Cá chết trên một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016.
RFA | 22.06.2017
Nghi ngại tuyên bố từ phía chính quyền
Ngày 22 tháng sáu, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường công bố tại Diễn đàn Nhà báo và môi trường biển đảo, rằng nước biển tại bốn tỉnh miền Trung gánh chịu thảm họa Formosa đã an toàn tuyệt đối, có thể tắm biển và nuôi trồng hải sản.
Dư luận, và một số nhà khoa học vẫn nghi ngờ công bố này.
Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về công bố của Tổng cục môi trường vào hôm 22 tháng sáu:
“Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa. Chưa đủ mẫu, chưa đủ số liệu để chứng tỏ rằng nó đã an toàn, từ 20 km trở vào ven biển. Trầm tích kim loại nặng ở tầng đáy khó lòng mà khắc phục. Khả năng tự làm sạch của biển đối với kim loại nặng là rất khó.”
Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa.
– Giáo sư Lê Huy Bá
Cách đây chỉ hơn 1 tháng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lại nói rằng ngư dân không nên đánh bắt hải sản ở tầng đáy, trong khu vực từ 20 hải lý trở vào, dọc bờ biển bốn tỉnh miền Trung.
Giáo sư Bá cho rằng khuyến cáo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là cẩn trọng và cần thiết.
Vào ngày 18 tháng 5, khi trao đổi với đài RFA về chuyện ô nhiễm tầng đáy của vùng biển miền Trung, Tiến Sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang có nói:
“Nó phụ thuộc vào các chất độc bị thải ra, điều kiện động lực học ở đó và khả năng tự làm sạch của vùng biển đó. Nhưng thông thường các nước như Nhật Bản chẳng hạn họ bị ô nhiễm công nghiệp 60 năm nay họ vẫn chưa giải quyết xong.
Những sự cố sinh thái này giống như chén nước mình đã đổ ra đất rồi, đến bao giờ mới lấy lại được. Nhưng vì thiên nhiên có cơ chế tái phục hồi, nhưng đòi hỏi thời gian lâu. Vùng biển Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình phục hồi nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa.”
Cho đến nay trên trang web của Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam người ta vẫn không thấy công bố các số liệu về ô nhiễm tại vùng biển bốn tỉnh miền Trung.
Nghiên cứu độc lập và minh bạch thông tin
Ngay sau khi thảm họa môi trường biển Vũng Áng xảy ra, một số chuyên viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức một nhóm nghiên cứu tên là Generosity cử người đến vùng biển Vũng Áng lấy mẩu để đo chất ô nhiễm vào tháng năm và tháng bảy năm 2016. Các mẩu này được phân tích tại các phòng thí nghiệm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi liên lạc được với kỹ sư Trần Việt Hùng, người sáng lập nhóm này và ông cho rằng kết luận của ông Hoàng Văn Thức là phù hợp với kết quả phân tích của nhóm:
“Kết luận của mình đi từ kết luận của ba anh Tiến sĩ và nghiên cứu sinh lấy mẫu ở Việt Nam ba lần. Ba mẫu này cho thấy là nhận định của ông quan chức này là không sai. Cả ba lần lấy mẫu này đều lấy một là nước biển, thứ hai là bùn, thứ ba là sinh vật dưới tầng đáy. Thì tất cả các mẫu này cho thấy là không có dấu hiệu của kim loại nặng ở tầng đáy bùn, loại kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.”
Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.
– Giáo sư Lê Huy Bá
Nhóm Generosity đã cho công bố các kết quả này trên trang web của mình.
Chúng tôi cũng đã liên lạc với Thạc sĩ Hoàng Trung Du, chuyên gia khoa học về biển hiện làm việc tại Viện hải dương học Nha Trang, ông cho biết:
“Xin lỗi là tôi không có tham gia công việc này nên tôi không thể trả lời được. Về nguyên tắc mình muốn nói cái gì an toàn thì mình phải có dẫn chứng. Nhưng tôi không tham gia nên tôi không trả lời được.”
Như vậy là cơ sở khoa học hàng đầu về biển của Việt Nam là Hải học viện Nha Trang, không tham gia vào việc nghiên cứu tác động của thảm họa môi trường biển Vũng Áng.
Giáo sư Lê Huy Bá cũng cho biết là ông không nắm được các số liệu về ô nhiễm, và việc nghiên cứu thảm họa Vũng Áng lẽ ra phải tập hợp nhiều hơn các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu, mà trong đó Hải học viện Nha Trang là cơ quan không thể thiếu:
“Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.”
Riêng nhóm nghiên cứu độc lập của kỹ sư Trần Việt Hùng cũng gặp khá nhiều khó khăn khi đến Vũng Áng lấy mẫu thử độ ô nhiễm, ông nói:
“Khó khăn này không phải của chỉ riêng nhóm, mà là của vùng Vũng Áng lúc đó, vào tháng năm tháng bảy năm ngoái. Tại vì tại Vũng Áng lúc đó lực lượng an ninh xuất hiện rất là nhiều, có người muốn ra biển thì người ta hỏi là ra biển để làm gì. Đợt đó phải tìm người quen biết rồi nói là ra biển làm này làm nọ thôi chứ không thể nói với họ mình làm cái mục đích của mình được.”
Trả lời câu hỏi là tại sao bây giờ khi nhà nước công bố biển đã an toàn thì vẫn còn nhiều nghi ngại, kỹ sư Hùng cho rằng tâm lý đó bắt nguồn từ những ngày đầu tiên thảm họa xảy ra, việc chậm trễ công bố thông tin, trong khi mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, làm cho người ta nghi ngờ là chính quyền đang che giấu một điều gì đó.
Giáo sư Lê Huy Bá nói rằng chuyện nghiên cứu thảm họa môi trường, ngoài việc phải huy động nhiều nhà khoa học, còn cần phải tiến hành một cách công khai minh bạch để cho người dân có thể tin vào các kết quả nghiên cứu.
June 23, 2017
Thảm họa Formosa: Quan chức nói an toàn, nhà khoa học vẫn nghi ngờ
by HR Defender • [Human Rights]
Cá chết trên một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016.
RFA | 22.06.2017
Nghi ngại tuyên bố từ phía chính quyền
Ngày 22 tháng sáu, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường công bố tại Diễn đàn Nhà báo và môi trường biển đảo, rằng nước biển tại bốn tỉnh miền Trung gánh chịu thảm họa Formosa đã an toàn tuyệt đối, có thể tắm biển và nuôi trồng hải sản.
Dư luận, và một số nhà khoa học vẫn nghi ngờ công bố này.
Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về công bố của Tổng cục môi trường vào hôm 22 tháng sáu:
“Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa. Chưa đủ mẫu, chưa đủ số liệu để chứng tỏ rằng nó đã an toàn, từ 20 km trở vào ven biển. Trầm tích kim loại nặng ở tầng đáy khó lòng mà khắc phục. Khả năng tự làm sạch của biển đối với kim loại nặng là rất khó.”
Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa.
– Giáo sư Lê Huy Bá
Cách đây chỉ hơn 1 tháng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lại nói rằng ngư dân không nên đánh bắt hải sản ở tầng đáy, trong khu vực từ 20 hải lý trở vào, dọc bờ biển bốn tỉnh miền Trung.
Giáo sư Bá cho rằng khuyến cáo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là cẩn trọng và cần thiết.
Vào ngày 18 tháng 5, khi trao đổi với đài RFA về chuyện ô nhiễm tầng đáy của vùng biển miền Trung, Tiến Sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang có nói:
“Nó phụ thuộc vào các chất độc bị thải ra, điều kiện động lực học ở đó và khả năng tự làm sạch của vùng biển đó. Nhưng thông thường các nước như Nhật Bản chẳng hạn họ bị ô nhiễm công nghiệp 60 năm nay họ vẫn chưa giải quyết xong.
Những sự cố sinh thái này giống như chén nước mình đã đổ ra đất rồi, đến bao giờ mới lấy lại được. Nhưng vì thiên nhiên có cơ chế tái phục hồi, nhưng đòi hỏi thời gian lâu. Vùng biển Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình phục hồi nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa.”
Cho đến nay trên trang web của Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam người ta vẫn không thấy công bố các số liệu về ô nhiễm tại vùng biển bốn tỉnh miền Trung.
Nghiên cứu độc lập và minh bạch thông tin
Ngay sau khi thảm họa môi trường biển Vũng Áng xảy ra, một số chuyên viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức một nhóm nghiên cứu tên là Generosity cử người đến vùng biển Vũng Áng lấy mẩu để đo chất ô nhiễm vào tháng năm và tháng bảy năm 2016. Các mẩu này được phân tích tại các phòng thí nghiệm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi liên lạc được với kỹ sư Trần Việt Hùng, người sáng lập nhóm này và ông cho rằng kết luận của ông Hoàng Văn Thức là phù hợp với kết quả phân tích của nhóm:
“Kết luận của mình đi từ kết luận của ba anh Tiến sĩ và nghiên cứu sinh lấy mẫu ở Việt Nam ba lần. Ba mẫu này cho thấy là nhận định của ông quan chức này là không sai. Cả ba lần lấy mẫu này đều lấy một là nước biển, thứ hai là bùn, thứ ba là sinh vật dưới tầng đáy. Thì tất cả các mẫu này cho thấy là không có dấu hiệu của kim loại nặng ở tầng đáy bùn, loại kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.”
Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.
– Giáo sư Lê Huy Bá
Nhóm Generosity đã cho công bố các kết quả này trên trang web của mình.
Chúng tôi cũng đã liên lạc với Thạc sĩ Hoàng Trung Du, chuyên gia khoa học về biển hiện làm việc tại Viện hải dương học Nha Trang, ông cho biết:
“Xin lỗi là tôi không có tham gia công việc này nên tôi không thể trả lời được. Về nguyên tắc mình muốn nói cái gì an toàn thì mình phải có dẫn chứng. Nhưng tôi không tham gia nên tôi không trả lời được.”
Như vậy là cơ sở khoa học hàng đầu về biển của Việt Nam là Hải học viện Nha Trang, không tham gia vào việc nghiên cứu tác động của thảm họa môi trường biển Vũng Áng.
Giáo sư Lê Huy Bá cũng cho biết là ông không nắm được các số liệu về ô nhiễm, và việc nghiên cứu thảm họa Vũng Áng lẽ ra phải tập hợp nhiều hơn các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu, mà trong đó Hải học viện Nha Trang là cơ quan không thể thiếu:
“Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.”
Riêng nhóm nghiên cứu độc lập của kỹ sư Trần Việt Hùng cũng gặp khá nhiều khó khăn khi đến Vũng Áng lấy mẫu thử độ ô nhiễm, ông nói:
“Khó khăn này không phải của chỉ riêng nhóm, mà là của vùng Vũng Áng lúc đó, vào tháng năm tháng bảy năm ngoái. Tại vì tại Vũng Áng lúc đó lực lượng an ninh xuất hiện rất là nhiều, có người muốn ra biển thì người ta hỏi là ra biển để làm gì. Đợt đó phải tìm người quen biết rồi nói là ra biển làm này làm nọ thôi chứ không thể nói với họ mình làm cái mục đích của mình được.”
Trả lời câu hỏi là tại sao bây giờ khi nhà nước công bố biển đã an toàn thì vẫn còn nhiều nghi ngại, kỹ sư Hùng cho rằng tâm lý đó bắt nguồn từ những ngày đầu tiên thảm họa xảy ra, việc chậm trễ công bố thông tin, trong khi mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, làm cho người ta nghi ngờ là chính quyền đang che giấu một điều gì đó.
Giáo sư Lê Huy Bá nói rằng chuyện nghiên cứu thảm họa môi trường, ngoài việc phải huy động nhiều nhà khoa học, còn cần phải tiến hành một cách công khai minh bạch để cho người dân có thể tin vào các kết quả nghiên cứu.