Nếu Quốc hội Việt Nam thông qua điều khoản luật cho phép buộc tội luật sư nếu không tố giác thân chủ thì đây sẽ là ‘một bước lùi rất lớn’, phủ nhận hoàn toàn vai trò một ‘định chế hỗ trợ tư pháp’ của luật sư và có thể gây ra những ‘đảo lộn, hoang mang, xáo trộn’ trong đạo đức, hành nghề của luật sư, kể cả ‘trật tự xã hội’, ý kiến các luật sư từ Việt Nam nói với BBC hôm Chủ nhật.
Bình luận về đề nghị sửa đổi, bổ sung điều luật Hình sự theo đó có thể gây áp lực, bắt buộc luật sư phải ‘tố giác thân chủ’ đang gây tranh cãi tại Quốc hội VN và trong công luận, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, cựu tù nhân chính trị, nói với Trao đổi cuối tuần hôm 28/5/2017:
“Về dự thảo sửa đổi điều 19 của Bộ luật Hình sự yêu cầu buộc tội những luật sư nào mà không tố giác thân chủ của mình trong trường hợp phạm tội an ninh quốc gia và tội nghiêm trọng, nếu dự thảo được Quốc hội thông qua lần này, tôi cho đó là một bước lùi rất lớn trong lịch sử luật pháp của Việt Nam.
“Bởi vì nó sẽ làm ngược lại toàn bộ vai trò truyền thống của luật sư từ trước đến nay đó là bảo vệ thân chủ, chứ không phải giữ vai trò công tố, tức là đi buộc tội thân chủ của mình.
“Tất nhiên là có nhiều lập luận của các Đại biểu Quốc hội và kể cả của bà Chủ tịch Quốc hội nói rằng trong trường hợp có một tội nghiêm trọng đáng xảy ra mà nếu luật sư không tố giác thì nó có thể nguy hiểm cho xã hội, thì cần phải tố giác tội phạm đó cho cơ quan điều tra.
“Tôi cho rằng kể cả trong trường hợp như vậy, thì luật sư cũng không phải tố giác tội phạm, bởi vì chúng ta biết rằng một bị can, bị cáo trong một vụ án bao giờ cũng được suy đoán vô tội và tội của họ chỉ có thể được một phiên tòa được tổ chức một cách hợp pháp với đầy đủ chứng cứ, để từ đó đưa ra bản án.
“Và cho tới khi có một bản án được tuyên thì họ mới được xem là phạm tội và kể cả những chứng cứ buộc tội họ cũng phải được… dựa trên sự tranh luận đúng sai, giữ đúng thủ tục giữa một bên là công tố viên, một bên là luật sư.
“Cho nên để cho luật sư tự khẳng định chứng cứ xem là hành vi đó nguy hiểm cho xã hội để tố giác thân chủ của mình, thì tôi cho đó… vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, đó là chưa nói đến việc xâm phạm đến cả quyền im lặng của bị can, bị cáo, bởi vì bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền giữ im lặng trong suốt quá trình điều tra, kể cả quá trình xét xử, nếu họ cảm thấy rằng những điều họ nói ra có thể chống lại chính họ… có thể làm tệ đi tình trạng của họ.
“Cho nên nếu lần này Quốc hội thông qua điều khoản luật cho phép là phải buộc tội luật sư nếu luật sư không tố giác, thì tôi cho đó là một bước lùi rất lớn và nó phủ nhận hoàn toàn vai trò là một định chế hỗ trợ tư pháp của luật sư vì vai trò truyền thống của họ trong hệ thống tư pháp của một quốc gia,” Luật sư Lê Công Định nói với Trao đổi Cuối tuần của BBC.
Bình luận ngay tại cuộc Trao đổi này, Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động về dân chủ và nhân quyền và cựu tù nhân chính trị của Việt Nam từ Hà Nội, nêu quan điểm:
“Tôi thấy có một nguyên tắc rất cơ bản mà LS Định đã đề cập, tức là vấn đề suy đoán vô tội. Và chuyện quyết định vô tội là phải đợi quyết định đến khi có bản án, cho nên trước đó…, với tư cách là luật sư, mình phải chiến đấu, phải thách thức thực sự, phải đứng về phía thân chủ, trung thành với những quyền lợi của thân chủ.
“Và phải hình dung rằng khi đứng ở trước tòa, thì Công an là của nhà nước, Viện Kiểm sát cũng là của nhà nước, Tòa án cũng của nhà nước. Chỉ còn duy nhất… luật sư đứng về phía thân chủ; thân chủ tức là người bị can, bị cáo, họ sẽ thấy chỉ có luật sư đứng về phía mình và luật sư bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
“Bởi vì họ (thân chủ) trả tiền cho luật sư, nên luật sư phải, với tư cách bảo vệ, trung thành với những quyền lợi của các bị can, bị cáo. Và phải làm hết sức mình, dù mình biết rằng cũng có những tình tiết khác có thể là những sự thật… nhưng nếu nó làm tệ hơn về tình trạng của bị can, bị cáo hay là của thân chủ của mình, thì mình không thể (tố giác) được…
“Theo tôi đấy là một nguyên tắc hết sức cơ bản của luật sư, cho nên tôi đồng ý với ý kiến của Luật sư Định và tôi bổ sung ý như vậy. Tức là chuyện thông qua điều 19 của Bộ Luật hình sự lần này, nếu để áp dụng thì nó là một bước lùi thật sự và sẽ gây hết sức hoang mang và xáo trộn…
“Có những người nói rằng mình đến thú tội với ông luật sư này, biết đâu là như thế nào, cuối cùng lại ‘giao trứng cho ác’, ông (luật sư) đi tố cáo thì sao? Bởi vì nếu không tố cáo, thì ông (luật sư) cũng là phạm tội, cho nên những chuyện này sẽ đảo lộn hết sức vấn đề đạo đức, rồi hành nghề, kể cả trật tự xã hội trong tương lai,” Luật sư nhân quyền từ Hà Nội nói với BBC.
Trong một bài viết trên Diễn đàn của BBC cuối tuần này, cũng về chủ đề có liên quan, Luật sư Lê Quốc Quân nêu giả thuyết về nguyên nhân đằng sau phát biểu gây tranh cãi của vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam:
“Có thể (những) người này biết những ý kiến như vậy có thể bị nhân dân “ném đá” nhưng có thể coi đây như là cách họ phải thực hiện ý chí của đảng. Với tư cách là những đảng viên cộng sản, chắc chắn họ ủng hộ vì nó thỏa mãn sự vị kỷ của chính mình và những đảng viên khác. Nó bảo vệ cho sự an toàn của chế độ lẫn uy tín riêng của từng lãnh đạo, nghĩa là bảo vệ chính họ,” Luật sư Quân nêu quan điểm.
Truyền thông Việt Nam tuần này đưa tin về tranh cãi tại Quốc hội Việt Nam giữa các đại biểu quốc hội và tường trình phản ứng của các bên, trong đó, báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh thuật lại lời của Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Tiến sỹ Luật, bảo vệ quan điểm của mình về việc ủng hộ sửa đổi bổ sung điều khoản buộc ‘luật sư tố giác thân chủ’ trong trường hợp liên quan tới an ninh quốc gia và tội phạm nghiêm trọng.
Bà được trích thuật lời nói: “Nếu so sánh Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 và BLHS 2015 thì phạm vi mà người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự đã được thu hẹp, chỉ còn 83 tội.
“Tại sao lại miễn trách nhiệm hình sự đối với luật sư, trừ khi đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng? Tội xâm phạm an ninh quốc gia thì rõ rồi vì không có lý do gì để không bảo vệ an ninh quốc gia. Còn đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng thì người bào chữa chỉ còn phải tố giác đối với những tội khủng bố, giết người hàng loạt, hiếp dâm trẻ em, đánh tráo trẻ em dưới một tuổi. Những tội này không còn phải là tội phạm thông thường nữa…”
“Những băn khoăn, lo lắng này đã được trao đổi rộng rãi trong hơn 10.000 luật sư đang hành nghề tại Việt Nam. Tôi rất thất vọng, không đồng tình khi lấy điều gì đó của thời phong kiến để so sánh với tội bất trung.
“Nước Việt Nam hiện nay và 30 năm về trước cũng không như thế. Sau này chúng ta đã tham gia các công ước, đưa quyền con người trở thành phổ quát. Hiến pháp cũ làm gì có nhà nước pháp quyền. Sau này chúng ta đưa nhà nước pháp quyền, nguyên tắc suy đoán vô tội vào, đưa các quyền con người trong đó có quyền có luật sư, quyền không khai những điều bất lợi, chống lại mình vào, quyền không buộc phải nhận tội.
“Đó là những bước tiến rất lớn để Việt Nam hội nhập, bình đẳng và để “người ta thấy ta giống người ta. Khi chúng tôi nói quan hệ giữa luật sư và khách hàng là được quyền bảo mật đặc biệt thì nhiều quốc gia đã làm. Chúng ta làm khác đi và làm khác đi thì ảnh hưởng đến quan hệ, hội nhập và đầu tư.
“Chúng tôi không đồng ý rằng “cho luật sư được hưởng quyền như quyền của người thân thích”. Người thân thích phải được đối xử như người thân thích. Còn luật sư phải được đối xử như luật sư. Đây là nhận thức sai về vai trò của luật sư trong cải cách tư pháp,” Đại biểu Trương Trọng Nghĩa được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói.
May 29, 2017
‘Bước lùi lớn trong lịch sử luật pháp Việt Nam?’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 28/5/2017
Nếu Quốc hội Việt Nam thông qua điều khoản luật cho phép buộc tội luật sư nếu không tố giác thân chủ thì đây sẽ là ‘một bước lùi rất lớn’, phủ nhận hoàn toàn vai trò một ‘định chế hỗ trợ tư pháp’ của luật sư và có thể gây ra những ‘đảo lộn, hoang mang, xáo trộn’ trong đạo đức, hành nghề của luật sư, kể cả ‘trật tự xã hội’, ý kiến các luật sư từ Việt Nam nói với BBC hôm Chủ nhật.
Bình luận về đề nghị sửa đổi, bổ sung điều luật Hình sự theo đó có thể gây áp lực, bắt buộc luật sư phải ‘tố giác thân chủ’ đang gây tranh cãi tại Quốc hội VN và trong công luận, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, cựu tù nhân chính trị, nói với Trao đổi cuối tuần hôm 28/5/2017:
LS Quân: Quốc hội phải độc lập khỏi Đảng
Bình luận của LS Lê Công Định và LS Lê Quốc Quân
“Về dự thảo sửa đổi điều 19 của Bộ luật Hình sự yêu cầu buộc tội những luật sư nào mà không tố giác thân chủ của mình trong trường hợp phạm tội an ninh quốc gia và tội nghiêm trọng, nếu dự thảo được Quốc hội thông qua lần này, tôi cho đó là một bước lùi rất lớn trong lịch sử luật pháp của Việt Nam.
“Bởi vì nó sẽ làm ngược lại toàn bộ vai trò truyền thống của luật sư từ trước đến nay đó là bảo vệ thân chủ, chứ không phải giữ vai trò công tố, tức là đi buộc tội thân chủ của mình.
“Tất nhiên là có nhiều lập luận của các Đại biểu Quốc hội và kể cả của bà Chủ tịch Quốc hội nói rằng trong trường hợp có một tội nghiêm trọng đáng xảy ra mà nếu luật sư không tố giác thì nó có thể nguy hiểm cho xã hội, thì cần phải tố giác tội phạm đó cho cơ quan điều tra.
“Tôi cho rằng kể cả trong trường hợp như vậy, thì luật sư cũng không phải tố giác tội phạm, bởi vì chúng ta biết rằng một bị can, bị cáo trong một vụ án bao giờ cũng được suy đoán vô tội và tội của họ chỉ có thể được một phiên tòa được tổ chức một cách hợp pháp với đầy đủ chứng cứ, để từ đó đưa ra bản án.
“Và cho tới khi có một bản án được tuyên thì họ mới được xem là phạm tội và kể cả những chứng cứ buộc tội họ cũng phải được… dựa trên sự tranh luận đúng sai, giữ đúng thủ tục giữa một bên là công tố viên, một bên là luật sư.
“Cho nên để cho luật sư tự khẳng định chứng cứ xem là hành vi đó nguy hiểm cho xã hội để tố giác thân chủ của mình, thì tôi cho đó… vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, đó là chưa nói đến việc xâm phạm đến cả quyền im lặng của bị can, bị cáo, bởi vì bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền giữ im lặng trong suốt quá trình điều tra, kể cả quá trình xét xử, nếu họ cảm thấy rằng những điều họ nói ra có thể chống lại chính họ… có thể làm tệ đi tình trạng của họ.
“Cho nên nếu lần này Quốc hội thông qua điều khoản luật cho phép là phải buộc tội luật sư nếu luật sư không tố giác, thì tôi cho đó là một bước lùi rất lớn và nó phủ nhận hoàn toàn vai trò là một định chế hỗ trợ tư pháp của luật sư vì vai trò truyền thống của họ trong hệ thống tư pháp của một quốc gia,” Luật sư Lê Công Định nói với Trao đổi Cuối tuần của BBC.
‘Giao trứng cho ác?’
Bàn về ‘nghĩa vụ tố giác tội phạm’ của luật sư
Bôi nhọ lãnh đạo cao cấp sẽ bị coi là tội hình sự?
Bình luận ngay tại cuộc Trao đổi này, Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động về dân chủ và nhân quyền và cựu tù nhân chính trị của Việt Nam từ Hà Nội, nêu quan điểm:
“Tôi thấy có một nguyên tắc rất cơ bản mà LS Định đã đề cập, tức là vấn đề suy đoán vô tội. Và chuyện quyết định vô tội là phải đợi quyết định đến khi có bản án, cho nên trước đó…, với tư cách là luật sư, mình phải chiến đấu, phải thách thức thực sự, phải đứng về phía thân chủ, trung thành với những quyền lợi của thân chủ.
“Và phải hình dung rằng khi đứng ở trước tòa, thì Công an là của nhà nước, Viện Kiểm sát cũng là của nhà nước, Tòa án cũng của nhà nước. Chỉ còn duy nhất… luật sư đứng về phía thân chủ; thân chủ tức là người bị can, bị cáo, họ sẽ thấy chỉ có luật sư đứng về phía mình và luật sư bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
“Bởi vì họ (thân chủ) trả tiền cho luật sư, nên luật sư phải, với tư cách bảo vệ, trung thành với những quyền lợi của các bị can, bị cáo. Và phải làm hết sức mình, dù mình biết rằng cũng có những tình tiết khác có thể là những sự thật… nhưng nếu nó làm tệ hơn về tình trạng của bị can, bị cáo hay là của thân chủ của mình, thì mình không thể (tố giác) được…
“Theo tôi đấy là một nguyên tắc hết sức cơ bản của luật sư, cho nên tôi đồng ý với ý kiến của Luật sư Định và tôi bổ sung ý như vậy. Tức là chuyện thông qua điều 19 của Bộ Luật hình sự lần này, nếu để áp dụng thì nó là một bước lùi thật sự và sẽ gây hết sức hoang mang và xáo trộn…
“Có những người nói rằng mình đến thú tội với ông luật sư này, biết đâu là như thế nào, cuối cùng lại ‘giao trứng cho ác’, ông (luật sư) đi tố cáo thì sao? Bởi vì nếu không tố cáo, thì ông (luật sư) cũng là phạm tội, cho nên những chuyện này sẽ đảo lộn hết sức vấn đề đạo đức, rồi hành nghề, kể cả trật tự xã hội trong tương lai,” Luật sư nhân quyền từ Hà Nội nói với BBC.
Trong một bài viết trên Diễn đàn của BBC cuối tuần này, cũng về chủ đề có liên quan, Luật sư Lê Quốc Quân nêu giả thuyết về nguyên nhân đằng sau phát biểu gây tranh cãi của vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam:
“Có thể (những) người này biết những ý kiến như vậy có thể bị nhân dân “ném đá” nhưng có thể coi đây như là cách họ phải thực hiện ý chí của đảng. Với tư cách là những đảng viên cộng sản, chắc chắn họ ủng hộ vì nó thỏa mãn sự vị kỷ của chính mình và những đảng viên khác. Nó bảo vệ cho sự an toàn của chế độ lẫn uy tín riêng của từng lãnh đạo, nghĩa là bảo vệ chính họ,” Luật sư Quân nêu quan điểm.
‘Một nhận thức sai’
‘Vô tiền khoáng hậu’ trong hành xử của chính quyền
Làm luật ở Việt Nam kém chất lượng?
Truyền thông Việt Nam tuần này đưa tin về tranh cãi tại Quốc hội Việt Nam giữa các đại biểu quốc hội và tường trình phản ứng của các bên, trong đó, báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh thuật lại lời của Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Tiến sỹ Luật, bảo vệ quan điểm của mình về việc ủng hộ sửa đổi bổ sung điều khoản buộc ‘luật sư tố giác thân chủ’ trong trường hợp liên quan tới an ninh quốc gia và tội phạm nghiêm trọng.
Bà được trích thuật lời nói: “Nếu so sánh Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 và BLHS 2015 thì phạm vi mà người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự đã được thu hẹp, chỉ còn 83 tội.
“Tại sao lại miễn trách nhiệm hình sự đối với luật sư, trừ khi đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng? Tội xâm phạm an ninh quốc gia thì rõ rồi vì không có lý do gì để không bảo vệ an ninh quốc gia. Còn đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng thì người bào chữa chỉ còn phải tố giác đối với những tội khủng bố, giết người hàng loạt, hiếp dâm trẻ em, đánh tráo trẻ em dưới một tuổi. Những tội này không còn phải là tội phạm thông thường nữa…”
Tờ báo cũng dẫn lời của Luật sư, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, phản bác và nêu quan điểm:
“Những băn khoăn, lo lắng này đã được trao đổi rộng rãi trong hơn 10.000 luật sư đang hành nghề tại Việt Nam. Tôi rất thất vọng, không đồng tình khi lấy điều gì đó của thời phong kiến để so sánh với tội bất trung.
“Nước Việt Nam hiện nay và 30 năm về trước cũng không như thế. Sau này chúng ta đã tham gia các công ước, đưa quyền con người trở thành phổ quát. Hiến pháp cũ làm gì có nhà nước pháp quyền. Sau này chúng ta đưa nhà nước pháp quyền, nguyên tắc suy đoán vô tội vào, đưa các quyền con người trong đó có quyền có luật sư, quyền không khai những điều bất lợi, chống lại mình vào, quyền không buộc phải nhận tội.
“Đó là những bước tiến rất lớn để Việt Nam hội nhập, bình đẳng và để “người ta thấy ta giống người ta. Khi chúng tôi nói quan hệ giữa luật sư và khách hàng là được quyền bảo mật đặc biệt thì nhiều quốc gia đã làm. Chúng ta làm khác đi và làm khác đi thì ảnh hưởng đến quan hệ, hội nhập và đầu tư.
“Chúng tôi không đồng ý rằng “cho luật sư được hưởng quyền như quyền của người thân thích”. Người thân thích phải được đối xử như người thân thích. Còn luật sư phải được đối xử như luật sư. Đây là nhận thức sai về vai trò của luật sư trong cải cách tư pháp,” Đại biểu Trương Trọng Nghĩa được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói.