Cá bị cho là nhiễm độc tại một cơ sở đông lạnh ở Hà Tĩnh hồi tháng 4 năm nay, 1 năm sau thảm họa môi trường biển do công ty Đài Loan Formosa gây ra.
VOA | 19.05.2017
Mặc dù bộ trưởng Trần Hồng Hà từng tuyên bố “biển miền Trung đã an toàn”, chính phủ Việt Nam quyết định tiếp tục ngưng khai thác hải sản tầng đáy khu vực biển miền Trung bị nhiễm độc vì chất thải của công ty Formosa.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã đưa ra yêu cầu này hôm 17/5 tại cuộc họp của Ban chỉ đạo nhằm khắc phục sự cố và ổn định đời sống cũng như kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố được coi là thảm họa môi trường tồi tệ nhất từng xảy ra ở Việt Nam.
“Năm ngoái họ nói là biển sạch và an toàn nhưng năm nay họ lại nói là trong tầm 20 hải lý tính từ bờ biển trở ra là không nên đánh (bắt hải sản) vẫn chứng tỏ rằng những phát ngôn của họ chỉ phục vụ cho ý đồ chính trị của họ muốn dẹp tan dư luận khi mà dư luận người ta đang bùng sôi và phẫn nộ về chuyện đó.”
Động thái này càng làm nhiều người nghi ngờ sự an toàn của vùng biển nơi mà người đứng đầu Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam từng xuống tắm và ăn hải sản để chứng minh biển đã an toàn.
Trong một lần trả lời chất vấn trước quốc hội ngày 16/11 năm ngoái, bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định “toàn bộ mọi hoạt động có thể tiến hành bình thường” trên khu vực biển mà ông cho là đã an toàn. Ông còn nói thêm rằng “toàn bộ hải sản biển miền Trung đều an toàn.”
Tờ Tuổi Trẻ tường thuật rằng tại cuộc họp ở Hà Nội hôm 17/5, phó thủ tướng Bình “yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này.”
Nhận xét về sự mâu thuẫn trong các phát ngôn của giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Chí Tuyến nói: ”Năm ngoái họ nói là biển sạch và an toàn nhưng năm nay họ lại nói là trong tầm 20 hải lý tính từ bờ biển trở ra là không nên đánh (bắt hải sản) vẫn chứng tỏ rằng những phát ngôn của họ chỉ phục vụ cho ý đồ chính trị của họ muốn dẹp tan dư luận khi mà dư luận người ta đang bùng sôi và phẫn nộ về chuyện đó. Họ dùng những lời lẽ đó để làm dịu dư luận đi thôi chứ thực ra biển vẫn còn là ô nhiễm.”
Dưới góc độ một người dân, anh Tuyến cho rằng “khu vực biển bị nhiễm độc như vậy không thể nào ngày 1 ngày 2 mà có thể giải quyết được và biển không thể nào tự làm sạch như tuyên bố của các quan chức và những tuyên truyền trên báo đài và các phương tiện truyền thông đại chúng.”
Chuyên gia môi trường Lê Xuân Lan nói dân cần được thông tin minh bạch và những giải thích rõ ràng hơn từ chính phủ. ”Bộ Tài nguyên Môi trường phải có trách nhiệm trả lời những câu hỏi. Bây giờ anh nói anh cấm khai thác hải sản ở tầng đáy, thì là tại sao? Thì cái đó phải là bộ Tài nguyên Môi trường trả lời để cho người dân biết những thông tin đó. Tại sao vẫn cấm những loại đó? Nó vẫn còn mức độ nguy hiểm thì cấm?
Mặc dù dân chúng đã trở lại tắm biển và ăn hải sản ở khu vực này nhưng giảng viên Đại học Tài Nguyên Môi Trường Lê Xuân Lan nói khách du lịch nước ngoài vẫn không tin vào sự an toàn của nơi này. ”Người nước ngoài đến Việt Nam, kể cả Việt Kiều về, cũng vẫn còn rất sợ. Họ còn sợ cả không dám xuống biển tắm. Như vậy rõ ràng vấn đề môi trường chưa có mức độ tin cậy cao cho nên nó đưa ra những nghi ngờ như vậy.”
Mặc dù chưa có trường hợp nhiễm độc hải sản nào được chính thức công bố từ vụ việc này nhưng một chuyên gia luật của Mỹ cách đây 1 tuần cảnh báo về nguy cơ hải sản Việt Nam nhập vào Mỹ có thể bị nhiễm độc từ vụ xả thải Formosa. Năm ngoái, một nhóm nhà hoạt động Mỹ gốc Việt gửi 1 thỉnh nguyện thư tới Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) để thúc giục cơ quan này xét nghiệm và điều tra toàn bộ hải sản nhập từ Việt Nam.
Không hài lòng với cách giải quyết thảm họa môi trường này, người dân ở trong nước vẫn tiếp tục biểu tình và đấu tranh đòi chính quyền đóng cửa nhà máy Formosa cũng như đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Theo anh Tuyến, một người theo dõi tình hình đấu tranh của dân trước thảm họa môi trường Formosa, bồi thường không thỏa đáng là nguyên nhân của làn sóng đấu tranh của người dân miền Trung trong những tháng qua.
“Có thông tin bồi thường tiền nhưng cho tới thời điểm hiện tại, tức là sau hơn 1 năm, thì nhiều người dân thuộc huyện được hỗ trợ số tiền đó người ta vẫn chưa nhận được hoặc nhận với số tiền rất ít ỏi. Chính vì vậy mà người dân liên tiếp trong Hà Tĩnh và Nghệ An đi đòi quyền lợi đó. Người ta yêu cầu đòi minh bạch chuyện đó,” theo anh Tuyến.
Formosa đã thực hiện cam kết với chính phủ Việt Nam, bồi thường 500 triệu đô la cho nạn nhân, đồng thời đầu tư thêm 1 tỷ đô la vào liên doanh thép tại Việt Nam trước khi hoạt động của nhà máy Formosa – Hà Tĩnh khởi sự lại vào tháng sau. Đưa Formosa vào vận hành là một trong ba giải pháp chính mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Việt Nam vừa đề xuất nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng (GDP) 6,7% của năm 2017. Ngày khởi sự đã bị trì hoãn vì các cuộc biểu tình của dân chúng miền Trung.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói “chính quyền sẽ bất chấp hậu quả để chạy theo GDP” và trong các điều kiện đó, sẽ tiếp tục xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân. ”Họ vẫn cứ để cho Formosa thì khi mà Formosa đi vào hoạt động luyện kim như thế thì chắc chắn với công nghệ lạc hậu nó sẽ tiếp tục xảy ra những sự cố tiếp theo và nó không thể nào đảm bảo đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường như họ công bố được. Và sự xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương cũng như chính quyền trung ương chắc chắc sẽ gia tăng chứ nó không thể giảm đi được.”
May 19, 2017
Chính phủ thừa nhận biển miền Trung vẫn nhiễm độc từ Formosa
by HR Defender • [Human Rights]
Cá bị cho là nhiễm độc tại một cơ sở đông lạnh ở Hà Tĩnh hồi tháng 4 năm nay, 1 năm sau thảm họa môi trường biển do công ty Đài Loan Formosa gây ra.
VOA | 19.05.2017
Mặc dù bộ trưởng Trần Hồng Hà từng tuyên bố “biển miền Trung đã an toàn”, chính phủ Việt Nam quyết định tiếp tục ngưng khai thác hải sản tầng đáy khu vực biển miền Trung bị nhiễm độc vì chất thải của công ty Formosa.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã đưa ra yêu cầu này hôm 17/5 tại cuộc họp của Ban chỉ đạo nhằm khắc phục sự cố và ổn định đời sống cũng như kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố được coi là thảm họa môi trường tồi tệ nhất từng xảy ra ở Việt Nam.
Động thái này càng làm nhiều người nghi ngờ sự an toàn của vùng biển nơi mà người đứng đầu Bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam từng xuống tắm và ăn hải sản để chứng minh biển đã an toàn.
Trong một lần trả lời chất vấn trước quốc hội ngày 16/11 năm ngoái, bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định “toàn bộ mọi hoạt động có thể tiến hành bình thường” trên khu vực biển mà ông cho là đã an toàn. Ông còn nói thêm rằng “toàn bộ hải sản biển miền Trung đều an toàn.”
Tờ Tuổi Trẻ tường thuật rằng tại cuộc họp ở Hà Nội hôm 17/5, phó thủ tướng Bình “yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này.”
Nhận xét về sự mâu thuẫn trong các phát ngôn của giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Chí Tuyến nói: ”Năm ngoái họ nói là biển sạch và an toàn nhưng năm nay họ lại nói là trong tầm 20 hải lý tính từ bờ biển trở ra là không nên đánh (bắt hải sản) vẫn chứng tỏ rằng những phát ngôn của họ chỉ phục vụ cho ý đồ chính trị của họ muốn dẹp tan dư luận khi mà dư luận người ta đang bùng sôi và phẫn nộ về chuyện đó. Họ dùng những lời lẽ đó để làm dịu dư luận đi thôi chứ thực ra biển vẫn còn là ô nhiễm.”
Vết nước màu đỏ tại Vũng Áng. Nhiều người ghi ngờ rằng đây là dải chất độc trôi nổi trên biển từ chất thải của Formosa (Facebook Danlambao)
Dưới góc độ một người dân, anh Tuyến cho rằng “khu vực biển bị nhiễm độc như vậy không thể nào ngày 1 ngày 2 mà có thể giải quyết được và biển không thể nào tự làm sạch như tuyên bố của các quan chức và những tuyên truyền trên báo đài và các phương tiện truyền thông đại chúng.”
Chuyên gia môi trường Lê Xuân Lan nói dân cần được thông tin minh bạch và những giải thích rõ ràng hơn từ chính phủ. ”Bộ Tài nguyên Môi trường phải có trách nhiệm trả lời những câu hỏi. Bây giờ anh nói anh cấm khai thác hải sản ở tầng đáy, thì là tại sao? Thì cái đó phải là bộ Tài nguyên Môi trường trả lời để cho người dân biết những thông tin đó. Tại sao vẫn cấm những loại đó? Nó vẫn còn mức độ nguy hiểm thì cấm?
Mặc dù dân chúng đã trở lại tắm biển và ăn hải sản ở khu vực này nhưng giảng viên Đại học Tài Nguyên Môi Trường Lê Xuân Lan nói khách du lịch nước ngoài vẫn không tin vào sự an toàn của nơi này. ”Người nước ngoài đến Việt Nam, kể cả Việt Kiều về, cũng vẫn còn rất sợ. Họ còn sợ cả không dám xuống biển tắm. Như vậy rõ ràng vấn đề môi trường chưa có mức độ tin cậy cao cho nên nó đưa ra những nghi ngờ như vậy.”
Mặc dù chưa có trường hợp nhiễm độc hải sản nào được chính thức công bố từ vụ việc này nhưng một chuyên gia luật của Mỹ cách đây 1 tuần cảnh báo về nguy cơ hải sản Việt Nam nhập vào Mỹ có thể bị nhiễm độc từ vụ xả thải Formosa. Năm ngoái, một nhóm nhà hoạt động Mỹ gốc Việt gửi 1 thỉnh nguyện thư tới Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) để thúc giục cơ quan này xét nghiệm và điều tra toàn bộ hải sản nhập từ Việt Nam.
Đoàn người từ 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ tỉnh Nghệ An, đã quyết tâm đi bộ trên đoạn đường dài gần 200km để nộp đơn kiện Formosa, ngày 14/02/2017. (Ảnh Tin Mừng cho Người nghèo)
Không hài lòng với cách giải quyết thảm họa môi trường này, người dân ở trong nước vẫn tiếp tục biểu tình và đấu tranh đòi chính quyền đóng cửa nhà máy Formosa cũng như đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Theo anh Tuyến, một người theo dõi tình hình đấu tranh của dân trước thảm họa môi trường Formosa, bồi thường không thỏa đáng là nguyên nhân của làn sóng đấu tranh của người dân miền Trung trong những tháng qua.
“Có thông tin bồi thường tiền nhưng cho tới thời điểm hiện tại, tức là sau hơn 1 năm, thì nhiều người dân thuộc huyện được hỗ trợ số tiền đó người ta vẫn chưa nhận được hoặc nhận với số tiền rất ít ỏi. Chính vì vậy mà người dân liên tiếp trong Hà Tĩnh và Nghệ An đi đòi quyền lợi đó. Người ta yêu cầu đòi minh bạch chuyện đó,” theo anh Tuyến.
Formosa đã thực hiện cam kết với chính phủ Việt Nam, bồi thường 500 triệu đô la cho nạn nhân, đồng thời đầu tư thêm 1 tỷ đô la vào liên doanh thép tại Việt Nam trước khi hoạt động của nhà máy Formosa – Hà Tĩnh khởi sự lại vào tháng sau. Đưa Formosa vào vận hành là một trong ba giải pháp chính mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Việt Nam vừa đề xuất nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng (GDP) 6,7% của năm 2017. Ngày khởi sự đã bị trì hoãn vì các cuộc biểu tình của dân chúng miền Trung.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói “chính quyền sẽ bất chấp hậu quả để chạy theo GDP” và trong các điều kiện đó, sẽ tiếp tục xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân. ”Họ vẫn cứ để cho Formosa thì khi mà Formosa đi vào hoạt động luyện kim như thế thì chắc chắn với công nghệ lạc hậu nó sẽ tiếp tục xảy ra những sự cố tiếp theo và nó không thể nào đảm bảo đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường như họ công bố được. Và sự xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương cũng như chính quyền trung ương chắc chắc sẽ gia tăng chứ nó không thể giảm đi được.”