Một cựu tù nhân lương tâm nhận thông báo bị tước quốc tịch Việt Nam

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

RFA | 03.06.2017

Không có văn bản rõ ràng

Trong nội dung bức Tâm thư do Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ trên trang mạng xã hội ngày 1 tháng 6 cho biết, ông đã bị nhà nước Việt Nam ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam vào ngày 17 tháng 05, 2017. Điều này đồng nghĩa với việc từ người mang song tịch Việt Nam và Pháp, ông sẽ chỉ còn là công dân của nước Pháp.

Từng là du học sinh, sinh sống ở Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về nước dạy học tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn cho đến khi bị bắt vào tháng 8 năm 2010 với tội danh lật đổ chính quyền Việt Nam theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Sau khi mãn hạn 17 tháng tù giam, ông được trả tự do vào Tháng Giêng năm 2012 và chịu ba năm quản chế. Dù không được các trường đại học ở Việt Nam nhận giảng dạy, ông tiếp tục những gì đã làm trước đó là mở những lớp dạy tiếng Pháp và kỹ năng mềm cho các em học sinh tại Sài Gòn.

Đến ngày hôm nay, qua nhiều lần đòi hỏi phía Việt Nam cũng chưa cung cấp cho phía Pháp cũng như cho tôi cái văn bản chính thức có chữ ký của ông Trần Đại Quang về việc tước quốc tịch của tôi.
-GS Phạm Minh Hoàng

Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào sáng ngày 3 tháng 6, Giáo sư Phạm Minh Hoàng kể lại sự việc xảy ra cách đây 2 ngày:

“Ông Tng lãnh s Pháp có mi tôi lên để trao đổi mt s chuyn, thì ông nói là có mt tin rt xu cho tôi, là nhà nước Vit Nam, qua trung gian là ch tch nước Trn Đại Quang vào ngày 17 tháng 5 đã ký mt văn bn tước quc tch ca tôi, và chuyn này chc chn s dn đến vic trc xut tôi ra khi Vit Nam vì tôi có song tch Pháp – Vit.”

Cũng theo lời giáo sư Hoàng, phía Đại sứ quán Pháp đã đặt vấn đề với Bộ Ngoại giao Việt Nam liệu có cách nào để hoãn, hoặc huỷ quyết định này không? Câu trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam là một khi chủ tịch nước đã ký thì phải thi hành.

Tuy nhiên, cho đến khi diễn ra cuộc nói chuyện giữa ông Phạm Minh Hoàng và ông Tổng lãnh sự Pháp vào khoảng 8g30 tối ngày 3 tháng 6, thì cá nhân giáo sư Hoàng và Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội vẫn chưa nhận được văn bản chính thức có chữ ký của chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Theo lời nói của ông Tổng lãnh sự Pháp, Đại sứ Pháp tại Hà Nội chỉ nhận được một tờ giấy do đại diện của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội gửi đến thông báo rằng ngày 17 tháng 5, ông đã bị tước quốc tịch Việt Nam và chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký.

Đến ngày hôm nay, qua nhiu ln đòi hi phía Vit Nam cũng chưa cung cp cho phía Pháp cũng như cho tôi cái văn bn chính thc có ch ký ca ông Trn Đại Quang v vic tước quc tch ca tôi.”

Từ bỏ quốc tịch Pháp!

Giáo sư Phạm Minh Hoàng chia sẻ rằng đến ngày hôm nay, ông và gia đình vẫn chưa biết sẽ phải như thế nào, vì những gì liên quan đến quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông chỉ được thông tin qua hai lần nói chuyện với ông Tổng lãnh sự Pháp.

phamminhhoanga
Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng. RFA PHOTO

Tuy nhiên, ông cho biết ông và gia đình đã gặp luật sư để nhờ sự can thiệp về khía cạnh pháp lý.

“Sau nhng giây phút bi ri thì tôi đã liên h vi lut sư để h tr giúp pháp lý. Tôi đã đưa hết tt c nhng giy t chng minh tôi có quc tch Vit Nam như thế nào, vì cái đó cũng khá quan trng. H tr li cho tôi là vic ca tôi cũng tương đối thun li nhưng cái quan trng là h phi có văn bn ca ch tch nước ký. Vì văn bn đó s nói nhiu th trong đó lm, và mình phi căn c vào nhng điu đó thì mi có nhng phn ng nht định.

Và ngay c ông Tng lãnh s Pháp cũng nói vi tôi là phía Pháp cũng yêu cu Vit Nam cho h xin cái văn bn đó để h có nhng lut sư ca h, tiến hành nhng bước có th làm được gì cho tôi.”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho chúng tôi biết hai vị luật sư ông nhờ can thiệp về mặt pháp lý là luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội và luật sư Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn. Đặc biệt, cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Công Định cũng đã liên lạc với giáo sư Hoàng và cho biết cá nhân ông sẽ theo đuổi vụ việc này.

Cả hai luật sư, Đặng Đình Mạnh và luật sư Lê Công Định đều cho rằng có một vấn đề pháp lý trong hồ sơ chứng minh quốc tịch Việt Nam của giáo sư Phạm Minh Hoàng. Riêng luật sư Hà Huy Sơn có đưa ra một cách giải quyết mà giáo sư Hoàng cho rằng khá độc đáo. Ông kể lại:

“Anh Hà Huy Sơn bo rng chúng ta có th xin t b quc tch Pháp luôn, tôi ch còn mt quc tch thôi. Khi đó chính ph Vit Nam s không làm gì được c. Bây gi h có quyn bi vì tôi có hai quc tch. Hiến pháp và lut pháp Vit Nam cũng như tuyên ngôn trong các bn quc tế nhân quyn đều cho phép  như thế. Nhưng khi tôi không còn quc tch nào ngoài quc tch Vit Nam thì nhà nước làm vic này s vi phm các điu cam kết.”

‘Mong được chết trên quê hương’

Tôi nghĩ là tôi không mất mát gì cả. Cái ước vọng được sống trên quê hương, sống gần gia đình nó quá lớn. Tôi không còn trẻ nữa, tôi cũng không ham muốn tiến thân gì nữa. Tôi chỉ mong được sống và phục vụ ở Việt Nam.
-GS Phạm Minh Hoàng

Ngay trong ngày 3 tháng 6,  giáo sư Phạm Minh Hoàng đã viết trên trang cá nhân của ông rằng ông sẵn sàng từ bỏ quốc tịch Pháp. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói rằng ông ao ước được “thc hin gic mơ ca mt người Vit Nam bình thường đó là được sng và được chết trên quê hương ca mình.”

Và ông biết ao ước này chỉ trở thành hiện thực khi không ai có thể dung biện pháp pháp lý nào để trục xuất ông.

“Tôi nghĩ là tôi không mt mát gì c. Cái ước vng được sng trên quê hương, sng gn gia đình nó quá ln. Tôi không còn tr na, tôi cũng không ham mun tiến thân gì na. Tôi ch mong được sng và phc v Vit Nam. Tôi đã suy nghĩ và không có gì phi đắn đo.

Tuy nhiên cũng phi như mình nghĩ, có nhiu thế lc hp tác vi nhau để tng tôi ra ngoài. Tôi ch là 1 con người nh bé, không quyn hn gì c. Mình đứng v l phi nhưng đôi khi phi chu thua.”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng có nhắc lại lời luật sư Lê Công Định khi nói về sự việc này, cho rằng trường hợp này sẽ gây rất nhiều chú ý cho giới luật sư cả nước.

Những luật sư đại diện pháp lý cho Giáo sư Phạm Minh Hoàng có ý kiến thế nào về trường hợp được cho là chưa từng xảy ra từ trước đến nay?

Vấn đề này sẽ được luật sư bên Đại sứ quán Pháp và luật sư Việt Nam can thiệp thế nào?

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng, người có song tịch Pháp – Việt và gửi đến quí vị những diễn tiến mới nhất.