Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Ân xá Quốc tế, ngày 12/7/2017

(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người còn được biết như là blogger Mẹ Nấm, đã bị kết án 10 năm tù vào ngày 29/6/2017 vì “tuyên truyền” chống lại nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Cô hiện đang bị biệt giam vì chính quyền muốn ngăn cản luật sư của cô hoàn tất thủ tục kháng cáo.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị giam trước khi bị bắt vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 và không được tiếp xúc với luật sư cho đến ngày 20/6/2017, chín ngày trước khi vụ việc của cô được đưa ra xét xử bởi Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Tại phiên xử, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và luật sư của cô đã bị ngăn cản trong việc trình bày bản bào chữa. Thẩm phán thường xuyên ngắt lời khi họ trình bày.

Theo bản cáo trạng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị truy tố về các hoạt động của cô trên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác, bao gồm viết, tải lên và chia sẻ bài báo và video chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam; sản xuất, biên tập và chia sẻ một báo cáo có tiêu đề “Stop Police Killing Civilians- Ngăn chặn việc công an giết dân thường” liệt kê các vụ việc trong đó 31 người đã chết trong quá trình giam giữ của cảnh sát; trả lời phỏng vấn nhiều hang truyền thông nước ngoài “làm méo mó” tình hình ở Việt Nam; và vì sở hữu một bộ sưu tập thơ và ghi đĩa compact được coi là phê bình Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước. Các cáo buộc vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong luật nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tổ chức Ân xá quốc tế coi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì những hoạt động hòa bình của mình nhằm quảng bá và bảo vệ nhân quyền.

Trừ một chuyến viếng thăm ngắn ngủi 5 phút vào ngày trước phiên xử, chính quyền Việt Nam đã ngăn cản cô tiếp xúc nào với gia đình cô, những người không biết cô đang bị giam ở đâu. Thực phẩm và quần áo mà mẹ cô gửi cho cô trong quá trình giam giữ trước khi xét xử đã không được chuyển đến cho cô, cả sách Kinh thánh và vở chép mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã yêu cầu cụ thể bằng văn bản. Mẹ cô cũng đã bị ngăn cản trong việc tham dự phiên xử, và thay vào đó chỉ được quan sát phiên tòa ở một phòng kế bên. Kể từ khi bị bắt, mẹ cô đã chăm sóc hai đứa trẻ của cô với sự hỗ trợ của bạn bè. Gia đình hiện đang bị cảnh sát giám sát hàng ngày và các cháu bị mất ngủ và đau buồn khi không có mẹ.

Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng của bạn để kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền:

– Trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức và vô điều kiện vì cô ấy là một tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ vì các hoạt động ôn hòa bảo vệ và quảng bá nhân quyền;

– Ngay lập tức tiết lộ địa điểm giam giữ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và đảm bảo rằng cô có quyền tiếp cận luật sư, gia đình và chăm sóc y tế đầy đủ;

– Đảm bảo rằng cho đến khi cô được trả tự do, cô ấy sẽ được đối xử theo các Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về Đối xử với Tù nhân, đặc biệt là không bị tra tấn hoặc ngược đãi.

Vui lòng gửi khiếu nại trước ngày 23/8/2017 đến:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, Việt Nam

Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn

Bộ trưởng Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam

Fax: + 844 3823 1872

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

Bộ Ngoại giao

1 Tôn Thất Đạm, Quận Ba Đình Hà Nội, Việt Nam Fax: + 844 3823 1872

Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn

Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.

Xin vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu gửi kháng cáo sau ngày nêu trên.

——————-

Thông tin bổ sung

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đồng sáng lập Mạng lưới Blogger Việt Nam vào tháng 12 năm 2013. Cô là một  mẹ độc thân với hai đứa trẻ, mười và bốn tuổi. Cô đã nhiều lần bị quấy rối, bắt giữ và thẩm vấn vì các hoạt động ôn hòa của cô, và đã bị ngăn cản xuất cảnh. Cô đã ủng hộ nhân quyền và công lý trong hơn 10 năm và là một blogger nổi tiếng ở Việt Nam. Các vấn đề mà cô đã đưa ra như là vận động sự minh bạch của chính phủ, trách nhiệm giải trình của nhà nước về vi phạm nhân quyền, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các quyền quy định trong Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người. Năm 2015, Người Bảo vệ Quyền Dân sự (CRD) trao giải thưởng Người bảo vệ quyền dân sự của năm cho cô. Năm 2017, cô được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh vắng mặt là một trong 13 Phụ nữ Can đảm Quốc tế.

Nhiều đại diện ngoại giao tại Việt Nam, bao gồm cả EU và Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố phản đối bản án đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và kêu gọi phóng thích cô ngay lập tức. Sự giam giữ của cô trước đây cũng bị chỉ trích bởi Cao ủy Nhân quyền LHQ và Nhóm Công tác Liên Hợp quốc về Bắt giữ Độc đoán.

Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, trong đó bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và tụ tập ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị nghiêm cấm một cách độc đoán trong luật và thực tiễn ở Việt Nam. Những quy định mơ hồ trong phần “an ninh quốc gia” của Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam thường được sử dụng để hình sự hóa các quan điểm hoặc hoạt động bất đồng ôn hòah. Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị, chỉ trích các chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 88 (Tội tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) thường được sử dụng để giam giữ, truy tố và kết tội những người bất đồng chính kiến ​​vì hoạt động ôn hoà, bao gồm các blogger, người hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động vì quyền làm chủ đất đai, các nhà hoạt động chính trị, tín đồ tôn giáo, các nhà hoạt động vì công lý xã hội, và thậm chí nhạc sỹ.

Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu lương thực và chăm sóc sức khoẻ, thiếu các yêu cầu tối thiểu được quy định trong Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về Đối xử với Tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Nhiều tù nhân lương tâm đã bị biệt giam trong thời gian kéo dài, bị coi là hình thức tra tấn hoặc các hành vi ngược đãi khác theo Quy tắc của Nelson Mandela. Họ cũng bị áp dụng các hình thức tra tấn hoặc ngược đãi khác, bao gồm đánh đập bởi quản giáo hay tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp. Một hình thức đối xử ngược đãi mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói với luật sư của cô rằng cô bị khước từ đồ lót và băng vệ sinh trong thời gian tạm giam. Một số tù nhân lương tâm thường xuyên bị di chuyển từ một cơ sở giam giữ này sang nơi khác, thường là không thong báo cho gia đình của họ. Một số tù nhân lương tâm, bao gồm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã thực hiện các cuộc tuyệt thực để phản đối việc đối xử tàn bạo và những điều kiện giam giữ tồi tệ. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống Tra tấn của LHQ, có hiệu lực ở nước này vào tháng 2 năm 2015, quốc gia này vẫn chưa thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo công ước đó. Để biết thêm thông tin, hãy xem báo cáo “Nhà tù trong Nhà tù: Tra tấn và Đối xử tồi tệ với tù nhân ở Việt Nam tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/.

Urgent Action: Ten Years in Prison for Human Rights Defender