Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/5/2017
Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt Hoàng Đức Bình bị bắt
Front Line Defenders: Sáng ngày 15/5, công an tỉnh Nghệ An đã dàn cảnh chặn xe của linh mục Nguyễn Đình Thục để bắt cóc Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt, một nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ môi trường.
Linh mục Thục và những người đi trên xe cho biết khi xe đến thị trấn Diễn Châu, công an giao thông chặn xe và trong khi lái xe đang xuất trình giấy tờ thì nhân viên mặc thường phục mở cửa xe để lôi Hoàng Đức Bình xuống. Mật vụ đánh đập anh và tống anh lên một chiếc xe đợi sẵn và biến khỏi hiện trường.
Được tin, hàng ngàn giáo dân ở trong huyện đã kéo đến thị trấn để phản đối vụ bắt cóc.
Chiều cùng ngày, chính quyền Nghệ An công bố lệnh bắt Hoàng Đức Bình, với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Theo lệnh bắt, ông sẽ bị tạm giam trong 90 ngày để điều tra.
Trong một chia sẻ trước đó, Hoàng Đức Bình khẳng định “Nếu anh em chúng tôi bị bắt, thì nhất định là bị bắt vì đã dám lên tiếng để đòi quyền lợi cho ngư dân miền Trung. Chúng tôi chả dính dáng đến đảng phái nào. Tôi là thành viên của Phong trào Lao động Việt, một tổ chức bảo vệ người lao động tại Việt Nam.”
Trước đó 3 ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh công bố quyết định truy nã toàn quốc đối với Bạch Hồng Quyền với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng tại UBND huyện Lộc Hà vào ngày 3/4/2017.” Quyền và Bình là hai trong số những blogger năng nổ nhất trong việc đưa tin về khủng hoảng môi trường ở miền Trung và rất tích cực trong việc giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Một số blogger đã cho biết, để đối phó với người biểu tình ôn hòa, trong ngày 15/5, công an tỉnh Nghệ An đã sử dụng hệ thống âm thanh tầm xa Long Range Acoustic Device (LRAD), một loại “vũ khí âm thanh” mà Việt Nam đã mua từ Hoa Kỳ để trang bị cho tàu tuần tra của cảnh sát biển.
Được biết, Việt Nam đã mua 20 hệ thống này trị giá 800,000 USD từ America Technology Corporation tại San Diego vào cuối năm 2013. Theo một blogger thì phía Việt Nam cam kết mua những thiết bị này chỉ để dùng cho Cảnh sát biển tuần tra, bảo vệ lãnh hải; chống cuớp biển, chống các tàu nuớc ngoài xâm phạm…
———————
Phong trào Lao Động Việt: Bản lên tiếng v/v Phó Chủ tịch Hoàng Đức Bình bị bắt
Nhà nước Việt Nam lại một lần nữa dùng bạo lực để đàn áp dân chúng. Vào khoảng 9g30 sáng Thứ Hai 15/5/2017, công an đã chặn xe của Linh Mục Nguyễn Đình Thục và bắt anh Hoàng Đức Bình với 2 tội danh bịa đặt là “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” trong bản quyết định số 15 QĐ/VKS-P2.
Sự thật, là nhà cầm quyền muốn bịt miệng trói tay anh Hoàng Đức Bình vì anh đã cùng với các Linh Mục giúp hàng ngàn nạn nhân của thảm họa môi trường là công ty thép Formosa và nhà máy thủy điện Hố Hô lên tiếng đòi bồi thường.
Ngay sau đó, một số rất đông dân, từ nhiều trăm đến cả ngàn người, đã tập trung trước cổng Ủy Ban huyện Diễn Châu để đòi trả tự do cho anh Hoàng Đức Bình (coi HÌNH 1-4). Nhà nước huy động hàng trăm công an cơ động (HÌNH 5) và, để tránh đổ máu, các Linh Mục đã yêu cầu giáo dân giải tán.
Công an cũng bắt giam một số dân chúng, hiện nay chưa rõ là bao nhiêu người.
Phong Trào Lao Động Việt (PTLĐV) yêu cầu nhà nước trả tự do lập tức cho anh Hoàng Đức Bình, là Phó chủ tịch của PTLĐV.
Phong Trào Lao Động Việt cũng kêu gọi đồng bào, các hội đoàn trong và ngoài nước, và các quốc gia tự do, hãy lên tiếng bảo vệ cho những người bị bắt.
Đỗ Thị Minh Hạnh – Chủ tịch Phong trào Lao động Việt
——————–
Việt Nam: Nhiều nhà hoạt động môi trường bị đàn áp vì đưa tin về thảm họa Formosa
Front Line Defenders: Ngày 15 tháng 5 năm 2017, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình đã bị chính quyền tỉnh Nghệ An bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Một người hoạt động môi trường khác là Bạch Hồng Quyền cũng đang phải đối mặt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì những hành động tổ chức tuần hành vì môi trường. Anh Quyền hiện đang bị truy nã toàn quốc bởi lệnh truy nã của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ban hành ngày 12 tháng 5 năm 2017.
Hoàng Đức Bình là một nhà bảo vệ môi trường và là một thành viên của Phong trào Lao động Việt, một tổ chức với nhiều thành viên trong nước và nước ngoài hoạt động nhằm bảo vệ quyền của người lao động. Bạch Hồng Quyền là một người hoạt động môi trường và là thành viên của Con đường Việt Nam, một nhóm cổ súy nhân quyền và dân chủ được thành lập bởi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thúc và luật sư nhân quyền Lê Công Định. Bạch Hồng Quyến đã bị theo dõi kể từ khi anh tham gia tổ chức vụ diễu hành vào ngày 3 tháng 4 năm 2017 để đánh dấu một năm kỷ niệm ngày phát hiện thảm họa Formosa. Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền là hai trong số nhiều blogger năng động đã đưa tin về thảm hoạ môi trường do nhà máy thép Formosa của Đài Loan gây ra vào tháng 4 năm 2016, ảnh hưởng của vụ việc đối với người dân địa phương, cũng như các cuộc biểu tình chống lại công ty vì lý do gây ô nhiễm.
Sáng ngày 15 tháng 5 năm 2017, Hoàng Đức Bình đi trên xe đến thành phố Vinh cùng với một nhóm các nhà hoạt động môi trường, bao gồm linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục, một người nổi tiếng ở Việt Nam trong bảo vệ môi trường. Xe của họ bị cảnh sát thường phục chặn lại ở trung tâm huyện Diễn Châu và sau đó cảnh sát đã cưỡng bức, lôi Hoàng Đức Bình ra khỏi xe, đưa anh lên cảnh sát và chạy khỏi hiện trường. Trong quá trình bắt giữ, cảnh sát đã dùng xe phá sóng để chặn các cuộc điện thoại di động nhằm ngăn không cho các nhân chứng ở hiện trường đưa tin về vụ bắt cóc. Sau đó, chính quyền tỉnh Nghệ An công bố lệnh bắt giữ Hoàng Đức Bình do Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh ban hành hai ngày trước đó. Theo lệnh bắt giữ, Hoàng Đức Bình phải đối mặt với cáo buộc “chống lại người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và /hoặc công dân “theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Nếu bị kết án, anh sẽ phải đối mặt với án tù từ sáu tháng đến ba năm đối với cáo buộc thứ nhất và đến 7 năm đối với cáo buộc thứ hai.
Do trong thực tế, việc ngược đãi và tra tấn vẫn là những hành động phổ biến ở các nhà tù và trại tạm giam ở Việt Nam, nên có cơ sở cho rằng Hoàng Đức Bình có thể bị đối xử tàn bạo trong khi thời gian bị nhà cầm quyền bắt giữ. Các nhà chức trách sẽ giam giữ anh để điều tra trong chín mươi ngày.
Ngày 12 tháng 5 năm 2017, công an tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức đưa ra lệnh truy nã toàn quốc đối với nhà bảo vệ nhân quyền Bạch Hồng Quyen, buộc tội anh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Với cáo buộc này, anh có thể phải đối mặt với án tù lên đến bảy năm tù. Bạch Hồng Quyen hiện đang ẩn náu sau khi các phương tiện truyền thông nhà nước phát hình ảnh ảnh và kêu gọi bắt anh.
Một số người bảo vệ nhân quyền đã bị chính quyền Việt Nam quấy nhiễu vì xả chất độc công nghiệp của Formosa vào tháng 4 năm 2016, dẫn đến một số lượng lớn cá chết, khiến cho những ngư dân tại bốn tỉnh ven biển không có việc làm. Các nhà bảo vệ nhân quyền cũng đang bị bức hại vì sự tham gia của họ trong các cuộc biểu tình liên tục chống lại nhà máy thép Formosa của Đài Loan. Vào ngày 2 tháng 5 năm 2017, nhà hoạt động môi trường Lê Mỹ Hạnh đã bị một nhóm 5 người đánh đập dã man tại thành phố Hồ Chí Minh, một tháng sau khi bị tấn công trong khi đưa tin về sự phản kháng của dân chúng vì môi trường. Ngày 10 tháng 10 năm 2016, blogger và người bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt và buộc tội vì sở hữu “tài liệu chống chính phủ” liên quan đến sự cố xả thải của Formosa.
Front Line Defenders lên án việc bắt giữ và giam giữ Hoàng Đức Bình cũng như lệnh bắt giữ chống lại Bạch Hồng Quyen, mà tổ chức này tin rằng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động ôn hòa và hợp pháp của họ trong việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Front Line Defenders kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyen vì những hành động của họ là hợp pháp và ôn hòa để bảo vệ nhân quyền;
- Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Hoàng Đức Bình và thu hồi lệnh bắt giữ đối với Bạch Hồng Quyen;
- Đảm bảo rằng việc đối xử với Hoàng Đức Bình trong khi anh đang bị giam giữ, tuân thủ các điều kiện được quy định trong “Quy tắc bảo vệ tất cả mọi người dưới bất kỳ giam giữ nào”, được thông qua bởi Nghị quyết 43/173 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 9 tháng 12 năm 1988;
- Cho phép Hoàng Đức Bình tiếp cận với gia đình và luật sư của mình ngay lập tức và tự do;
- Chấm dứt nhắm mục tiêu đàn áp đối với tất cả các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và đảm bảo trong mọi trường hợp họ có thể thực hiện hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ mà không sợ trả thù và không có bất kỳ hạn chế nào, kể cả quấy rối tư pháp.
Front Line Defenders là một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Ireland. Tổ chức này đã có nhiều hỗ trợ cho người bảo vệ nhân quyền trên thế giới và đã nhiều lần lên tiếng phản đối những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
===== 16/5 =====
Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị đối xử khắc nghiệt trong Trại giam B14
Người Bảo vệ Nhân quyền: Ban lãnh đạo Trại giam B14 của Bộ Công an đã và đang áp dụng các biện pháp khắc nghiệt đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người bị bắt từ ngày 16/12/2015 và đang bị điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Cô Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Đài, người vừa được phép thăm chồng lần thứ 3 vào ngày 10/5 kể từ khi anh bị bắt, cho biết chồng cô bị giam giữ trong một phòng 7 m2 ở tầng 3. Nhà tù không cung cấp nước nóng vào mùa đông và không có quạt vào mùa hè.
Phòng cũng không có giường và luật sư Đài phải nằm trên nền xi măng, rất lạnh trong mùa đông và cực nóng trong mùa hè.
Căn phòng nằm ở gần đường Kim Giang và do vậy chịu rất nhiều tiếng ồn do các loại phương tiện đi lại, làm cho người bị giam không thể ngủ được.
Sức khỏe của luật sư Đài rất kém do hậu quả của trận đòn thù mà anh phải gánh chịu chỉ vài ngày trước khi bị bắt. Hơn thế nữa, anh bị nhiễm viêm gan B và do không được kiểm tra y tế nên không rõ bệnh tình thế nào.
Luật sư nói với vợ rằng anh bị sức ép rất lớn từ cơ quan công an.
Trong lần gặp gỡ thứ 3 này, hai vợ chồng ở hai phòng khác nhau có ngăn cách bằng hai lần kính. Hai người nói chuyện qua tai nghe và có nhiều công an đứng gần, sẵn sàng can thiệp nếu hai người nói chuyện ngoài chủ đề gia đình và sức khỏe.
Luật sư không được nói về việc bị đối xử khắc nghiệt trong khi người vợ không được kể về tình hình bên ngoài. Khi cô Khánh định thông báo về việc cô đã mời ba luật sư để bào chữa cho chồng thì công an dừng cuộc gặp.
Luật sư Đài cho biết vào ngày 06/5 anh đã từ chối nhận quà của gia đình để đòi gặp người thân. Anh cũng phản đối việc kéo dài thời gian giam giữ trước xét xử.
Cô Khánh cho biết trước khi được phép gặp chồng, bên công an đã yêu cầu cô cam kết không cung cấp tin tức về cuộc gặp cho công chúng.
——————–
Việt Nam sử dụng vũ khí âm thanh LRAD để đối phó với người biểu tình?
Người Bảo vệ Nhân quyền: Chính phủ Việt Nam bị nghi ngờ là đã sử dụng vũ khí âm thanh có tên là Hệ thống âm thanh tầm xa (Long Range Acoustic Devices – LRAD), một công cụ phi sát thương nhập khẩu từ Hoa Kỳ, để đối phó với người biểu tình ôn hòa.
Một số nguồn tin cho biết Việt Nam đã nhập khẩu 20 thiết bị LRAD trị giá 800,000 USD từ Hoa Kỳ để trang bị cho các tàu tuần tra của Cảnh sát Biển nhằm chống lại sự xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài.
Một số blogger đã cho biết chính quyền tỉnh Nghệ An đã sử dụng những công cụ trên để đối phó với giáo dân huyện Diễn Châu hôm 15/5 khi họ tập trung trước trụ sở Công an huyện để phản đối việc bắt giam không đúng luật đối với nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.
Một số video clip trên Facebook cho thấy có hai công cụ trên được lắp trên xe quân sự và phát ra những âm thanh lạ hướng vào người biểu tình.
Một số nguồn tin cho hay phía Việt Nam cam kết sử dụng công cụ trên để trang bị cho tàu tuần tra.
===== 18/5 =====
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Vương Văn Thả bị nhà cầm quyền tỉnh An Giang bắt giữ
Ngày 18/5/2017, ông Vương Văn Thả, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đã bị nhà cầm quyền tỉnh An Giang bắt giữ, và hiện nay cả gia đình vẫn bặt vô âm tín.
Một nguồn tin cho biết chính quyền đã bắt giữ ông Thả, và sau đó đưa lên một xe biển xanh, còn những người thân trong gia đình của ông Thả thì đưa lên một xe khác. Hiện tại, không ai biết tung tích của ông Thả và người thân của ông đang ở đâu.
Trước khi ông Vương Văn Thả bị bắt, nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã huy động lực lượng công an, an ninh và “dân quân tự phát” canh giữ gia đình ông, cắt điện, cắt nước và không cho người lạ đến khu vực quanh nhà trong thời gian hàng tuần.
Trước đó, ông Vương Văn Thả đã live stream cho biết, nếu nhà cầm quyền xông vào tấn công gia đình thì ông sẽ cho nổ bình gas để tự sát nhằm phản đối nhà cầm quyền đối xử hà khắc với ông.
Vào năm 2013, ông Thả từng bị Công an tỉnh An Giang bắt giữ, với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự, với bản án 3 năm tù giam.
Gần đây, ông tuyên bố có ý định thành lập một phái thuộc Hòa Hảo. Ông cũng kêu gọi lật đổ chính quyền cộng sản hiện nay.
===== 19/5 =====
Cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi bị bắt cóc, câu lưu
Người Bảo vệ Nhân quyền: Sáng 19/5/2017, cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi đi từ nhà ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn xuống Hà Nội để gặp gỡ nhiều nhà hoạt động tại đây.
Khi ông vừa từ xe khách xuống Bách hóa Thanh Xuân, ông bị lực lượng an ninh bắt cóc và đưa về giam giữ ở Trụ sở công an quận Thanh Xuân.
Chiều tối, một xe của công an tỉnh Lạng Sơn đến ép ông quay về nhà. Tới gần 9 tối ông mới được tự do.
Ông cho biết khi bị quây bởi một nhóm thường phục, ông rút điện thoại ra định gọi cho người quen nhưng ông bị cướp điện thoại. Ông cho biết lực lượng bắt và làm việc với ông là Tổng cục An ninh (Bộ Công an).
Ông Vi Đức Hồi nguyên là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Ông bị bắt ngày 27/10/2010, bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Ông được trả tự do ngày 12/4/2014 sau gần 5 năm tù giam. Thời hạn quản chế ông cũng đã hết vào ngày 12/4/2017.
Ông là hội viên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam và là hội viên sáng lập của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
===== 20/5 =====
Chính quyền Việt Nam tăng cường sách nhiễu trước Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ
Người Bảo vệ Nhân quyền: Chính quyền ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường sách nhiễu giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và người hoạt động xã hội vài ngày trước Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23/5.
Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn thông báo rằng họ đã bị an ninh mặc thường phục chặn ở nhà từ sáng sớm ngày thứ 7.
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang cho biết cô bị hàng chục mật vụ sách nhiễu không cho cô đi ra ngoài. Khi một số người bạn của cô biết tin đã đến ủng hộ cô, và mật vụ đã đánh đập một trong số họ và đe dọa những người khác.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã bị an ninh thường phục canh gác suốt mấy ngày qua.
Trưa ngày 19/5, cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi đi từ Lạng Sơn xuống Hà Nội để thăm một số người bạn tại đây. Khi ông vừa xuống xe ở Thanh Xuân, ông bị cảnh sát tại đây bắt giữ và đưa về trụ sở Công an quận. Sau nhiều giờ bị tra khảo bởi sỹ quan công an thuộc Tổng cục An ninh, ông bị một xe của công an tỉnh Lạng Sơn ép ông quay ngược trở lại Lạng Sơn.
Trong ngày thứ 7, chính quyền Việt Nam đã ngăn cản một cuộc tập huấn về truyền thông và nhân quyền được dự kiến tổ chức tại Hà Nội. Bộ Công an yêu cầu ban tổ chức hủy cuộc tập huấn và đe dọa sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với người tham dự nếu sự kiện vẫn được tiếp tục. Dưới sự đe dọa của chính quyền, để đảm bảo an toàn cho khoảng 20 nhà hoạt động, người bảo vệ nhân quyền và blogger, những người tổ chức đã buộc phải dừng cuộc tập huấn.
Từ ngày 20/5, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã đưa khoảng 50 công an và dân phòng đến bao vây gia đình của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, là mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), người đang bị giam giữ để điều tra với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
===== 21/5 =====
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga bị từ chối cho gặp hai con nhỏ
Người Bảo vệ Nhân quyền: Trần Thị Nga, người bị bắt hôm 21/1 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự đã bị từ chối không cho gặp hai con nhỏ là Phú (7 tuổi) và Tài (4 tuổi) do cô “bất hợp tác” với cơ quan công an trong quá trình điều tra.
Luật sư Hà Huy Sơn, người mới gặp cô lần đầu vào giữa tháng, cho biết công an đã kết thúc điều tra ngày 05/5 và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm soát để đưa ra tòa. Cô Nga có thể phải đối mặt với án tù 20 năm nếu bị kết án, theo luật Việt Nam hiện hành.
Trước khi bị bắt, Nga và hai con nhỏ đã nhiều lần bị hành hung và đe dọa. Cô bị đánh gẫy chân còn hai con nhỏ bị tạt mắm tôm.
Cô Nga là một trong số 6 nữ bảo vệ nhân quyền ở Đông Nam Á được Ân xá Quốc tế vinh danh hôm 07/8, một ngày trước ngày Phụ nữ Quốc tế.
——————–
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình mãn hạn tù
Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình mãn hạn tù hôm 21/5 sau năm năm và 8 tháng tù vì cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước,” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Ông và nhạc sỹ Võ Minh Trí, tức nhạc sỹ Việt Khang, bị bắt năm 2011. Vào tháng 10/2012, hai ông bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt lần lượt 6 và 4 năm tù giam.
Hai ông khi đó bị kết tội là đã tham gia một tổ chức chống chính quyền có tên gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”.
Tòa xác định ông Bình đã đăng tải các bài hát có nội dung “tuyên truyền chống Nhà nước” do ông Việt Khang sáng tác, cùng các tin tức khác lên trang mạng của tổ chức này.
Ông Bình cũng bị cáo buộc tham gia rải truyền đơn và treo cờ vàng ba sọc của chế độ cũ rồi chụp ảnh đưa lên mạng.
Sau khi ra tù, ông Trần Vũ Anh Bình sẽ chịu thêm hai năm quản chế.
Nhạc sỹ Việt Khang đã được trả tự do năm 2015.
——————–
Xét xử phúc thẩm hai ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng vào ngày 26/5
Người Bảo vệ Nhân quyền: Phiên phúc thẩm đối với hai nhà bất đồng chính kiến Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng sẽ được tiến hành vào ngày 26/5, một số nguồn tin cho biết.
Ông Kim bị bắt vào tháng 9 năm ngoái còn ông Tùng bị bắt sau đó. Hai ông bị cáo buộc “có các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Phiên tòa sơ thẩm ngày 16/12/2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết án ông Kim 13 năm còn ông Tùng 12 năm. Hai ông còn phải chịu án quản chế là năm và bốn năm tương ứng.
Cả hai ông đều từng là cựu tù nhân lương tâm. Ông Kim bị bắt năm 2009 với cáo buộc theo Điều 79. Ông được trả tự do vào tháng 7 năm 2015. Ông Tùng bị án 4 năm và được trả tự do vào giữa năm 2015.
——————–
Chính quyền thành phố HCM bao che tội phạm, sách nhiễu nạn nhân Lê Mỹ Hạnh
Người Bảo vệ Nhân quyền: Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục sách nhiễu nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh, nạn nhân của một vụ tấn công bởi nhóm dư luận viên do Phan Hùng cầm đầu, và tiếp tục bao che cho những kẻ tấn công.
Cô Hạnh cho biết cô bị chính quyền gây khó khăn cho cô trong việc tìm chỗ ở bằng cách ép chủ trọ không cho cô và bạn thuê phòng. Khi cô đến tá túc nhà anh trai thì anh này cũng bị công an địa phương gọi lên đồn làm việc vì “chứa chấp người lạ”.
Công an còn gây khó khăn cho luật sư của cô trong việc tiếp cận hồ sơ vụ việc.
Trong khi đó, Phan Hùng, người đưa video clip vụ đánh đập lên trang Facebook cá nhân, chỉ bị công an bắt giữ một ngày và được tự do ngay hôm sau.
Có vẻ như chính quyền thành phố đang bao che cho những tên tội phạm nhưng lại đàn áp nạn nhân, cô Hạnh nói.
Ngày 02/5, cô Hạnh và bạn gái đã bị đánh đập dã man ngay tại phòng trọ của họ bởi một nhóm người xưng danh là dư luận viên. Hiện hai nạn nhân vẫn chưa bình phục vì trận đòn thù.
========================
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây
May 21, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 21 từ ngày 15 đến 21/5/2017: Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị bắt
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/5/2017
Ngày 15/5, chính quyền tỉnh Nghệ An đã bắt cóc Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt khi ông đang đi cùng một số linh mục Công giáo ở huyện Diễn Châu. Sau đó, công an tỉnh công bố lệnh bắt được phê chuẩn bởi Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An trước đó hai ngày, với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Theo lệnh bắt, ông sẽ bị tạm giam trong 90 ngày để điều tra.
Phản ứng với lệnh bắt, Phong trào Lao Động Việt đã ra tuyên bố phản đối và yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Bình. Tổ chức Front Line Defenders có trụ sở tại Dublin (Ireland) cũng ra tuyên cáo chỉ trích vụ bắt giữ.
Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và hoạt động xã hội trong nhiều ngày trước Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ. Nhiều nhà hoạt động bị canh gác trong khi một số người khác thì bị câu lưu và đe dọa bởi lực lượng mật vụ cùng côn đồ.
Công an tỉnh An Giang đã bắt giữ Vương Văn Thả và gia đình vào ngày 18/5. Ông Thả, một cựu tù nhân chính trị, dự định thành lập một giáo phái Hòa Hảo, và hay kêu gọi lật đổ chính quyền Việt Nam.
Công an tỉnh Hà Nam không cho nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga được gặp hai con nhỏ của mình sau khi kết thúc điều tra, với lý do là cô không chịu hợp tác với cơ quan công an. Công an nói với gia đình là cô không thừa nhận cáo buộc và không chịu ký vào các biên bản làm việc trong quá trình thẩm vấn.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đang bị đối xử hà khắc trong Trại giam B14 ở Hà Nội của Bộ Công an. Ông bị giam giữ trong một phòng chật hẹp, không có nước nóng vào mùa đông và không có quạt trong mùa hè. Ông còn bị bắt nằm trên nền xi măng trong khi mắc rất nhiều bệnh.
Cùng nhiều tin quan trọng khác
Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt Hoàng Đức Bình bị bắt
Front Line Defenders: Sáng ngày 15/5, công an tỉnh Nghệ An đã dàn cảnh chặn xe của linh mục Nguyễn Đình Thục để bắt cóc Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt, một nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ môi trường.
Linh mục Thục và những người đi trên xe cho biết khi xe đến thị trấn Diễn Châu, công an giao thông chặn xe và trong khi lái xe đang xuất trình giấy tờ thì nhân viên mặc thường phục mở cửa xe để lôi Hoàng Đức Bình xuống. Mật vụ đánh đập anh và tống anh lên một chiếc xe đợi sẵn và biến khỏi hiện trường.
Được tin, hàng ngàn giáo dân ở trong huyện đã kéo đến thị trấn để phản đối vụ bắt cóc.
Chiều cùng ngày, chính quyền Nghệ An công bố lệnh bắt Hoàng Đức Bình, với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Theo lệnh bắt, ông sẽ bị tạm giam trong 90 ngày để điều tra.
Trong một chia sẻ trước đó, Hoàng Đức Bình khẳng định “Nếu anh em chúng tôi bị bắt, thì nhất định là bị bắt vì đã dám lên tiếng để đòi quyền lợi cho ngư dân miền Trung. Chúng tôi chả dính dáng đến đảng phái nào. Tôi là thành viên của Phong trào Lao động Việt, một tổ chức bảo vệ người lao động tại Việt Nam.”
Trước đó 3 ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh công bố quyết định truy nã toàn quốc đối với Bạch Hồng Quyền với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng tại UBND huyện Lộc Hà vào ngày 3/4/2017.” Quyền và Bình là hai trong số những blogger năng nổ nhất trong việc đưa tin về khủng hoảng môi trường ở miền Trung và rất tích cực trong việc giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Một số blogger đã cho biết, để đối phó với người biểu tình ôn hòa, trong ngày 15/5, công an tỉnh Nghệ An đã sử dụng hệ thống âm thanh tầm xa Long Range Acoustic Device (LRAD), một loại “vũ khí âm thanh” mà Việt Nam đã mua từ Hoa Kỳ để trang bị cho tàu tuần tra của cảnh sát biển.
Được biết, Việt Nam đã mua 20 hệ thống này trị giá 800,000 USD từ America Technology Corporation tại San Diego vào cuối năm 2013. Theo một blogger thì phía Việt Nam cam kết mua những thiết bị này chỉ để dùng cho Cảnh sát biển tuần tra, bảo vệ lãnh hải; chống cuớp biển, chống các tàu nuớc ngoài xâm phạm…
———————
Phong trào Lao Động Việt: Bản lên tiếng v/v Phó Chủ tịch Hoàng Đức Bình bị bắt
Nhà nước Việt Nam lại một lần nữa dùng bạo lực để đàn áp dân chúng. Vào khoảng 9g30 sáng Thứ Hai 15/5/2017, công an đã chặn xe của Linh Mục Nguyễn Đình Thục và bắt anh Hoàng Đức Bình với 2 tội danh bịa đặt là “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” trong bản quyết định số 15 QĐ/VKS-P2.
Sự thật, là nhà cầm quyền muốn bịt miệng trói tay anh Hoàng Đức Bình vì anh đã cùng với các Linh Mục giúp hàng ngàn nạn nhân của thảm họa môi trường là công ty thép Formosa và nhà máy thủy điện Hố Hô lên tiếng đòi bồi thường.
Ngay sau đó, một số rất đông dân, từ nhiều trăm đến cả ngàn người, đã tập trung trước cổng Ủy Ban huyện Diễn Châu để đòi trả tự do cho anh Hoàng Đức Bình (coi HÌNH 1-4). Nhà nước huy động hàng trăm công an cơ động (HÌNH 5) và, để tránh đổ máu, các Linh Mục đã yêu cầu giáo dân giải tán.
Công an cũng bắt giam một số dân chúng, hiện nay chưa rõ là bao nhiêu người.
Phong Trào Lao Động Việt (PTLĐV) yêu cầu nhà nước trả tự do lập tức cho anh Hoàng Đức Bình, là Phó chủ tịch của PTLĐV.
Phong Trào Lao Động Việt cũng kêu gọi đồng bào, các hội đoàn trong và ngoài nước, và các quốc gia tự do, hãy lên tiếng bảo vệ cho những người bị bắt.
Đỗ Thị Minh Hạnh – Chủ tịch Phong trào Lao động Việt
——————–
Việt Nam: Nhiều nhà hoạt động môi trường bị đàn áp vì đưa tin về thảm họa Formosa
Front Line Defenders: Ngày 15 tháng 5 năm 2017, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình đã bị chính quyền tỉnh Nghệ An bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Một người hoạt động môi trường khác là Bạch Hồng Quyền cũng đang phải đối mặt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì những hành động tổ chức tuần hành vì môi trường. Anh Quyền hiện đang bị truy nã toàn quốc bởi lệnh truy nã của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ban hành ngày 12 tháng 5 năm 2017.
Hoàng Đức Bình là một nhà bảo vệ môi trường và là một thành viên của Phong trào Lao động Việt, một tổ chức với nhiều thành viên trong nước và nước ngoài hoạt động nhằm bảo vệ quyền của người lao động. Bạch Hồng Quyền là một người hoạt động môi trường và là thành viên của Con đường Việt Nam, một nhóm cổ súy nhân quyền và dân chủ được thành lập bởi tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thúc và luật sư nhân quyền Lê Công Định. Bạch Hồng Quyến đã bị theo dõi kể từ khi anh tham gia tổ chức vụ diễu hành vào ngày 3 tháng 4 năm 2017 để đánh dấu một năm kỷ niệm ngày phát hiện thảm họa Formosa. Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền là hai trong số nhiều blogger năng động đã đưa tin về thảm hoạ môi trường do nhà máy thép Formosa của Đài Loan gây ra vào tháng 4 năm 2016, ảnh hưởng của vụ việc đối với người dân địa phương, cũng như các cuộc biểu tình chống lại công ty vì lý do gây ô nhiễm.
Sáng ngày 15 tháng 5 năm 2017, Hoàng Đức Bình đi trên xe đến thành phố Vinh cùng với một nhóm các nhà hoạt động môi trường, bao gồm linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục, một người nổi tiếng ở Việt Nam trong bảo vệ môi trường. Xe của họ bị cảnh sát thường phục chặn lại ở trung tâm huyện Diễn Châu và sau đó cảnh sát đã cưỡng bức, lôi Hoàng Đức Bình ra khỏi xe, đưa anh lên cảnh sát và chạy khỏi hiện trường. Trong quá trình bắt giữ, cảnh sát đã dùng xe phá sóng để chặn các cuộc điện thoại di động nhằm ngăn không cho các nhân chứng ở hiện trường đưa tin về vụ bắt cóc. Sau đó, chính quyền tỉnh Nghệ An công bố lệnh bắt giữ Hoàng Đức Bình do Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh ban hành hai ngày trước đó. Theo lệnh bắt giữ, Hoàng Đức Bình phải đối mặt với cáo buộc “chống lại người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và /hoặc công dân “theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Nếu bị kết án, anh sẽ phải đối mặt với án tù từ sáu tháng đến ba năm đối với cáo buộc thứ nhất và đến 7 năm đối với cáo buộc thứ hai.
Do trong thực tế, việc ngược đãi và tra tấn vẫn là những hành động phổ biến ở các nhà tù và trại tạm giam ở Việt Nam, nên có cơ sở cho rằng Hoàng Đức Bình có thể bị đối xử tàn bạo trong khi thời gian bị nhà cầm quyền bắt giữ. Các nhà chức trách sẽ giam giữ anh để điều tra trong chín mươi ngày.
Ngày 12 tháng 5 năm 2017, công an tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức đưa ra lệnh truy nã toàn quốc đối với nhà bảo vệ nhân quyền Bạch Hồng Quyen, buộc tội anh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Với cáo buộc này, anh có thể phải đối mặt với án tù lên đến bảy năm tù. Bạch Hồng Quyen hiện đang ẩn náu sau khi các phương tiện truyền thông nhà nước phát hình ảnh ảnh và kêu gọi bắt anh.
Một số người bảo vệ nhân quyền đã bị chính quyền Việt Nam quấy nhiễu vì xả chất độc công nghiệp của Formosa vào tháng 4 năm 2016, dẫn đến một số lượng lớn cá chết, khiến cho những ngư dân tại bốn tỉnh ven biển không có việc làm. Các nhà bảo vệ nhân quyền cũng đang bị bức hại vì sự tham gia của họ trong các cuộc biểu tình liên tục chống lại nhà máy thép Formosa của Đài Loan. Vào ngày 2 tháng 5 năm 2017, nhà hoạt động môi trường Lê Mỹ Hạnh đã bị một nhóm 5 người đánh đập dã man tại thành phố Hồ Chí Minh, một tháng sau khi bị tấn công trong khi đưa tin về sự phản kháng của dân chúng vì môi trường. Ngày 10 tháng 10 năm 2016, blogger và người bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt và buộc tội vì sở hữu “tài liệu chống chính phủ” liên quan đến sự cố xả thải của Formosa.
Front Line Defenders lên án việc bắt giữ và giam giữ Hoàng Đức Bình cũng như lệnh bắt giữ chống lại Bạch Hồng Quyen, mà tổ chức này tin rằng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động ôn hòa và hợp pháp của họ trong việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Front Line Defenders kêu gọi chính quyền Việt Nam:
Front Line Defenders là một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Ireland. Tổ chức này đã có nhiều hỗ trợ cho người bảo vệ nhân quyền trên thế giới và đã nhiều lần lên tiếng phản đối những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
===== 16/5 =====
Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị đối xử khắc nghiệt trong Trại giam B14
Người Bảo vệ Nhân quyền: Ban lãnh đạo Trại giam B14 của Bộ Công an đã và đang áp dụng các biện pháp khắc nghiệt đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người bị bắt từ ngày 16/12/2015 và đang bị điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Cô Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Đài, người vừa được phép thăm chồng lần thứ 3 vào ngày 10/5 kể từ khi anh bị bắt, cho biết chồng cô bị giam giữ trong một phòng 7 m2 ở tầng 3. Nhà tù không cung cấp nước nóng vào mùa đông và không có quạt vào mùa hè.
Phòng cũng không có giường và luật sư Đài phải nằm trên nền xi măng, rất lạnh trong mùa đông và cực nóng trong mùa hè.
Căn phòng nằm ở gần đường Kim Giang và do vậy chịu rất nhiều tiếng ồn do các loại phương tiện đi lại, làm cho người bị giam không thể ngủ được.
Sức khỏe của luật sư Đài rất kém do hậu quả của trận đòn thù mà anh phải gánh chịu chỉ vài ngày trước khi bị bắt. Hơn thế nữa, anh bị nhiễm viêm gan B và do không được kiểm tra y tế nên không rõ bệnh tình thế nào.
Luật sư nói với vợ rằng anh bị sức ép rất lớn từ cơ quan công an.
Trong lần gặp gỡ thứ 3 này, hai vợ chồng ở hai phòng khác nhau có ngăn cách bằng hai lần kính. Hai người nói chuyện qua tai nghe và có nhiều công an đứng gần, sẵn sàng can thiệp nếu hai người nói chuyện ngoài chủ đề gia đình và sức khỏe.
Luật sư không được nói về việc bị đối xử khắc nghiệt trong khi người vợ không được kể về tình hình bên ngoài. Khi cô Khánh định thông báo về việc cô đã mời ba luật sư để bào chữa cho chồng thì công an dừng cuộc gặp.
Luật sư Đài cho biết vào ngày 06/5 anh đã từ chối nhận quà của gia đình để đòi gặp người thân. Anh cũng phản đối việc kéo dài thời gian giam giữ trước xét xử.
Cô Khánh cho biết trước khi được phép gặp chồng, bên công an đã yêu cầu cô cam kết không cung cấp tin tức về cuộc gặp cho công chúng.
——————–
Việt Nam sử dụng vũ khí âm thanh LRAD để đối phó với người biểu tình?
Người Bảo vệ Nhân quyền: Chính phủ Việt Nam bị nghi ngờ là đã sử dụng vũ khí âm thanh có tên là Hệ thống âm thanh tầm xa (Long Range Acoustic Devices – LRAD), một công cụ phi sát thương nhập khẩu từ Hoa Kỳ, để đối phó với người biểu tình ôn hòa.
Một số nguồn tin cho biết Việt Nam đã nhập khẩu 20 thiết bị LRAD trị giá 800,000 USD từ Hoa Kỳ để trang bị cho các tàu tuần tra của Cảnh sát Biển nhằm chống lại sự xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài.
Một số blogger đã cho biết chính quyền tỉnh Nghệ An đã sử dụng những công cụ trên để đối phó với giáo dân huyện Diễn Châu hôm 15/5 khi họ tập trung trước trụ sở Công an huyện để phản đối việc bắt giam không đúng luật đối với nhà hoạt động Hoàng Đức Bình.
Một số video clip trên Facebook cho thấy có hai công cụ trên được lắp trên xe quân sự và phát ra những âm thanh lạ hướng vào người biểu tình.
Một số nguồn tin cho hay phía Việt Nam cam kết sử dụng công cụ trên để trang bị cho tàu tuần tra.
===== 18/5 =====
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Vương Văn Thả bị nhà cầm quyền tỉnh An Giang bắt giữ
Ngày 18/5/2017, ông Vương Văn Thả, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đã bị nhà cầm quyền tỉnh An Giang bắt giữ, và hiện nay cả gia đình vẫn bặt vô âm tín.
Một nguồn tin cho biết chính quyền đã bắt giữ ông Thả, và sau đó đưa lên một xe biển xanh, còn những người thân trong gia đình của ông Thả thì đưa lên một xe khác. Hiện tại, không ai biết tung tích của ông Thả và người thân của ông đang ở đâu.
Trước khi ông Vương Văn Thả bị bắt, nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã huy động lực lượng công an, an ninh và “dân quân tự phát” canh giữ gia đình ông, cắt điện, cắt nước và không cho người lạ đến khu vực quanh nhà trong thời gian hàng tuần.
Trước đó, ông Vương Văn Thả đã live stream cho biết, nếu nhà cầm quyền xông vào tấn công gia đình thì ông sẽ cho nổ bình gas để tự sát nhằm phản đối nhà cầm quyền đối xử hà khắc với ông.
Vào năm 2013, ông Thả từng bị Công an tỉnh An Giang bắt giữ, với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự, với bản án 3 năm tù giam.
Gần đây, ông tuyên bố có ý định thành lập một phái thuộc Hòa Hảo. Ông cũng kêu gọi lật đổ chính quyền cộng sản hiện nay.
===== 19/5 =====
Cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi bị bắt cóc, câu lưu
Người Bảo vệ Nhân quyền: Sáng 19/5/2017, cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi đi từ nhà ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn xuống Hà Nội để gặp gỡ nhiều nhà hoạt động tại đây.
Khi ông vừa từ xe khách xuống Bách hóa Thanh Xuân, ông bị lực lượng an ninh bắt cóc và đưa về giam giữ ở Trụ sở công an quận Thanh Xuân.
Chiều tối, một xe của công an tỉnh Lạng Sơn đến ép ông quay về nhà. Tới gần 9 tối ông mới được tự do.
Ông cho biết khi bị quây bởi một nhóm thường phục, ông rút điện thoại ra định gọi cho người quen nhưng ông bị cướp điện thoại. Ông cho biết lực lượng bắt và làm việc với ông là Tổng cục An ninh (Bộ Công an).
Ông Vi Đức Hồi nguyên là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Ông bị bắt ngày 27/10/2010, bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Ông được trả tự do ngày 12/4/2014 sau gần 5 năm tù giam. Thời hạn quản chế ông cũng đã hết vào ngày 12/4/2017.
Ông là hội viên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam và là hội viên sáng lập của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
===== 20/5 =====
Chính quyền Việt Nam tăng cường sách nhiễu trước Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ
Người Bảo vệ Nhân quyền: Chính quyền ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường sách nhiễu giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và người hoạt động xã hội vài ngày trước Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23/5.
Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn thông báo rằng họ đã bị an ninh mặc thường phục chặn ở nhà từ sáng sớm ngày thứ 7.
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang cho biết cô bị hàng chục mật vụ sách nhiễu không cho cô đi ra ngoài. Khi một số người bạn của cô biết tin đã đến ủng hộ cô, và mật vụ đã đánh đập một trong số họ và đe dọa những người khác.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã bị an ninh thường phục canh gác suốt mấy ngày qua.
Trưa ngày 19/5, cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi đi từ Lạng Sơn xuống Hà Nội để thăm một số người bạn tại đây. Khi ông vừa xuống xe ở Thanh Xuân, ông bị cảnh sát tại đây bắt giữ và đưa về trụ sở Công an quận. Sau nhiều giờ bị tra khảo bởi sỹ quan công an thuộc Tổng cục An ninh, ông bị một xe của công an tỉnh Lạng Sơn ép ông quay ngược trở lại Lạng Sơn.
Trong ngày thứ 7, chính quyền Việt Nam đã ngăn cản một cuộc tập huấn về truyền thông và nhân quyền được dự kiến tổ chức tại Hà Nội. Bộ Công an yêu cầu ban tổ chức hủy cuộc tập huấn và đe dọa sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với người tham dự nếu sự kiện vẫn được tiếp tục. Dưới sự đe dọa của chính quyền, để đảm bảo an toàn cho khoảng 20 nhà hoạt động, người bảo vệ nhân quyền và blogger, những người tổ chức đã buộc phải dừng cuộc tập huấn.
Từ ngày 20/5, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã đưa khoảng 50 công an và dân phòng đến bao vây gia đình của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, là mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), người đang bị giam giữ để điều tra với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
===== 21/5 =====
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga bị từ chối cho gặp hai con nhỏ
Người Bảo vệ Nhân quyền: Trần Thị Nga, người bị bắt hôm 21/1 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự đã bị từ chối không cho gặp hai con nhỏ là Phú (7 tuổi) và Tài (4 tuổi) do cô “bất hợp tác” với cơ quan công an trong quá trình điều tra.
Luật sư Hà Huy Sơn, người mới gặp cô lần đầu vào giữa tháng, cho biết công an đã kết thúc điều tra ngày 05/5 và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm soát để đưa ra tòa. Cô Nga có thể phải đối mặt với án tù 20 năm nếu bị kết án, theo luật Việt Nam hiện hành.
Trước khi bị bắt, Nga và hai con nhỏ đã nhiều lần bị hành hung và đe dọa. Cô bị đánh gẫy chân còn hai con nhỏ bị tạt mắm tôm.
Cô Nga là một trong số 6 nữ bảo vệ nhân quyền ở Đông Nam Á được Ân xá Quốc tế vinh danh hôm 07/8, một ngày trước ngày Phụ nữ Quốc tế.
——————–
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình mãn hạn tù
Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình mãn hạn tù hôm 21/5 sau năm năm và 8 tháng tù vì cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước,” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Ông và nhạc sỹ Võ Minh Trí, tức nhạc sỹ Việt Khang, bị bắt năm 2011. Vào tháng 10/2012, hai ông bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt lần lượt 6 và 4 năm tù giam.
Hai ông khi đó bị kết tội là đã tham gia một tổ chức chống chính quyền có tên gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”.
Tòa xác định ông Bình đã đăng tải các bài hát có nội dung “tuyên truyền chống Nhà nước” do ông Việt Khang sáng tác, cùng các tin tức khác lên trang mạng của tổ chức này.
Ông Bình cũng bị cáo buộc tham gia rải truyền đơn và treo cờ vàng ba sọc của chế độ cũ rồi chụp ảnh đưa lên mạng.
Sau khi ra tù, ông Trần Vũ Anh Bình sẽ chịu thêm hai năm quản chế.
Nhạc sỹ Việt Khang đã được trả tự do năm 2015.
——————–
Xét xử phúc thẩm hai ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng vào ngày 26/5
Người Bảo vệ Nhân quyền: Phiên phúc thẩm đối với hai nhà bất đồng chính kiến Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng sẽ được tiến hành vào ngày 26/5, một số nguồn tin cho biết.
Ông Kim bị bắt vào tháng 9 năm ngoái còn ông Tùng bị bắt sau đó. Hai ông bị cáo buộc “có các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Phiên tòa sơ thẩm ngày 16/12/2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết án ông Kim 13 năm còn ông Tùng 12 năm. Hai ông còn phải chịu án quản chế là năm và bốn năm tương ứng.
Cả hai ông đều từng là cựu tù nhân lương tâm. Ông Kim bị bắt năm 2009 với cáo buộc theo Điều 79. Ông được trả tự do vào tháng 7 năm 2015. Ông Tùng bị án 4 năm và được trả tự do vào giữa năm 2015.
——————–
Chính quyền thành phố HCM bao che tội phạm, sách nhiễu nạn nhân Lê Mỹ Hạnh
Người Bảo vệ Nhân quyền: Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục sách nhiễu nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh, nạn nhân của một vụ tấn công bởi nhóm dư luận viên do Phan Hùng cầm đầu, và tiếp tục bao che cho những kẻ tấn công.
Cô Hạnh cho biết cô bị chính quyền gây khó khăn cho cô trong việc tìm chỗ ở bằng cách ép chủ trọ không cho cô và bạn thuê phòng. Khi cô đến tá túc nhà anh trai thì anh này cũng bị công an địa phương gọi lên đồn làm việc vì “chứa chấp người lạ”.
Công an còn gây khó khăn cho luật sư của cô trong việc tiếp cận hồ sơ vụ việc.
Trong khi đó, Phan Hùng, người đưa video clip vụ đánh đập lên trang Facebook cá nhân, chỉ bị công an bắt giữ một ngày và được tự do ngay hôm sau.
Có vẻ như chính quyền thành phố đang bao che cho những tên tội phạm nhưng lại đàn áp nạn nhân, cô Hạnh nói.
Ngày 02/5, cô Hạnh và bạn gái đã bị đánh đập dã man ngay tại phòng trọ của họ bởi một nhóm người xưng danh là dư luận viên. Hiện hai nạn nhân vẫn chưa bình phục vì trận đòn thù.
========================
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây