham vấn về dự án thủy điện Pak Beng của Lào trên dòng chính sông Mekong được tổ chức tại Cần Thơ, vào ngày 12 tháng 5 vừa qua. Các chuyên gia Việt Nam đề nghị tạm dừng và kéo dài thời gian tham vấn trước khi xây dựng đối với dự án này để bảo vệ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nên kéo dài thời gian tham vấn
Đồng quan điểm với mối quan ngại của các chuyên gia quốc tế về việc xúc tiến xây dựng đập thủy điện Pak Beng trên dòng chính sông Mekong tại Lào quá nhanh trong khi các bên liên quan vẫn chưa nhận đủ thông tin cũng như đánh giá ảnh hưởng về môi trường của dự án, các chuyên gia Việt Nam kiến nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải kéo dài thời gian tham vấn dự án mà theo kế hoạch của Ủy hội sông Mekong (MRC) đưa ra là sẽ dừng trong tháng 6 tới đây.
Kiến nghị này được các chuyên gia Việt Nam nêu lên tại buổi Hội thảo tham vấn về dự án thủy điện Pak Beng của Lào, vừa được Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) tổ chức vào ngày 12/05/17, tại Cần Thơ, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, kiêm chủ tịch của VNMC.
Các chuyên gia Việt Nam kiến nghị kéo thời gian tham vấn với lý do số liệu của Ban Tư vấn dự án Pak Beng đưa ra không được cập nhật kịp thời, phương pháp không phù hợp và tiêu chuẩn đánh giá lấy theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng vì công ty của Trung Quốc xây dựng không dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế và của MRC nên không thể tin cậy và sẽ kéo theo hậu quả phản ánh trung thực đánh giá về tác động của dự án này đối với các quốc gia ở vùng hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam.
Phó Giáo Sư-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, công tác tại Đại học Cần Thơ, cho RFA biết về mối lo ngại được nêu ra tại Hội thảo diễn ra vào hôm 12 tháng 5:
“Hầu hết các chuyên gia lo ngại là cái đập đó sẽ giữ lại phần lớn phù sa và bùn cát ở thượng nguồn, không đi về phía hạ lưu được, làm thay đổi về mặt dòng chảy và một phần làm ảnh hưởng đến nguồn cá và các hệ sinh thái…Có nhiều vấn đề lắm. Tại vì dự án này không đánh giá đầy đủ qua những tác động của nó lên vùng hạ lưu, rất mờ nhạt. Do đó, hầu hết chuyên gia đều phản bác dự án này.”
Báo giới trong nước cũng trích dẫn ý kiến của Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước của Quốc hội, tại buổi Hội thảo rằng không chỉ các dự án đập thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong tại Lào phải cung cấp đầy đủ số liệu kỹ thuật trong việc đánh giá tác động môi trường từ ngắn hạn cho đến dài hạn mà còn phải thông báo cho các quốc gia khu vực sông Mekong biết về cách thức quản lý tốt nguồn nước cũng như cơ chế vận hành các đập thủy điện từ Trung Quốc.
Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân còn nêu lên yếu tố an toàn của các đập thủy điện trên thượng nguồn là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo đập Pak Beng được xây dựng ở vùng động đất mạnh, nếu như đập vỡ thì sẽ kéo theo dây chuyền vỡ các đập thủy điện là không thể tránh khỏi.
Theo số liệu của Ủy hội sông Mekong, Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Trong đó, Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Đập Pak Beng là đập thủy điện thứ ba của Lào, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong. Và cũng theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đập thủy điện dòng chính sông Mekong của MRC đưa ra hồi năm 2010 thì các con đập này sẽ làm tổn thất khoảng 500 triệu Mỹ kim cho các ngành thủy sản và nông nghiệp và hơn 100 loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Mặc dù vậy, các quốc gia khu vực sông Mekong không nhận được thông tin đầy đủ về các dự án đập thủy điện của Trung Quốc xây tại lãnh thổ của Hoa Lục vì Trung Quốc không là thành viên của MRC nên không có nghĩa vụ bắt buộc phải cung cấp đầy đủ số liệu theo yêu cầu của các quốc gia thuộc Ủy hội sông Mekong.
Tác động của đập thủy điện lên Việt Nam
Các chuyên gia Việt Nam cho rằng với các thông tin về dự án đập thủy điện xây trên dòng chính Mekong, hiện vẫn chưa có tính toán khoa học nào phản ánh tác động đối với Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 20 đến 30 năm sau, trong khi hiện tại khu vực này bị sạt lở vì trầm tích phù sa của dòng sông đang sụt giảm do tác động của các đập thủy điện này. Số liệu mới nhất cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long có 581 km bờ sông và bờ biển bị sạt lở nặng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, vừa được đưa ra tại buổi làm việc giữa lãnh đạo các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào chiều ngày 15/05/2017, tại An Giang. Các chuyên gia về môi trường ở Việt Nam cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn hạn-mặn lịch sử năm 2015-2016 tại Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lên đến 5.500 tỷ đồng, là do cơ chế vận hành xả nước đập thủy điện của Trung Quốc và Lào trên thượng nguồn sông Mekong.
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do về tác động môi trường sinh thái hiện tại của các đập thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong ở Lào, kể từ khi hai đập Xayaburi và Don Sahong khởi công, Tiến sĩ Dương Văn Ni, thuộc trường Đại Học Cần Thơ cho biết:
“Về các đập trên Lào đang khởi động xây dựng, hiện nay tác động đầu tiên là làm xáo trộn dòng sông, nói đúng hơn đang làm tăng độ đục của dòng nước, một số loài cá di cư, đặc biệt cá di cư từ Biển Hồ lên hạ Lào giảm đáng kể. Thứ hai, quá trình xây dựng tạo độ đục trên dòng sông nên nhiều vùng như những hố sâu chẳng hạn là chỗ đẻ cho nhiều loài cá vào mùa khô bị mất đi những chỗ đẻ đó thì trong năm 2015 và 2016, các chỗ chúng tôi quan sát thì các loài cá, đặc biệt cá di cư-cá trắng giảm đáng kể khi về Đồng bằng sông Cửu Long”.
Kết thúc buổi Hội thảo tham vấn về dự án thủy điện Pak Beng của Lào trên dòng chính sông Mekong, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cam kết sẽ xem xét kiến nghị của các chuyên gia cũng như sẽ báo cáo Chính phủ Việt Nam và Ủy hội sông Mekong đề xuất kéo dài thời gian tham vấn cộng đồng để “bảo đảm quyền lợi chính đáng của 20 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cân bằng lợi ích của Lào với các quốc gia trong vùng dựa trên những quy định pháp lý về khai thác nguồn nước sông Mekong”. Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết theo Hiệp định Mekong thì những đề xuất tham vấn không có quyền phủ quyết đối với quyết định xây đập thủy điện của Lào:
“Trong Hiệp định Mekong nói là tham vấn trước nhưng Lào không bắt buộc phải nghe theo tham vấn phản đối của một quốc gia nào đó. Bởi vì nó không có quyền phủ quyết. Tham vấn giống như một lời khuyên mà người ta nghe hay không nghe thì thôi. Đó là quyền của người ta.”
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cũng nêu lên thắc mắc của các chuyên gia Việt Nam rằng không rõ mục đích của Trung Quốc đầu tư vào chuỗi dự án đập thủy điện của Lào xây trên dòng chính sông Mekong có phải nhằm khống chế nguồn nước sông Mekong hay không?
“Tiềm năng thủy điện các dòng nhánh bên Lào cao hơn dòng chính rất nhiều. Tiềm năng các dòng nhánh được đánh giá là 13 ngàn Megawatt (MWs). Trong khi đó, dòng chính có 6 ngàn 800 MWs. Tôi không nhớ chính xác con số, nhưng mà dòng nhánh lớn hơn. Tuy nhiên, tác động của dòng nhánh lại ít hơn dòng chính.”
Trong khi lo ngại vừa nêu của các chuyên gia Việt Nam chưa có câu trả lời thì Việt Nam luôn thụ động trong các biện pháp đối phó với hậu quả xảy đến, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, như xin Trung Quốc xả nước đập thủy điện lúc nạn hạn-mặn hồi năm 2016 là hoàn toàn bất lợi cho quốc gia.