Ông Lê Đình Kình nói với BBC hôm 14/6 rằng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung “phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy” và khiến “người dân phẫn nộ, Đồng Tâm lại trở thành điểm nóng” sau khi thành phố quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ tại xã này.
Tối 13/6, việc khởi tố vụ án được công bố “nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự”.
Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.
Hôm 14/6, trả lời BBC qua điện thoại từ thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Lê Đình Kình nói: “Tối hôm qua, sau khi có tin Ban An ninh Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm, tôi có gọi điện ngay cho ông Chung.
“Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.”
“Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.”
‘Lăn tay’
“Nhưng ông Chung quên rằng, bản cam kết tuy không có con dấu nhưng ông ấy có lăn tay vào đó, và việc điểm chỉ còn đảm bảo hơn vì không ai có vân tay trùng nhau trong khi con dấu nào thì cũng có khả năng bị làm giả được.”
Người được cho là dẫn dắt người dân Đồng Tâm trong vụ việc này, nói thêm: “Mọi sự khởi đầu từ 59 ha đất nông nghiệp tại Đồng Tâm mà phía chính quyền muốn người bên ngoài hiểu rằng đó là đất quốc phòng và người dân tại đây đang cản trở việc thực thi pháp luật.”
“Trong vụ này, người dân Đồng Tâm chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đối xử tốt, nuôi ăn uống với những cán bộ bị tạm giữ mà đã bị đánh đập, bắt cóc, rồi bây giờ lại bị thổi phồng sự việc, ghép tội hủy hoại tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.”
“Xin nhớ rằng chúng tôi đang giữ trong tay bản tường trình viết tay của những cảnh sát cơ động rằng họ được Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội điều động về đàn áp người dân.”
“Bản thân tôi năm nay 82 tuổi, 56 tuổi Đảng mà đến hôm nay, sau vụ bị bắt cóc và đánh đập vẫn chưa hồi phục hẳn, phải nằm ngồi trên giường chứ chưa đi lại được.”
“Lẽ ra hôm 20/6 này là đến hạn công bố kết quả thanh tra vụ việc như cam kết của ông Chung thì lại có tuyên bố hoãn việc này đến 23/8.”
“Việc thanh tra kéo dài như vậy nhằm cố tình gây bức xúc, khống chế quyền lợi của người dân.”
“Tôi khẳng định là sau khi có quyết định khởi tố hôm qua, người dân Đồng Tâm kiên quyết đấu tranh đến cùng trước việc chính quyền định cướp không 59 ha đất nông nghiệp.”
“Chúng tôi đề nghị ông Chung đình chỉ việc khởi tố, công bố kết luận thanh tra về đất đai trước đã, khi đó ai vi phạm gì thì hãy xử lý.”
Ông Lê Đình Kình cũng nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt rằng “Đến giờ phút này, tôi vẫn tin vào Đảng, có Đảng là có tất cả, nhưng nếu cứ tiếp tục để những kẻ tham ô không bị xử lý mà lại đi xử lý người dân tố tham ô thì Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo.”
‘Tư duy xử lý khủng hoảng’
Cùng ngày, Luật gia Nguyễn Đình Hà bình luận với BBC từ Hà Nội: “Dưới góc độ pháp lý, ngay từ khi ông Nguyễn Đức Chung ký vào bản cam kết với người dân Đồng Tâm, tôi đã nói ngay đó là văn bản không có giá trị pháp lý.”
“Trên nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, ai có tội thì sẽ phải chịu trách nhiệm, chứ không có ngoại lệ – bởi điều đó là tiền lệ xấu, bất bình đẳng.”
“Tuy nhiên, tôi đánh giá văn bản cam kết của ông Chung có ý nghĩa về mặt truyền thông và chính trị.”
“Nó giúp giảm căng thẳng giữa người dân và chính quyền khi đó.”
“Xét về nhiều khía cạnh khác, tôi cho rằng, nội bộ chính quyền Hà Nội có nhiều “phe” và ông Chung chỉ là một.”
“Do đó, ông Chung không có quyền quyết định tất cả hay dẫm đạp lên thẩm quyền của người khác. Về mặt uy tín với dân, sau vụ khởi tố này, có vẻ như ông Chung đang mất rất nhiều.”
“Còn về vụ án mà cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố, đó mới chỉ là bước đầu, giống như ném đá dò phản ứng, sau đó còn có thể có nhiều kịch bản khác nhau.”
“Nếu “happy ending” (kết thúc có hậu) thì sẽ không có khởi tố bị can, đình chỉ điều tra vụ án và kết luận người dân Đồng Tâm làm vậy trong thế phòng vệ, bất khả kháng. Còn khả năng xấu nhất, vài người bị bắt và kết án.”
“Nhưng nhìn chung lại, mọi chuyện phụ thuộc vào tư duy xử lý khủng hoảng và thái độ chính trị mà các bên dành cho nhau.”
“Nếu văn bản ông Chung ký với người dân Đồng Tâm là một bản thỏa thuận chính trị, hai bên cùng ký và người ký về phía chính quyền lẽ ra phải là Chủ tịch Trần Đại Quang, thì khi đó may ra người dân Đồng Tâm mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Hôm 14/6, BBC gọi điện cho ông Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhưng ông không nghe máy. Lần gần nhất liên quan vụ Đồng Tâm, ông bắt máy và nói với phóng viên: “Tôi đang bận họp” rồi cúp máy.
June 15, 2017
Đồng Tâm nóng lên sau tuyên bố của Chủ tịch Chung
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 14/6/2017
Ông Lê Đình Kình nói với BBC hôm 14/6 rằng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung “phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy” và khiến “người dân phẫn nộ, Đồng Tâm lại trở thành điểm nóng” sau khi thành phố quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ tại xã này.
Tối 13/6, việc khởi tố vụ án được công bố “nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự”.
Hôm 15/4, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 người gồm cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi giới chức thả chín người dân bị công an bắt, đồng thời xử lý các khiếu nại đất đai.
Hà Nội khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm
Gia đình ông Kình ‘bác thông tin chính quyền’
Thấy gì từ vụ Đồng Tâm?
Vụ Đồng Tâm – Mỹ Đức ‘chưa có hồi kết’
Hôm 14/6, trả lời BBC qua điện thoại từ thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Lê Đình Kình nói: “Tối hôm qua, sau khi có tin Ban An ninh Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm, tôi có gọi điện ngay cho ông Chung.
“Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.”
“Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.”
‘Lăn tay’
“Nhưng ông Chung quên rằng, bản cam kết tuy không có con dấu nhưng ông ấy có lăn tay vào đó, và việc điểm chỉ còn đảm bảo hơn vì không ai có vân tay trùng nhau trong khi con dấu nào thì cũng có khả năng bị làm giả được.”
Người được cho là dẫn dắt người dân Đồng Tâm trong vụ việc này, nói thêm: “Mọi sự khởi đầu từ 59 ha đất nông nghiệp tại Đồng Tâm mà phía chính quyền muốn người bên ngoài hiểu rằng đó là đất quốc phòng và người dân tại đây đang cản trở việc thực thi pháp luật.”
“Trong vụ này, người dân Đồng Tâm chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đối xử tốt, nuôi ăn uống với những cán bộ bị tạm giữ mà đã bị đánh đập, bắt cóc, rồi bây giờ lại bị thổi phồng sự việc, ghép tội hủy hoại tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.”
“Xin nhớ rằng chúng tôi đang giữ trong tay bản tường trình viết tay của những cảnh sát cơ động rằng họ được Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội điều động về đàn áp người dân.”
“Bản thân tôi năm nay 82 tuổi, 56 tuổi Đảng mà đến hôm nay, sau vụ bị bắt cóc và đánh đập vẫn chưa hồi phục hẳn, phải nằm ngồi trên giường chứ chưa đi lại được.”
“Lẽ ra hôm 20/6 này là đến hạn công bố kết quả thanh tra vụ việc như cam kết của ông Chung thì lại có tuyên bố hoãn việc này đến 23/8.”
“Việc thanh tra kéo dài như vậy nhằm cố tình gây bức xúc, khống chế quyền lợi của người dân.”
“Tôi khẳng định là sau khi có quyết định khởi tố hôm qua, người dân Đồng Tâm kiên quyết đấu tranh đến cùng trước việc chính quyền định cướp không 59 ha đất nông nghiệp.”
“Chúng tôi đề nghị ông Chung đình chỉ việc khởi tố, công bố kết luận thanh tra về đất đai trước đã, khi đó ai vi phạm gì thì hãy xử lý.”
Ông Lê Đình Kình cũng nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt rằng “Đến giờ phút này, tôi vẫn tin vào Đảng, có Đảng là có tất cả, nhưng nếu cứ tiếp tục để những kẻ tham ô không bị xử lý mà lại đi xử lý người dân tố tham ô thì Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo.”
‘Tư duy xử lý khủng hoảng’
Cùng ngày, Luật gia Nguyễn Đình Hà bình luận với BBC từ Hà Nội: “Dưới góc độ pháp lý, ngay từ khi ông Nguyễn Đức Chung ký vào bản cam kết với người dân Đồng Tâm, tôi đã nói ngay đó là văn bản không có giá trị pháp lý.”
“Trên nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, ai có tội thì sẽ phải chịu trách nhiệm, chứ không có ngoại lệ – bởi điều đó là tiền lệ xấu, bất bình đẳng.”
“Tuy nhiên, tôi đánh giá văn bản cam kết của ông Chung có ý nghĩa về mặt truyền thông và chính trị.”
“Nó giúp giảm căng thẳng giữa người dân và chính quyền khi đó.”
“Xét về nhiều khía cạnh khác, tôi cho rằng, nội bộ chính quyền Hà Nội có nhiều “phe” và ông Chung chỉ là một.”
“Do đó, ông Chung không có quyền quyết định tất cả hay dẫm đạp lên thẩm quyền của người khác. Về mặt uy tín với dân, sau vụ khởi tố này, có vẻ như ông Chung đang mất rất nhiều.”
“Còn về vụ án mà cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố, đó mới chỉ là bước đầu, giống như ném đá dò phản ứng, sau đó còn có thể có nhiều kịch bản khác nhau.”
“Nếu “happy ending” (kết thúc có hậu) thì sẽ không có khởi tố bị can, đình chỉ điều tra vụ án và kết luận người dân Đồng Tâm làm vậy trong thế phòng vệ, bất khả kháng. Còn khả năng xấu nhất, vài người bị bắt và kết án.”
“Nhưng nhìn chung lại, mọi chuyện phụ thuộc vào tư duy xử lý khủng hoảng và thái độ chính trị mà các bên dành cho nhau.”
“Nếu văn bản ông Chung ký với người dân Đồng Tâm là một bản thỏa thuận chính trị, hai bên cùng ký và người ký về phía chính quyền lẽ ra phải là Chủ tịch Trần Đại Quang, thì khi đó may ra người dân Đồng Tâm mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Hôm 14/6, BBC gọi điện cho ông Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhưng ông không nghe máy. Lần gần nhất liên quan vụ Đồng Tâm, ông bắt máy và nói với phóng viên: “Tôi đang bận họp” rồi cúp máy.