Người Bảo vệ Nhân quyền | Ngày 25/6/2017
===== 19/6 =====
Việt Nam sử dụng côn đồ để hành hung nhiều người hoạt động: HRW
Nhiều blogger và người hoạt động nhân quyền Việt Nam đã bị đánh đập, đe doạ, và hăm dọa vì những kẻ tấn công không bị trừng phạt, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW). Chính phủ Việt Nam nên ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tấn công và bắt những kẻ tấn công phải chịu trách nhiệm. Chính phủ các nước tài trợ nên yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp, và việc đàn áp tự do Internet, biểu đạt ôn hòa và hoạt động xã hội sẽ mang lại hậu quả.
Báo cáo dài 65 trang, “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền: các vụ tấn công vào các blogger và các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam”, nhấn mạnh 36 vụ việc trong đó những người đàn ông không xác định trong những bộ quần áo dân sự đánh đập những người vận động nhân quyền và blogger từ giữa tháng 1 năm 2015 và tháng 4 năm 2017, với hậu quả là những thương tích nặng nề. Nhiều nạn nhân báo cáo rằng việc đánh đập xảy ra với sự hiện diện của cảnh sát mặc đồng phục, người đã không làm gì để can thiệp.
Theo Brad Adams, giám đốc của Human Rights Watch ở châu Á, thì người hoạt động ở Việt Nam không chỉ đối mặt với nguy cơ bị cầm tù vì đã lên tiếng mà còn đối mặt với hiểm nguy hàng ngày chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của mình.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhận thấy có một chiến lược nhằm vào các blog và các nhà hoạt động nhân quyền trên cả nước bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu, cũng như các tỉnh như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tịnh, Bình Dương, Lâm Đồng và Bắc Giang.
Trong tất cả trừ một trường hợp được đưa vào báo cáo này, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã phát hiện ra rằng không có thủ phạm nào được xác định và bị truy tố mặc dù các nạn nhân thường báo cáo việc họ bị đánh đập với cảnh sát. Ngược lại, một số nạn nhân, bao gồm các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Trần Thị Nga, sau đó bị bắt và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Điều này đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền với những kẻ tấn công trong những trường hợp này, bao gồm từ sự dung thứ một cách thụ động cho đến sự hợp tác tích cực.
Báo cáo này dựa trên những vụ việc được báo cáo trên các phương tiện truyền thông nước ngoài bao gồm Đài Á châu Tự do, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, BBC, Mạng Truyền hình Sài Gòn Broadcasting, truyền thông xã hội bao gồm Facebook và YouTube, các trang web độc lập về chính trị như Dân Làm Báo, Dân Luận, Việt Nam Thời Báo, Tin Mừng Cho Người Nghèo, Người Bảo vệ Nhân quyền, và nhiều blog cá nhân. Nhiều vụ tấn công bao gồm trong báo cáo này chưa bao giờ được báo cáo bằng tiếng Anh, và cũng không được đưa trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Adams cho biết: “Những nhà hoạt động và blogger dũng cảm này đều bị bức hại hàng ngày, nhưng họ không từ bỏ ý định của họ. “Các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại với Việt Nam nên ủng hộ cuộc đấu tranh của họ bằng cách thúc giục chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng đánh đập và đưa những kẻ tấn công ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Xem chi tiết:
Việt Nam: Hãy chấm dứt hành hung các nhà hoạt động và blogger
Không Chốn Dung Thân Cho Các Nhà Hoạt Động Vì Nhân Quyền
Vietnam: End Attacks on Activists and Bloggers
————————-
Mẹ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không được tham dự phiên tòa của con
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sẽ không được dự phiên tòa xét xử cô vào ngày 29/6 sắp tới, theo thư ký toà Trịnh Thị Biên.
Lý do đưa ra là phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm thuộc dạng đặc biệt và mẹ cô là người không có liên quan, Biên nói với bà Lan vào hôm thứ Hai khi bà đến trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa để đòi được tham dự phiên tòa xét xử con mình.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt vào ngày 10/20/2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Cô sẽ phải đối mặt với án tù từ ba đến 12 năm nếu bị kết tội.
Cô bị biệt giam không cho phép gặp mẹ già và hai con nhỏ, và gần đây mới được gặp luật sư. Cũng trong thời gian này, an ninh tỉnh Khánh Hòa nhiều lần canh giữ gia đình nhằm ngăn cản không cho gặp quan chức ngoại giao nước ngoài.
————————
Chính quyền Việt Nam không cho hai nghị sỹ Đức gặp blogger Anh Ba Sàm trong tù
Chính quyền Việt Nam đã không cho phép hai nghị sỹ Đức gặp ông Nguyễn Hữu Vinh- blogger Anh Ba Sàm trong tù khi hai ông có chuyến làm việc ở Việt Nam trong nửa đầu tháng 6.
Hai nghị sỹ Martin Patzelt và Philipp Lengsfeld, thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo trong Quốc hội Liên bang Đức, đã sang Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Dân biểu Bảo vệ Dân biểu, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những người bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
Dân biểu Patzelt nhận đỡ đầu ông Nguyễn Hữu Vinh, cò nghị sỹ Lengsfeld nhận hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được trả tự do vẫn chịu áp lực của nhà cầm quyền cộng sản.
Được biết nhà cầm quyền Việt Nam đã không những từ chối không cho hai nghị sỹ Đức thăm ông Nguyễn Hữu Vinh trong tù, mà còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn.
Trong thời gian ở Việt Nam, hai nghị sỹ đã tiếp xúc với đại diện xã hội dân sự, nhiều cộng đồng tôn giáo và viếng thăm một tu viện.
Trở về Đức, nghị sỹ Patzelt viết rằng, ông thấy cần phải nói lên nỗi bất bình của mình trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam.
===== 21/6 =====
Việt Nam bác bỏ báo cáo của HRW về hành hung người hoạt động
Việt Nam bác bỏ báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW), một báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao nói trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 21/6.
Người phát ngôn BNG trả lời với phóng viên về phản ứng của Việt Nam với cáo buộc của HRW rằng chính quyền Việt Nam dung túng cho việc hành hung giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và xã hội, và nhà báo tự do.
Trước đó, ngày 19/6, HRW đã đưa ra báo cáo dài 65 trang với tựa đề “Không Chốn Dung Thân Cho Các Nhà Hoạt Động Vì Nhân Quyền” trong đó đề cập cụ thể về 36 vụ hành hung người hoạt động từ đầu năm 2016 đến tháng Tư năm 2017.
“Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố rõ rằng kiểu hành xử đó sẽ không được dung thứ, và chấm dứt chiến dịch đối phó với những người vận động cho nhân quyền theo cách thức này.”
————————-
Công an nói blogger Nguyễn Văn Hóa từ chối luật sư bào chữa
Nhà hoạt động xã hội, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, hiện đang bị tạm giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, được cho là tiếp tục từ chối luật sư bào chữa cho bản thân anh.
Theo công văn của Công an tỉnh Hà Tĩnh gửi cho Công ty Luật Hà Sơn thì Nguyễn Văn Hóa vẫn giữ nguyên quan điểm không mời luật sư bào chữa; kể cả việc gia đình, người thân yêu cầu luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Hóa thì anh này cũng từ chối; bản thân anh Nguyễn Văn Hóa không muốn gặp luật sư nào cả.
Luật sư Hà Huy Sơn là người được gia đình Hóa mời làm luật sư bào chữa cho anh.
Luật sư Sơn cho biết vào ngày 7/5, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Tỉnh Hà Tĩnh ra thông báo quyết định chuyển đổi tội danh khởi tố bị can từ Điều 258 sang Điều 88 đối với blogger Nguyễn Văn Hóa.
Blogger Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi ngụ tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2017. Trước khi bị bắt anh tham gia đưa tin liên quan đến thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên tại 4 tỉnh bắc miền Trung, những cuộc đi đòi quyền lợi của các thành phần dân chúng bị tác động bởi thảm họa đó…
Anh cũng là một nhà hoạt động xã hội trẻ ở địa phương.
===== 22/6 =====
Điều luật mới của Việt Nam đe dọa quyền được bào chữa: HRW
Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ một điều khoản trong Bộ luật Hình sự sửa đổi có nội dung buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW).
Bộ luật mới được quốc hội bù nhìn Việt Nam thông qua ngày 20/6 tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi phê phán chính phủ hoặc nhà nước độc đảng, tổ chức này cho biết.
“Buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa rằng các luật sư sẽ trở thành chỉ điểm cho nhà nước, và thân chủ sẽ không có lý do gì để tin tưởng luật sư của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam coi mọi ý kiến phê phán hoặc phản đối chính phủ hay Đảng Cộng sản là vấn đề “an ninh quốc gia” – điều này sẽ tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế.”
“Các nhà đầu tư và đối tác thương mại nước ngoài của Việt Nam cần hết sức lưu ý về điều luật bắt buộc các luật sư của mình phải trình báo thông tin riêng tư của thân chủ với chính quyền, nếu muốn tránh gặp phiền phức,” ông Adams nói.
Điều cần đặc biệt quan ngại là Điều 19 nhằm vào những người bị truy tố về các tội danh an ninh quốc gia được định nghĩa mơ hồ, như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79); “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” (điều 87); “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 88) và “phá rối an ninh” (điều 89). Đáng lẽ phải hủy bỏ những điều luật nói trên, vốn thường được vận dụng để trừng phạt những hành vi thực hiện quyền tự do nhóm họp, lập hội và tự do ngôn luận, giờ đây chính quyền lại bổ sung thêm các hình phạt nặng nề hơn đối với các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có các khoản mới của các điều 109 (trước đây là điều 79) và điều 117 (trước đây là điều 88) với nội dung “người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ một đến năm năm.” Điều này có nghĩa là một người có thể bị phạt tù tới năm năm vì chuẩn bị phê phán nhà nước hay sắp sửa tham gia một tổ chức chính trị độc lập không được chính quyền phê chuẩn. Nhiều điều luật có nội dung mơ hồ liên quan tới an ninh quốc gia đã thường xuyên được vận dụng để kết án nhiều người chỉ vì họ thực hành các quyền cơ bản của mình, giờ đây lại có thể bị lợi dụng trong nhiều tình huống hơn. Việt Nam cần hủy bỏ và cải cách các điều luật này, chứ không nên nới rộng khả năng áp dụng.
Trong hầu hết các vụ bắt giữ và kết án có động cơ chính trị ở Việt Nam, chính quyền thường áp dụng điều 79 để trừng phạt những người có liên quan tới một nhóm hay một tổ chức không được đảng cộng sản cầm quyền công nhận. Điều 87 thường được áp dụng để trừng phạt những người tham gia các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn. Điều 88 là một công cụ bịt miệng những người bất đồng chính kiến và blogger dám phê phán đảng hay chính phủ. Điều 89 được áp dụng để trừng phạt những nhà hoạt động độc lập vì quyền lợi của người lao động dám tham gia tổ chức các cuộc đình công tự phát.
“Bộ luật hình sự sửa đổi thể hiện tinh thần thiếu cam kết của Việt Nam đối với nỗ lực cải thiện thành tích về nhân quyền yếu kém của mình,” ông Adams phát biểu. “Nếu Việt Nam thực tâm muốn thúc đẩy chế độ pháp quyền, họ cần tạo điều kiện cho các luật sư làm công việc chuyên môn của mình chứ không phải đưa ra các điều luật mới khiến cho luật sư không thể làm việc được.”
Việt Nam: Điều luật mới đe dọa quyền được bào chữa
————————
Văn bút Quốc tế kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho blogger Mẹ Nấm
Ngày 22/6, Ủy ban Văn bút Quốc tế (Pen International) ra thông cáo kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam hủy bỏ tất cả những cáo buộc đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), một người can đảm lên tiếng chỉ trích chính phủ. Tổ chức này tin rằng blogger Mẹ Nấm bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm đến chỉ vì thực thi một cách ôn hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Tổ chức này cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến trường hợp của Mẹ Nấm và viết thư ngỏ gửi đến lãnh đạo Việt Nam yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô, cũng như đảm bảo quyền được tiếp cận với gia đình và luật sư trong thời gian còn bị giam giữ.
Theo lịch của Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì vào ngày 29 tháng 6 tới đây phiên xử blogger Mẹ Nấm sẽ được tiến hành.
International PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Bà Mẹ Nấm
Viet Nam: charges against blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh must be dropped
===== 23/6 =====
RSF kêu gọi Chính phủ Pháp phản ứng khẩn cấp đối với việc bắt giữ Phạm Minh Hoàng
RSF: Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho Phạm Minh Hoàng, một blogger có quốc tịch Pháp và Việt Nam, người đã bị bắt tại nhà riêng của ông ở thành phố Hồ Chí Minh vào tối thứ Sáu; và kêu gọi các cơ quan chức Pháp thực hiện hành động khẩn cấp để bảo vệ ông.
Cảnh sát đã gõ cửa nhà ông Hoàng lúc 6 giờ chiều, nói rằng họ muốn làm một cuộc kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, sau khi vào nhà, họ bắt ông theo một phương thức bạo lực và nói với ông rằng ông sẽ bị trục xuất trong vòng 24 giờ theo lệnh “dẫn độ” do Cục Xuất Nhập cảnh cấp.
Các nguồn tin nói rằng cảnh sát quay phim quá trình bắt giữ, như họ đã từng bắt giữ các nhà hoạt động người Việt Nam trước đây. Phim thường được sử dụng cho mục đích tuyên truyền của nhà nước.
RSF kêu gọi chính phủ Việt Nam kiềm chế trong việc trục xuất ông Hoàng. Việc trục xuất của ông, có thể là bất thường và trái ngược với luật pháp Việt Nam, chỉ đơn giản là nhằm mục đích củng cố môi trường sợ hãi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra ở Việt Nam.
RSF cũng kêu gọi chính phủ Pháp thực hiện các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn việc trục xuất này. Trong một cuộc phỏng vấn với RSF vào tuần trước, ông Hoàng đã kêu gọi chính phủ Pháp hành động.
Chính quyền Việt Nam đã mở đường cho việc trục xuất ông Hoàng bằng cách công bố quyết định của chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của ông vào tháng trước.
Việt Nam là một trong số những nước có điểm thấp nhất về tự do báo chí năm 2017 của RSF, đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia.
RSF calls for urgent French response to Vietnam’s arrest of blogger
===== 25/6 =====
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng bị trục xuất sang Pháp
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng hôm 23/6 và đêm hôm sau đã buộc ông lên chuyến bay Tân Sơn Nhất-Paris và thực hiện việc trục xuất ông.
Trước khi bị buộc sang Pháp, ông Hoàng không được gặp lại gia đình, bao gồm vợ, con gái, mẹ già và một người anh đang bị bệnh nặng. Ông cũng không có cơ hội trở lại Việt Nam nếu chính quyền còn nằm trong tay đảng cộng sản.
Tháng trước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông. Do ông cũng có quốc tịch Pháp nên Việt Nam trục xuất ông sang bên đó.
Ông là cựu tù nhân lương tâm, bị bắt năm 2011 và kết án ba năm tù giam vì những bài viết cổ súy đa nguyên và nhân quyền. Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, ông được trả tự do sau 17 tháng bị giam cầm.
Chi tiết: Cựu tù chính trị Phạm Minh Hoàng đã bị trục xuất trên chuyến bay VN011
===========================
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
June 25, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 26 từ ngày 19 đến 25/6/2017: HRW công bố báo cáo về việc người hoạt động Việt Nam bị hành hung, kêu gọi chính quyền Hà Nội áp dụng các biện pháp để chấm dứt việc đánh đập người hoạt động ôn hòa
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | Ngày 25/6/2017
Ngày 19/6, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) công bố báo cáo về 36 vụ tấn công vật lý nhằm vào giới bất đồng chính kiến, nhiều người hoạt động nhân quyền và xã hội cũng như nhiều nhà báo độc lập trong khoảng thời gian từ đầu năm 2015 đến cuối tháng Tư năm 2017. Hậu quả của những vụ hành hung trên là nhiều người hoạt động bị thương tích nặng nề. HRW kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức điều tra những vụ việc đã nêu và đưa những kẻ tấn công ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và áp dụng các biện pháp chấm dứt những vụ tấn công tương tự trong tương lai.
Một ngày sau đó, chính phủ Việt Nam phủ nhận báo cáo của HRW, nói rằng bản báo cáo này dựa trên những thông tin không chính xác.
Ngày 21/6, HRW lại ra một thông cáo phê phán việc Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi nhưng chứa nhiều điểu khoản hạn chế nhân quyền, ví dụ như Điều 19 quy định luật sư phải có nghĩa vụ tố cáo thân chủ hoặc nhiều điều khoản trong phần an ninh quốc gia vẫn được giữ lại nhằm hình sự hóa những người thực hiện các quyền con người cơ bản được ghi trong Hiến pháp 2013 của đất nước.
Ngày 23/6, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng và đêm hôm sau đã bắt ông lên một chuyến máy bay sang Paris và trục xuất ông sang Pháp. Hành động trục xuất được thực hiện một tháng sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông, người cũng có quốc tịch Pháp.
Chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho biết bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ đẻ của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sẽ không được tham dự phiên tòa công khai xét xử cô dự kiến vào ngày 29/6. Blogger Mẹ Nấm bị bắt ngày 10/10/2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và có nguy cơ phải đối mặt với án tù từ 3 đến 12 năm.
Và một số tin quan trọng khác
===== 19/6 =====
Việt Nam sử dụng côn đồ để hành hung nhiều người hoạt động: HRW
Nhiều blogger và người hoạt động nhân quyền Việt Nam đã bị đánh đập, đe doạ, và hăm dọa vì những kẻ tấn công không bị trừng phạt, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW). Chính phủ Việt Nam nên ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tấn công và bắt những kẻ tấn công phải chịu trách nhiệm. Chính phủ các nước tài trợ nên yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp, và việc đàn áp tự do Internet, biểu đạt ôn hòa và hoạt động xã hội sẽ mang lại hậu quả.
Báo cáo dài 65 trang, “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền: các vụ tấn công vào các blogger và các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam”, nhấn mạnh 36 vụ việc trong đó những người đàn ông không xác định trong những bộ quần áo dân sự đánh đập những người vận động nhân quyền và blogger từ giữa tháng 1 năm 2015 và tháng 4 năm 2017, với hậu quả là những thương tích nặng nề. Nhiều nạn nhân báo cáo rằng việc đánh đập xảy ra với sự hiện diện của cảnh sát mặc đồng phục, người đã không làm gì để can thiệp.
Theo Brad Adams, giám đốc của Human Rights Watch ở châu Á, thì người hoạt động ở Việt Nam không chỉ đối mặt với nguy cơ bị cầm tù vì đã lên tiếng mà còn đối mặt với hiểm nguy hàng ngày chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của mình.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhận thấy có một chiến lược nhằm vào các blog và các nhà hoạt động nhân quyền trên cả nước bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu, cũng như các tỉnh như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tịnh, Bình Dương, Lâm Đồng và Bắc Giang.
Trong tất cả trừ một trường hợp được đưa vào báo cáo này, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã phát hiện ra rằng không có thủ phạm nào được xác định và bị truy tố mặc dù các nạn nhân thường báo cáo việc họ bị đánh đập với cảnh sát. Ngược lại, một số nạn nhân, bao gồm các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Trần Thị Nga, sau đó bị bắt và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Điều này đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền với những kẻ tấn công trong những trường hợp này, bao gồm từ sự dung thứ một cách thụ động cho đến sự hợp tác tích cực.
Báo cáo này dựa trên những vụ việc được báo cáo trên các phương tiện truyền thông nước ngoài bao gồm Đài Á châu Tự do, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, BBC, Mạng Truyền hình Sài Gòn Broadcasting, truyền thông xã hội bao gồm Facebook và YouTube, các trang web độc lập về chính trị như Dân Làm Báo, Dân Luận, Việt Nam Thời Báo, Tin Mừng Cho Người Nghèo, Người Bảo vệ Nhân quyền, và nhiều blog cá nhân. Nhiều vụ tấn công bao gồm trong báo cáo này chưa bao giờ được báo cáo bằng tiếng Anh, và cũng không được đưa trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Adams cho biết: “Những nhà hoạt động và blogger dũng cảm này đều bị bức hại hàng ngày, nhưng họ không từ bỏ ý định của họ. “Các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại với Việt Nam nên ủng hộ cuộc đấu tranh của họ bằng cách thúc giục chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng đánh đập và đưa những kẻ tấn công ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Xem chi tiết:
Việt Nam: Hãy chấm dứt hành hung các nhà hoạt động và blogger
Không Chốn Dung Thân Cho Các Nhà Hoạt Động Vì Nhân Quyền
Vietnam: End Attacks on Activists and Bloggers
————————-
Mẹ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không được tham dự phiên tòa của con
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sẽ không được dự phiên tòa xét xử cô vào ngày 29/6 sắp tới, theo thư ký toà Trịnh Thị Biên.
Lý do đưa ra là phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm thuộc dạng đặc biệt và mẹ cô là người không có liên quan, Biên nói với bà Lan vào hôm thứ Hai khi bà đến trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa để đòi được tham dự phiên tòa xét xử con mình.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt vào ngày 10/20/2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Cô sẽ phải đối mặt với án tù từ ba đến 12 năm nếu bị kết tội.
Cô bị biệt giam không cho phép gặp mẹ già và hai con nhỏ, và gần đây mới được gặp luật sư. Cũng trong thời gian này, an ninh tỉnh Khánh Hòa nhiều lần canh giữ gia đình nhằm ngăn cản không cho gặp quan chức ngoại giao nước ngoài.
————————
Chính quyền Việt Nam không cho hai nghị sỹ Đức gặp blogger Anh Ba Sàm trong tù
Chính quyền Việt Nam đã không cho phép hai nghị sỹ Đức gặp ông Nguyễn Hữu Vinh- blogger Anh Ba Sàm trong tù khi hai ông có chuyến làm việc ở Việt Nam trong nửa đầu tháng 6.
Hai nghị sỹ Martin Patzelt và Philipp Lengsfeld, thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo trong Quốc hội Liên bang Đức, đã sang Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Dân biểu Bảo vệ Dân biểu, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những người bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
Dân biểu Patzelt nhận đỡ đầu ông Nguyễn Hữu Vinh, cò nghị sỹ Lengsfeld nhận hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được trả tự do vẫn chịu áp lực của nhà cầm quyền cộng sản.
Được biết nhà cầm quyền Việt Nam đã không những từ chối không cho hai nghị sỹ Đức thăm ông Nguyễn Hữu Vinh trong tù, mà còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn.
Trong thời gian ở Việt Nam, hai nghị sỹ đã tiếp xúc với đại diện xã hội dân sự, nhiều cộng đồng tôn giáo và viếng thăm một tu viện.
Trở về Đức, nghị sỹ Patzelt viết rằng, ông thấy cần phải nói lên nỗi bất bình của mình trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam.
===== 21/6 =====
Việt Nam bác bỏ báo cáo của HRW về hành hung người hoạt động
Việt Nam bác bỏ báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW), một báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao nói trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 21/6.
Người phát ngôn BNG trả lời với phóng viên về phản ứng của Việt Nam với cáo buộc của HRW rằng chính quyền Việt Nam dung túng cho việc hành hung giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và xã hội, và nhà báo tự do.
Trước đó, ngày 19/6, HRW đã đưa ra báo cáo dài 65 trang với tựa đề “Không Chốn Dung Thân Cho Các Nhà Hoạt Động Vì Nhân Quyền” trong đó đề cập cụ thể về 36 vụ hành hung người hoạt động từ đầu năm 2016 đến tháng Tư năm 2017.
“Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố rõ rằng kiểu hành xử đó sẽ không được dung thứ, và chấm dứt chiến dịch đối phó với những người vận động cho nhân quyền theo cách thức này.”
————————-
Công an nói blogger Nguyễn Văn Hóa từ chối luật sư bào chữa
Nhà hoạt động xã hội, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, hiện đang bị tạm giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, được cho là tiếp tục từ chối luật sư bào chữa cho bản thân anh.
Theo công văn của Công an tỉnh Hà Tĩnh gửi cho Công ty Luật Hà Sơn thì Nguyễn Văn Hóa vẫn giữ nguyên quan điểm không mời luật sư bào chữa; kể cả việc gia đình, người thân yêu cầu luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Hóa thì anh này cũng từ chối; bản thân anh Nguyễn Văn Hóa không muốn gặp luật sư nào cả.
Luật sư Hà Huy Sơn là người được gia đình Hóa mời làm luật sư bào chữa cho anh.
Luật sư Sơn cho biết vào ngày 7/5, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Tỉnh Hà Tĩnh ra thông báo quyết định chuyển đổi tội danh khởi tố bị can từ Điều 258 sang Điều 88 đối với blogger Nguyễn Văn Hóa.
Blogger Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi ngụ tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2017. Trước khi bị bắt anh tham gia đưa tin liên quan đến thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên tại 4 tỉnh bắc miền Trung, những cuộc đi đòi quyền lợi của các thành phần dân chúng bị tác động bởi thảm họa đó…
Anh cũng là một nhà hoạt động xã hội trẻ ở địa phương.
===== 22/6 =====
Điều luật mới của Việt Nam đe dọa quyền được bào chữa: HRW
Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ một điều khoản trong Bộ luật Hình sự sửa đổi có nội dung buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW).
Bộ luật mới được quốc hội bù nhìn Việt Nam thông qua ngày 20/6 tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi phê phán chính phủ hoặc nhà nước độc đảng, tổ chức này cho biết.
“Buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa rằng các luật sư sẽ trở thành chỉ điểm cho nhà nước, và thân chủ sẽ không có lý do gì để tin tưởng luật sư của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam coi mọi ý kiến phê phán hoặc phản đối chính phủ hay Đảng Cộng sản là vấn đề “an ninh quốc gia” – điều này sẽ tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế.”
“Các nhà đầu tư và đối tác thương mại nước ngoài của Việt Nam cần hết sức lưu ý về điều luật bắt buộc các luật sư của mình phải trình báo thông tin riêng tư của thân chủ với chính quyền, nếu muốn tránh gặp phiền phức,” ông Adams nói.
Điều cần đặc biệt quan ngại là Điều 19 nhằm vào những người bị truy tố về các tội danh an ninh quốc gia được định nghĩa mơ hồ, như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79); “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” (điều 87); “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 88) và “phá rối an ninh” (điều 89). Đáng lẽ phải hủy bỏ những điều luật nói trên, vốn thường được vận dụng để trừng phạt những hành vi thực hiện quyền tự do nhóm họp, lập hội và tự do ngôn luận, giờ đây chính quyền lại bổ sung thêm các hình phạt nặng nề hơn đối với các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có các khoản mới của các điều 109 (trước đây là điều 79) và điều 117 (trước đây là điều 88) với nội dung “người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ một đến năm năm.” Điều này có nghĩa là một người có thể bị phạt tù tới năm năm vì chuẩn bị phê phán nhà nước hay sắp sửa tham gia một tổ chức chính trị độc lập không được chính quyền phê chuẩn. Nhiều điều luật có nội dung mơ hồ liên quan tới an ninh quốc gia đã thường xuyên được vận dụng để kết án nhiều người chỉ vì họ thực hành các quyền cơ bản của mình, giờ đây lại có thể bị lợi dụng trong nhiều tình huống hơn. Việt Nam cần hủy bỏ và cải cách các điều luật này, chứ không nên nới rộng khả năng áp dụng.
Trong hầu hết các vụ bắt giữ và kết án có động cơ chính trị ở Việt Nam, chính quyền thường áp dụng điều 79 để trừng phạt những người có liên quan tới một nhóm hay một tổ chức không được đảng cộng sản cầm quyền công nhận. Điều 87 thường được áp dụng để trừng phạt những người tham gia các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn. Điều 88 là một công cụ bịt miệng những người bất đồng chính kiến và blogger dám phê phán đảng hay chính phủ. Điều 89 được áp dụng để trừng phạt những nhà hoạt động độc lập vì quyền lợi của người lao động dám tham gia tổ chức các cuộc đình công tự phát.
“Bộ luật hình sự sửa đổi thể hiện tinh thần thiếu cam kết của Việt Nam đối với nỗ lực cải thiện thành tích về nhân quyền yếu kém của mình,” ông Adams phát biểu. “Nếu Việt Nam thực tâm muốn thúc đẩy chế độ pháp quyền, họ cần tạo điều kiện cho các luật sư làm công việc chuyên môn của mình chứ không phải đưa ra các điều luật mới khiến cho luật sư không thể làm việc được.”
Việt Nam: Điều luật mới đe dọa quyền được bào chữa
————————
Văn bút Quốc tế kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho blogger Mẹ Nấm
Ngày 22/6, Ủy ban Văn bút Quốc tế (Pen International) ra thông cáo kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam hủy bỏ tất cả những cáo buộc đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), một người can đảm lên tiếng chỉ trích chính phủ. Tổ chức này tin rằng blogger Mẹ Nấm bị nhà cầm quyền Việt Nam nhắm đến chỉ vì thực thi một cách ôn hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Tổ chức này cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến trường hợp của Mẹ Nấm và viết thư ngỏ gửi đến lãnh đạo Việt Nam yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô, cũng như đảm bảo quyền được tiếp cận với gia đình và luật sư trong thời gian còn bị giam giữ.
Theo lịch của Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì vào ngày 29 tháng 6 tới đây phiên xử blogger Mẹ Nấm sẽ được tiến hành.
International PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Bà Mẹ Nấm
Viet Nam: charges against blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh must be dropped
===== 23/6 =====
RSF kêu gọi Chính phủ Pháp phản ứng khẩn cấp đối với việc bắt giữ Phạm Minh Hoàng
RSF: Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho Phạm Minh Hoàng, một blogger có quốc tịch Pháp và Việt Nam, người đã bị bắt tại nhà riêng của ông ở thành phố Hồ Chí Minh vào tối thứ Sáu; và kêu gọi các cơ quan chức Pháp thực hiện hành động khẩn cấp để bảo vệ ông.
Cảnh sát đã gõ cửa nhà ông Hoàng lúc 6 giờ chiều, nói rằng họ muốn làm một cuộc kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, sau khi vào nhà, họ bắt ông theo một phương thức bạo lực và nói với ông rằng ông sẽ bị trục xuất trong vòng 24 giờ theo lệnh “dẫn độ” do Cục Xuất Nhập cảnh cấp.
Các nguồn tin nói rằng cảnh sát quay phim quá trình bắt giữ, như họ đã từng bắt giữ các nhà hoạt động người Việt Nam trước đây. Phim thường được sử dụng cho mục đích tuyên truyền của nhà nước.
RSF kêu gọi chính phủ Việt Nam kiềm chế trong việc trục xuất ông Hoàng. Việc trục xuất của ông, có thể là bất thường và trái ngược với luật pháp Việt Nam, chỉ đơn giản là nhằm mục đích củng cố môi trường sợ hãi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra ở Việt Nam.
RSF cũng kêu gọi chính phủ Pháp thực hiện các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn việc trục xuất này. Trong một cuộc phỏng vấn với RSF vào tuần trước, ông Hoàng đã kêu gọi chính phủ Pháp hành động.
Chính quyền Việt Nam đã mở đường cho việc trục xuất ông Hoàng bằng cách công bố quyết định của chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của ông vào tháng trước.
Việt Nam là một trong số những nước có điểm thấp nhất về tự do báo chí năm 2017 của RSF, đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia.
RSF calls for urgent French response to Vietnam’s arrest of blogger
===== 25/6 =====
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng bị trục xuất sang Pháp
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng hôm 23/6 và đêm hôm sau đã buộc ông lên chuyến bay Tân Sơn Nhất-Paris và thực hiện việc trục xuất ông.
Trước khi bị buộc sang Pháp, ông Hoàng không được gặp lại gia đình, bao gồm vợ, con gái, mẹ già và một người anh đang bị bệnh nặng. Ông cũng không có cơ hội trở lại Việt Nam nếu chính quyền còn nằm trong tay đảng cộng sản.
Tháng trước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông. Do ông cũng có quốc tịch Pháp nên Việt Nam trục xuất ông sang bên đó.
Ông là cựu tù nhân lương tâm, bị bắt năm 2011 và kết án ba năm tù giam vì những bài viết cổ súy đa nguyên và nhân quyền. Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, ông được trả tự do sau 17 tháng bị giam cầm.
Chi tiết: Cựu tù chính trị Phạm Minh Hoàng đã bị trục xuất trên chuyến bay VN011
===========================
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây