Donald Trump có thể không quan tâm về quyền con người ở Việt Nam, nhưng Quốc hội Mỹ thì có
Human Rights Watch, ngày 30/5/2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Washington ngày 31/5 và gặp Tổng thống Donald Trump. Phúc là người mới nhất trong danh sách các nhà lãnh đạo độc tài mà Trump đã tiếp đón, thăm viếng, hoặc gọi điện sau khi nhậm chức đầu năm nay.
Sau khi Trump ngợi ca Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, khen ngợi người hùng Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, dành những lời ấm áp đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và có chuyến thăm thân mật tới gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi, thì hy vọng về việc Mỹ thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam là vô lý. Trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Hoa Kỳ đã tăng cường mối quan hệ của mình, quốc gia siêu cường này đã gây áp lực lên Hà Nội về vấn đề tù nhân chính trị, tự do tôn giáo, và quyền lao động. Nhưng làm thế nào để những nỗ lực đó có thể tiếp tục dưới chính quyền Trump? Ngay cả khi chính quyền này quan tâm đến nhân quyền, thì bây giờ nó không có sự tín nhiệm.
Về phần mình, Hà Nội quan tâm đến các hợp đồng vũ khí, và có thể là một hiệp định thương mại song phương mới, khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bị đóng băng. Hầu hết thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều gắn với nước láng giềng Trung Quốc, và chính phủ nước này đã tìm cách để bảo vệ vị thế của mình bằng cách cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. (Họ cũng đang đàm phán về hiệp định thương mại với EU và các nước khác).
Nhưng nếu Thủ tướng Phuc nghĩ rằng ông sẽ có một chuyến đi miễn phí tới Washington, ông có thể gặp phải một thực tế phũ phàng. Theo hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Trump nắm chính sách đối ngoại, nhưng Quốc hội luôn khuyến cáo và có ý kiến, và có thể đưa ra các rào cản trong quan hệ Mỹ – Việt nếu các nghị sỹ không thích những gì họ nhìn thấy. Các hiệp định thương mại phải được Quốc hội thông qua và Quốc hội có thể ngăn chặn các thỏa thuận vũ khí.
Có nhiều mối quan tâm trong Quốc hội về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam: đó là một vấn đề có sự đoàn kết của các nghị sỹ của cả hai đảng, và tập hợp các đảng viên tự do và bảo thủ – từ Thượng nghị sĩ Patrick Leahy tới John Cornyn – để cùng hợp tác về luật pháp và ra nghị quyết. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ và đã nhiều lần ép buộc các nghị sỹ tập trung vào hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Đây là thực tế mà các quan chức của Trump cần phải đối mặt: họ không muốn thúc đẩy nhân quyền, nhưng thực tế chính trị đòi hỏi phải có. Các quan chức Mỹ có thể chỉ ra những thực tế như một người trung gian trong đàm phán: “Hãy nhìn, Quốc hội cần thắng nếu mối quan hệ Mỹ-Việt có tiến bộ đáng kể. Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội đã nói rõ rằng chính phủ của Việt Nam cần phóng thích tù nhân lương tâm, dừng các cuộc tấn công vào các nhà bất đồng chính kiến, và thực hiện cải cách pháp luật, hoặc họ sẽ đặt ra các giới hạn đối với bất kỳ thỏa thuận nào chúng ta có thể đạt được.”
Có rất nhiều trường hợp để Việt Nam giải quyết. Việc giam giữ nhà bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải chịu án tù 16 năm vì những bài viết trên Internet của mình và cố gắng thành lập một nhóm để thúc đẩy nền dân chủ. Các trường hợp như hai nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Nguyễn Công Chính, những người đang phải chịu án tù từ 15 đến 11 năm vì họ ủng hộ tự do tôn giáo. Luật sư Nguyễn Văn Đài, các blogger Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”) và Hồ Văn Hải, và các nhà vận động nhân quyền lâu năm Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng cũng đang bị cầm tù.
Khi các nhà lãnh đạo Mỹ nêu tên họ công khai, thường có thể dẫn đến việc những tù nhân được đối xử tốt hơn trong tù – và được trả tự do sớm hơn. Đó là lý do đủ để đề cập đến họ.
Các quan chức Mỹ cũng nên nêu quan ngại với những trường hợp quấy rối và bạo lực chống lại các nhà bất đồng chính kiến bởi những nhân viên chính phủ mặc thường phục. Human Rights Watch đã ghi nhận rất nhiều trường hợp trong năm qua những người đàn ông không xác định trong bộ quần áo dân sự đánh đập các nhà bất đồng chính kiến, phá hoại tài sản của họ, và đe doạ họ mà không bị trừng phạt, đôi khi vụ tấn công diễn ra trước sự chứng kiến của cảnh sát.
Chính phủ Việt Nam cần biết rằng hồ sơ nhân quyền của quốc gia này rất có vấn đề. Xét cho cùng, Bộ Chính trị, vẫn còn nhạy cảm với những lời chỉ trích. Bạo lực của nhân viên an ninh mặc thường phục là minh chứng: nó cho thấy chính phủ có thể đang cố gắng trốn tránh những lời chỉ trích quốc tế, và việc sử dụng côn đồ hay mật vụ mặc thường phục như một biện pháp trốn tránh trách nhiệm.
Và áp lực bên ngoài có thể dẫn đến kết quả cụ thể. Hãy lấy ví dụ về TPP đã ngừng hoạt động. Mặc dù có vấn đề nghiêm trọng, thoả thuận có những điều khoản buộc Việt Nam phải cải thiện quyền của người lao động. Những điều khoản đó phần lớn là do Quốc hội thúc ép họ.
Tổng thống Trump có thể không quan tâm đến nhân quyền, nhưng quan ngại của Quốc hội về nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn đó, và nếu muốn có những hiệp định thương mại hay vũ khí, chính quyền Việt Nam cần phải tiến hành những cải cách và giảm bớt việc khủng bố các nhà bất đồng chính kiến.
Nếu không có gì khác, một kết quả tích cực cho chuyến thăm này sẽ là Thủ tướng Phúc trở lại Hà Nội và nói với Bộ chính trị rằng các vấn đề nhân quyền vẫn là chủ đề chính ở Washington. Điều này phụ thuộc vào Quốc hội để đảm bảo rằng thông điệp đã được gửi đi.
Don’t Roll Out the Red Carpet for Vietnam’s Autocratic Leader
June 2, 2017
Đừng trải thảm đỏ cho lãnh đạo độc tài của Việt Nam !
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Donald Trump có thể không quan tâm về quyền con người ở Việt Nam, nhưng Quốc hội Mỹ thì có
Human Rights Watch, ngày 30/5/2017
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Washington ngày 31/5 và gặp Tổng thống Donald Trump. Phúc là người mới nhất trong danh sách các nhà lãnh đạo độc tài mà Trump đã tiếp đón, thăm viếng, hoặc gọi điện sau khi nhậm chức đầu năm nay.
Sau khi Trump ngợi ca Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, khen ngợi người hùng Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, dành những lời ấm áp đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và có chuyến thăm thân mật tới gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi, thì hy vọng về việc Mỹ thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam là vô lý. Trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Hoa Kỳ đã tăng cường mối quan hệ của mình, quốc gia siêu cường này đã gây áp lực lên Hà Nội về vấn đề tù nhân chính trị, tự do tôn giáo, và quyền lao động. Nhưng làm thế nào để những nỗ lực đó có thể tiếp tục dưới chính quyền Trump? Ngay cả khi chính quyền này quan tâm đến nhân quyền, thì bây giờ nó không có sự tín nhiệm.
Về phần mình, Hà Nội quan tâm đến các hợp đồng vũ khí, và có thể là một hiệp định thương mại song phương mới, khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bị đóng băng. Hầu hết thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều gắn với nước láng giềng Trung Quốc, và chính phủ nước này đã tìm cách để bảo vệ vị thế của mình bằng cách cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. (Họ cũng đang đàm phán về hiệp định thương mại với EU và các nước khác).
Nhưng nếu Thủ tướng Phuc nghĩ rằng ông sẽ có một chuyến đi miễn phí tới Washington, ông có thể gặp phải một thực tế phũ phàng. Theo hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Trump nắm chính sách đối ngoại, nhưng Quốc hội luôn khuyến cáo và có ý kiến, và có thể đưa ra các rào cản trong quan hệ Mỹ – Việt nếu các nghị sỹ không thích những gì họ nhìn thấy. Các hiệp định thương mại phải được Quốc hội thông qua và Quốc hội có thể ngăn chặn các thỏa thuận vũ khí.
Có nhiều mối quan tâm trong Quốc hội về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam: đó là một vấn đề có sự đoàn kết của các nghị sỹ của cả hai đảng, và tập hợp các đảng viên tự do và bảo thủ – từ Thượng nghị sĩ Patrick Leahy tới John Cornyn – để cùng hợp tác về luật pháp và ra nghị quyết. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ và đã nhiều lần ép buộc các nghị sỹ tập trung vào hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Đây là thực tế mà các quan chức của Trump cần phải đối mặt: họ không muốn thúc đẩy nhân quyền, nhưng thực tế chính trị đòi hỏi phải có. Các quan chức Mỹ có thể chỉ ra những thực tế như một người trung gian trong đàm phán: “Hãy nhìn, Quốc hội cần thắng nếu mối quan hệ Mỹ-Việt có tiến bộ đáng kể. Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội đã nói rõ rằng chính phủ của Việt Nam cần phóng thích tù nhân lương tâm, dừng các cuộc tấn công vào các nhà bất đồng chính kiến, và thực hiện cải cách pháp luật, hoặc họ sẽ đặt ra các giới hạn đối với bất kỳ thỏa thuận nào chúng ta có thể đạt được.”
Có rất nhiều trường hợp để Việt Nam giải quyết. Việc giam giữ nhà bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải chịu án tù 16 năm vì những bài viết trên Internet của mình và cố gắng thành lập một nhóm để thúc đẩy nền dân chủ. Các trường hợp như hai nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Nguyễn Công Chính, những người đang phải chịu án tù từ 15 đến 11 năm vì họ ủng hộ tự do tôn giáo. Luật sư Nguyễn Văn Đài, các blogger Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”) và Hồ Văn Hải, và các nhà vận động nhân quyền lâu năm Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng cũng đang bị cầm tù.
Khi các nhà lãnh đạo Mỹ nêu tên họ công khai, thường có thể dẫn đến việc những tù nhân được đối xử tốt hơn trong tù – và được trả tự do sớm hơn. Đó là lý do đủ để đề cập đến họ.
Các quan chức Mỹ cũng nên nêu quan ngại với những trường hợp quấy rối và bạo lực chống lại các nhà bất đồng chính kiến bởi những nhân viên chính phủ mặc thường phục. Human Rights Watch đã ghi nhận rất nhiều trường hợp trong năm qua những người đàn ông không xác định trong bộ quần áo dân sự đánh đập các nhà bất đồng chính kiến, phá hoại tài sản của họ, và đe doạ họ mà không bị trừng phạt, đôi khi vụ tấn công diễn ra trước sự chứng kiến của cảnh sát.
Chính phủ Việt Nam cần biết rằng hồ sơ nhân quyền của quốc gia này rất có vấn đề. Xét cho cùng, Bộ Chính trị, vẫn còn nhạy cảm với những lời chỉ trích. Bạo lực của nhân viên an ninh mặc thường phục là minh chứng: nó cho thấy chính phủ có thể đang cố gắng trốn tránh những lời chỉ trích quốc tế, và việc sử dụng côn đồ hay mật vụ mặc thường phục như một biện pháp trốn tránh trách nhiệm.
Và áp lực bên ngoài có thể dẫn đến kết quả cụ thể. Hãy lấy ví dụ về TPP đã ngừng hoạt động. Mặc dù có vấn đề nghiêm trọng, thoả thuận có những điều khoản buộc Việt Nam phải cải thiện quyền của người lao động. Những điều khoản đó phần lớn là do Quốc hội thúc ép họ.
Tổng thống Trump có thể không quan tâm đến nhân quyền, nhưng quan ngại của Quốc hội về nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn đó, và nếu muốn có những hiệp định thương mại hay vũ khí, chính quyền Việt Nam cần phải tiến hành những cải cách và giảm bớt việc khủng bố các nhà bất đồng chính kiến.
Nếu không có gì khác, một kết quả tích cực cho chuyến thăm này sẽ là Thủ tướng Phúc trở lại Hà Nội và nói với Bộ chính trị rằng các vấn đề nhân quyền vẫn là chủ đề chính ở Washington. Điều này phụ thuộc vào Quốc hội để đảm bảo rằng thông điệp đã được gửi đi.
Don’t Roll Out the Red Carpet for Vietnam’s Autocratic Leader