Vợ một công dân Việt Nam bị cấm nhập cảnh Việt Nam trả lời BBC về sự cố mà chồng bà gặp phải tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 27/5.
Tin cho hay vào tối 27/5, ông Phan Châu Thành, công dân song tịch Việt Nam và Ba Lan, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Phan Châu Thành là một doanh nhân ở Ba Lan. Ông cho biết ông tốt nghiệp ngành Luật, Đại học Warsaw năm 2006 và nhập quốc tịch Ba Lan năm 2012.
Công an cửa khẩu không cung cấp văn bản về việc không cho nhập cảnh và ông Phan Châu Thành phải rời Việt Nam trên chuyến bay khởi hành từ TP Hồ Chí Minh đi Thượng Hải, Trung Quốc sáng 28/5.
Trả lời BBC vào chiều 28/5 từ Thượng Hải, bà Hà Thị Huệ Chi, vợ ông Thành, cho biết: “Hiện tại, vợ chồng tôi vẫn ổn và đang đợi chuyến bay về lại Ba Lan.”
“Vợ chồng tôi định bay về thăm bố mẹ chồng sức khỏe hơi yếu ở TP Hồ Chí Minh.”
“Chúng tôi cùng xuất trình hộ chiếu Việt Nam nhưng chồng tôi đã không được nhập cảnh.”
“Lần gần nhất mà chồng tôi về Việt Nam là cuối năm 2014, đầu 2015, và lần đó thì bình thường.”
Sau đó, bà nói: “Tôi không tiện trả lời thêm những câu trả lời khác của BBC.”
Ông Thành viết trên mạng xã hội: “Các đồng chí an ninh đưa một loạt bài trên Dân Luận/Dân Làm Báo ký tên Phan Châu Thành rồi bảo đấy là của mình, từ chối không cho nhập cảnh. Vấn đề là mình đã đủ trình độ viết thế đâu?”
‘Sai lầm’
Cùng ngày, ông Nguyễn Công Huân, đại diện Ban Biên tập trang Dân Luận, nói với BBC từ Đan Mạch: “Tôi khẳng định ông Phan Châu Thành, người bị cấm nhập cảnh hôm 27/5 không phải là tác giả cùng tên trên Dân Luận.”
“Trong vụ này, an ninh Việt Nam đã sai lầm khi nhầm người.”
“Mà ngay cả trong trường hợp ông Phan Châu Thành là người viết những bài trên Dân Luận thì nội dung những bài đó cũng không quá đáng đến mức tác giả phải bị cấm nhập cảnh.”
“Tôi được biết là không riêng gì ông Thành mà gần đây, một số công dân Việt Nam ở nước ngoài khi về nước cũng bị cấm nhập cảnh vì lý do “có hoạt động chống phá.”
“Vụ này cũng là chỉ dấu cho thấy trang Dân Luận đang trong tầm ngắm của chính quyền vì nội dung bị Hà Nội cho rằng bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam.”
“Sự thật là chúng tôi cũng chỉ đăng lại thông tin do đấu đá nội bộ tung ra mà thôi.”
Ông Huân cũng nói thêm rằng ban biên tập trang này đã nói rõ cho các cộng tác viên về việc giữ kín danh tính và bảo mật để giảm rủi ro cho họ.
Ông Phan Châu Thành được biết đến là người thường xuyên tham gia các sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam ở Ba Lan.
Ông có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Ba Lan và đồng thời là người tài trợ cho một số dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam như Sách hóa Nông thôn, Nhà Chống Lũ.
Hôm 28/5, ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng Chương trình Sách hóa Nông thôn, nói với BBC: “Vợ chồng ông Thành tham gia hỗ trợ kinh phí mua sách cho trẻ em ở trong nước thông qua các nhóm làm tủ sách trong đó có chương trình của tôi.”
“Ông Thành khởi tạo nhóm Tủ sách trên facebook bằng kinh phí của gia đình và thu hút những người cùng chí hướng.”
“Nhóm của ông thường chọn vùng rất khó khăn để làm tủ sách như đảo Lý Sơn, Tây Nguyên, Tây Bắc, Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.”
“Tôi được biết đóng góp giúp trẻ có sách đọc luôn là mục đích tối thượng của Thành.”
“Nhờ ông mà nhiều người Nghệ Tĩnh ở Ba Lan đã đưa về quê hơn 300 tủ sách. Tôi nghĩ người như ông Thành thì luôn tốt cho xã hội, đặc biệt là xã hội đang có nhiều vấn đề như Việt Nam.”
May 29, 2017
Công dân VN từ Ba Lan bị cấm vào Tân Sơn Nhất
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 28/5/2017
Vợ một công dân Việt Nam bị cấm nhập cảnh Việt Nam trả lời BBC về sự cố mà chồng bà gặp phải tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 27/5.
Tin cho hay vào tối 27/5, ông Phan Châu Thành, công dân song tịch Việt Nam và Ba Lan, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Phan Châu Thành là một doanh nhân ở Ba Lan. Ông cho biết ông tốt nghiệp ngành Luật, Đại học Warsaw năm 2006 và nhập quốc tịch Ba Lan năm 2012.
Công an cửa khẩu không cung cấp văn bản về việc không cho nhập cảnh và ông Phan Châu Thành phải rời Việt Nam trên chuyến bay khởi hành từ TP Hồ Chí Minh đi Thượng Hải, Trung Quốc sáng 28/5.
Vợ luật sư Đài ‘không được xuất cảnh’
Bình luận về Đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ
Trả lời BBC vào chiều 28/5 từ Thượng Hải, bà Hà Thị Huệ Chi, vợ ông Thành, cho biết: “Hiện tại, vợ chồng tôi vẫn ổn và đang đợi chuyến bay về lại Ba Lan.”
“Vợ chồng tôi định bay về thăm bố mẹ chồng sức khỏe hơi yếu ở TP Hồ Chí Minh.”
“Chúng tôi cùng xuất trình hộ chiếu Việt Nam nhưng chồng tôi đã không được nhập cảnh.”
“Lần gần nhất mà chồng tôi về Việt Nam là cuối năm 2014, đầu 2015, và lần đó thì bình thường.”
Sau đó, bà nói: “Tôi không tiện trả lời thêm những câu trả lời khác của BBC.”
Ông Thành viết trên mạng xã hội: “Các đồng chí an ninh đưa một loạt bài trên Dân Luận/Dân Làm Báo ký tên Phan Châu Thành rồi bảo đấy là của mình, từ chối không cho nhập cảnh. Vấn đề là mình đã đủ trình độ viết thế đâu?”
‘Sai lầm’
Cùng ngày, ông Nguyễn Công Huân, đại diện Ban Biên tập trang Dân Luận, nói với BBC từ Đan Mạch: “Tôi khẳng định ông Phan Châu Thành, người bị cấm nhập cảnh hôm 27/5 không phải là tác giả cùng tên trên Dân Luận.”
“Trong vụ này, an ninh Việt Nam đã sai lầm khi nhầm người.”
“Mà ngay cả trong trường hợp ông Phan Châu Thành là người viết những bài trên Dân Luận thì nội dung những bài đó cũng không quá đáng đến mức tác giả phải bị cấm nhập cảnh.”
“Tôi được biết là không riêng gì ông Thành mà gần đây, một số công dân Việt Nam ở nước ngoài khi về nước cũng bị cấm nhập cảnh vì lý do “có hoạt động chống phá.”
“Vụ này cũng là chỉ dấu cho thấy trang Dân Luận đang trong tầm ngắm của chính quyền vì nội dung bị Hà Nội cho rằng bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam.”
“Sự thật là chúng tôi cũng chỉ đăng lại thông tin do đấu đá nội bộ tung ra mà thôi.”
Ông Huân cũng nói thêm rằng ban biên tập trang này đã nói rõ cho các cộng tác viên về việc giữ kín danh tính và bảo mật để giảm rủi ro cho họ.
Ông Phan Châu Thành được biết đến là người thường xuyên tham gia các sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam ở Ba Lan.
Ông có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Ba Lan và đồng thời là người tài trợ cho một số dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam như Sách hóa Nông thôn, Nhà Chống Lũ.
Hôm 28/5, ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng Chương trình Sách hóa Nông thôn, nói với BBC: “Vợ chồng ông Thành tham gia hỗ trợ kinh phí mua sách cho trẻ em ở trong nước thông qua các nhóm làm tủ sách trong đó có chương trình của tôi.”
“Ông Thành khởi tạo nhóm Tủ sách trên facebook bằng kinh phí của gia đình và thu hút những người cùng chí hướng.”
“Nhóm của ông thường chọn vùng rất khó khăn để làm tủ sách như đảo Lý Sơn, Tây Nguyên, Tây Bắc, Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.”
“Tôi được biết đóng góp giúp trẻ có sách đọc luôn là mục đích tối thượng của Thành.”
“Nhờ ông mà nhiều người Nghệ Tĩnh ở Ba Lan đã đưa về quê hơn 300 tủ sách. Tôi nghĩ người như ông Thành thì luôn tốt cho xã hội, đặc biệt là xã hội đang có nhiều vấn đề như Việt Nam.”