Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres (phải) bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tại trụ sở LHQ ở New York hôm 30/5/2017.
RFA | 31.05.2017
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể không quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam; thế nhưng Quốc hội Mỹ thì lại không như thế.
Đó là nhận định mà giám đốc hỗ trợ Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, John Sifton, đưa ra và được loan đi vào ngày 30 tháng 5, ngay trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được tổng thống Donald Trump tiếp tại Nhà Trắng vào chiều 31 tháng 5.
Theo ông John Sifton thì người mà tổng thống Trump tiếp vào chiều ngày 31 tháng 5 là nhân vật độc tài mới nhất trong danh sách mà người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ đón chào, thăm hỏi hay điện đàm.
Về mặt chính sách ngoại giao, tổng thống nước Mỹ đề ra đường lối; nhưng Quốc hội với vai trò cố vấn và chuẩn thuận có thể can thiệp nếu có những thực tế mà theo họ không thể chấp nhận. Quốc hội Hoa Kỳ phải chuẩn y các thỏa thuận thương mại ký kết và có thể chặn những thỏa thuận về mua bán vũ khí.
Theo giám đốc John Sifton của Human Rights Watch thì quan ngại lớn của lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ là thành tích nhân quyền của Việt Nam.Theo vị giám đốc hỗ trợ Châu Á của Human Rights Watch thì đó là vấn đề đoàn kết những thành viên của cả hai đảng.
Ông John Sifton nêu rõ đó là một thực tế mà chính quyền của tổng thống Donald Trump phải đối mặt: có thể tân chính quyền Mỹ không muốn cổ xúy cho nhân quyền, nhưng thực tế chính trị đòi hỏi họ phải thực thi điều đó.
Giám đốc Hỗ trợ Châu Á của Human Rights Watch nêu ra những trường hợp các tù nhân lương tâm gồm Trần Huỳnh Duy Thức, hiện phải thụ án 16 năm tù do có những bài viết và nỗ lực lập nên nhóm cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam; trường hợp của tù nhân Ngô Hào, mục sư Nguyễn Công Chính, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, các bloggers Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Ngọc tức Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Mẹ Nấm, Hồ Văn Hải- Hồ Hải, cũng như các ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng từng nhiều năm lên tiếng cho nhân quyền.
Tác động của việc lãnh đạo Hoa Kỳ công khai nêu những tên tuổi tù nhân lương tâm đó ra có thể giúp biện pháp đối xử với họ trong tù được nới lỏng tốt hơn và thậm chí được trả tự do sớm hơn.
Biện pháp hiện nay của chính quyền Hà Nội dùng tay côn đồ để sách nhiễu, tấn công bằng bạo lực đối với các tiếng nói bất đồng cũng được ông John Sifton nêu ra và nói rõ Human Rights Watch thu thập tài liệu về những trường hợp trong năm ngoái về tình trạng này.
Giám đốc Hỗ trợ Châu Á John Sifton của Human Right Watch kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ cần chuyển cho ông Nguyễn Xuân Phúc khi đến Washington biết rằng vấn đề nhân quyền vẫn là một đề tài lớn ở thủ đô nước Mỹ. Đây được cho là một kết quả tích cực của chuyến đi sau khi ông Phúc về lại Hà Nội và báo cáo cho Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
June 1, 2017
HRW kêu gọi Mỹ không trải thảm đỏ lãnh đạo độc tài Việt Nam
by HR Defender • [Human Rights]
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres (phải) bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tại trụ sở LHQ ở New York hôm 30/5/2017.
RFA | 31.05.2017
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể không quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam; thế nhưng Quốc hội Mỹ thì lại không như thế.
Đó là nhận định mà giám đốc hỗ trợ Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, John Sifton, đưa ra và được loan đi vào ngày 30 tháng 5, ngay trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được tổng thống Donald Trump tiếp tại Nhà Trắng vào chiều 31 tháng 5.
Theo ông John Sifton thì người mà tổng thống Trump tiếp vào chiều ngày 31 tháng 5 là nhân vật độc tài mới nhất trong danh sách mà người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ đón chào, thăm hỏi hay điện đàm.
Về mặt chính sách ngoại giao, tổng thống nước Mỹ đề ra đường lối; nhưng Quốc hội với vai trò cố vấn và chuẩn thuận có thể can thiệp nếu có những thực tế mà theo họ không thể chấp nhận. Quốc hội Hoa Kỳ phải chuẩn y các thỏa thuận thương mại ký kết và có thể chặn những thỏa thuận về mua bán vũ khí.
Theo giám đốc John Sifton của Human Rights Watch thì quan ngại lớn của lưỡng đảng Quốc hội Hoa Kỳ là thành tích nhân quyền của Việt Nam.Theo vị giám đốc hỗ trợ Châu Á của Human Rights Watch thì đó là vấn đề đoàn kết những thành viên của cả hai đảng.
Ông John Sifton nêu rõ đó là một thực tế mà chính quyền của tổng thống Donald Trump phải đối mặt: có thể tân chính quyền Mỹ không muốn cổ xúy cho nhân quyền, nhưng thực tế chính trị đòi hỏi họ phải thực thi điều đó.
Giám đốc Hỗ trợ Châu Á của Human Rights Watch nêu ra những trường hợp các tù nhân lương tâm gồm Trần Huỳnh Duy Thức, hiện phải thụ án 16 năm tù do có những bài viết và nỗ lực lập nên nhóm cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam; trường hợp của tù nhân Ngô Hào, mục sư Nguyễn Công Chính, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, các bloggers Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Ngọc tức Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- Mẹ Nấm, Hồ Văn Hải- Hồ Hải, cũng như các ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng từng nhiều năm lên tiếng cho nhân quyền.
Tác động của việc lãnh đạo Hoa Kỳ công khai nêu những tên tuổi tù nhân lương tâm đó ra có thể giúp biện pháp đối xử với họ trong tù được nới lỏng tốt hơn và thậm chí được trả tự do sớm hơn.
Biện pháp hiện nay của chính quyền Hà Nội dùng tay côn đồ để sách nhiễu, tấn công bằng bạo lực đối với các tiếng nói bất đồng cũng được ông John Sifton nêu ra và nói rõ Human Rights Watch thu thập tài liệu về những trường hợp trong năm ngoái về tình trạng này.
Giám đốc Hỗ trợ Châu Á John Sifton của Human Right Watch kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ cần chuyển cho ông Nguyễn Xuân Phúc khi đến Washington biết rằng vấn đề nhân quyền vẫn là một đề tài lớn ở thủ đô nước Mỹ. Đây được cho là một kết quả tích cực của chuyến đi sau khi ông Phúc về lại Hà Nội và báo cáo cho Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.