Vào ngày 15 tháng bảy, năm 2017, một nhóm công dân thành phố Sài Gòn kêu gọi thực hiện một cuộc đi bộ đến Bình Thuận để phản đối dự án dìm bùn nạo vét tại vùng biển của tỉnh này.
Nhóm này bị công an huyện Thủ Đức ngăn chận, ngay khi chưa rời địa phận Sài Gòn, bị thẩm vấn trong đồn công an quận Tân Phú, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, rồi được trả tự do.
Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm tại Bình Thuận đang ngày càng được dân chúng quan tâm. Tỉnh này đang trở thành một điểm nóng của những bất ổn xã hội vì vấn đề môi trường trong hai năm qua.
Biểu tình và tuần hành vì môi trường tại tỉnh Bình Thuận trong hai năm qua
Ngay sau khi được trả tự do từ đồn công an huyện Tân Phú, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, một trong những người phát động cuộc đi bộ vì biển Bình Thuận là cô giáo Ngô Thị Thứ, hiện sống tại Quận Thủ Đức, nói với chúng tôi:
“Tôi đọc trên Facebook, trên báo chí, có quá nhiều bài nói về môi trường, mà mình thấy rõ là những gì chính phủ làm là chưa thỏa đáng, người dân than thở rất nhiều. Mình thấy rất đau xót mà người ta cứ bất chấp người ta làm. Tôi muốn mình cũng lên tiếng phụ với họ, nhưng tôi không biết làm sao để lên tiếng, tôi chỉ có một cách đó mà thôi.”
Ngay sau khi được trả tự do, các thành viên của nhóm đi bộ này tiếp tục dùng mạng xã hội kêu gọi mọi người đấu tranh chống việc xả bùn nạo vét tại vùng biển Bình Thuận.
Nhóm đi bộ vì môi trường biển Bình Thuận là sự kiện mới nhất đánh dấu sự phản ứng của người dân trước nạn ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bình Thuận.
Trước đó hai năm, vào hai ngày 14 và 15 tháng tư năm 2015, hàng ngàn người dân huyện Tuy Phong đã chận quốc lộ số một đi ngang qua tỉnh Bình Thuận, trong khu vực nhà máy điện Vĩnh Tân 2 để chống việc xỉ than của nhà máy này gây ô nhiễm không khí trầm trọng.
Kết quả là lực lượng chức năng phải huy động hàng trăm công an đến để giải tán đám đông, gây ra xung đột bạo lực làm một số công an bị thương. Có sáu người dân bị bắt, một khách sạn cùng nhiều xe cộ bị đập phá, quốc lộ số một bị kẹt xe trong nhiều giờ.
Trả lời phóng viên của chúng tôi vài ngày sau vụ biểu tình lớn đó, một người dân cho biết:
Người ta chặn xe do hệ thống lọc bụi lọc khí của nhà máy Vĩnh Tân thải bụi than ra mỗi ngày, nó đổ ra từng đống tro bụi xỉ rồi gặp gió lớn thuận chiều bay tới người dân làm cho người dân bức xúc.
Nạn ô nhiễm nặng quá nên dân làm sao sống nỗi, phải di tản thôi.
-Một người dân.
Dân chúng ở đây cũng cho biết là cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng ngay khi nhà máy điện Vĩnh Tân số 2 đang được xây dựng, có người còn dự định là bỏ xứ đi làm ăn nơi khác. Một cư dân khác ở Tuy Phong nói rằng:
Nạn ô nhiễm nặng quá nên dân làm sao sống nổi, phải di tản thôi. Thực sự thì mấy cái vụ bị ô nhiễm thì nhiều khi dân mình chết mới biết. Chính quyền cũng làm mạnh bắt người dân đóng cửa. Dân mình sống thì cũng như chạy đua với lũ vậy thôi! Thì dân Việt Nam ở đâu mà chẳng bị đè đầu cưỡi cổ
Nguồn gốc ô nhiễm
Nguồn gốc của những cuộc biểu tình, phản đối, ngoài đời hay trên mạng xã hội đều xuất phát từ dự án rất lớn xây dựng một chuỗi các nhà máy điện Vĩnh Tân, chạy bằng nhiên liệu than đá, tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Ô nhiễm thấy rõ nhất là ô nhiễm không khí do xỉ than của các nhà máy này thải ra.
Bên cạnh đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng vận chuyển than cho các nhà máy này cũng bắt đầu tác động tiêu cực đến ngành nuôi tôm giống nổi tiếng cả nước của huyện Tuy Phong.
Chủ một trại nuôi tôm giống tại Tuy Phong cho chúng tôi biết rằng cầu cảng xây dựng cho việc vận chuyển than đã làm nước biển bị tù đọng, năng suất tôm giống giảm đi, giá thành tăng cao. Ông nói hài hước rằng nếu trại tôm của ông giống như một chiếc xe tải thì ông cũng đã bỏ Tuy Phong đi nơi khác.
Nhưng tác hại của cầu cảng lên ngành nuôi tôm chưa được đưa ra công luận thì việc Bộ tài nguyên môi trường chấp thuận dìm gần 1 triệu mét khối bùn nạo vét ở cảng Tuy Phong gần khu bảo tồn biển Hòn Cau của vùng biển Tuy Phong Bình Thuận, làm dư luận phản ứng rất mạnh mẽ.
Tiến sĩ Phan Hữu Trọng Hiền, một người quê tại Bình Thuận, hiện sống tại Úc, đã lập một Fan Page trên mạng xã hội kêu gọi chống đối việc dìm bùn nạo vét này. Theo ông Hiền, việc lập dự án các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá tại một tỉnh không có than đá, sẽ kéo theo nhiều tác động lên môi trường biển và đất liền của tỉnh này.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là trong trường hợp nhà máy Vĩnh Tân 2, người ta được biết là sử dụng công nghệ của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói với chúng tôi:
Vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi vì các nhà thầu Trung Quốc viện vào chính sách của Chính phủ Trung Quốc cung cấp và dàn xếp về vốn và những người chủ đầu tư Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh thì hăm hở chấp nhận những nhà thầu như vậy. Rất đáng tiếc Việt nam có thể trở thành một cái bãi thử nghiệm cho họ và một cái bãi thực sự là để xả rác công nghệ.
Đối phó với những bất ổn xã hội do việc ô nhiễm gây ra, dường như lại là một điều quá mới đối với chính quyền địa phương. Một người dân Bình Thuận có chứng kiến cuộc biểu tình trong hai ngày 14 và 15 tháng tư năm 2015, so sánh việc đối phó với những cuộc biểu tình của chính quyền Bình Thuận, với những vụ việc diễn ra tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn:
Rất đáng tiếc Việt nam có thể trở thành một cái bãi thử nghiệm cho họ (Trung Quốc) và một cái bãi thực sự là để xả rác công nghệ.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Ở đây không phải Hà Nội hay Sài Gòn mà dễ công khai những thông tin mà trước đây họ bưng bít. Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an. Bây giờ nó đang chơi trò an dân, ru ngủ dân nhưng cũng chưa biết sẽ tới đâu…
Vụ phản đối dìm bùn nạo vét tại biển Bình Thuận đánh dấu một địa chỉ mới của những bất ổn xã hội môi trường tại Việt Nam, là tỉnh Bình Thuận, vốn từ trước đến nay được xem như nơi sản xuất hải sản lâu đời và lớn bậc nhất nước Việt Nam, cùng với những khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển.
Các doanh nghiệp chế biến hải sản, các ngư dân, các xưởng chế biến nước mắm Phan Thiết nổi tiếng, khi tiếp xúc với chúng tôi đều tỏ vẻ lo ngại về tương lai ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống của họ.
Thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay được cho là thảm họa Formosa-Vũng Áng xảy ra vào năm 2016, khi nhà máy sản xuất thép Formosa thải chất độc vào biển làm cá chết hàng loạt tại những tỉnh Bắc Trung bộ. Thảm họa này gây nên hàng chục cuộc biểu tình, xung đột với lực lượng an ninh trong suốt hơn một năm qua.
Sau khi thảm họa Formosa Vũng Áng bùng nổ, kỹ sư Lê Quốc Trinh, một chuyên gia về luyện kim sống tại Canada nói với chúng tôi rằng bất ổn xã hội chắc chắn sẽ xảy ra nếu các nước nghèo muốn phát triển bằng mọi giá mà không nghĩ đến môi trường sống của người dân. Theo ông chuyện đó đang xảy ra ở Việt Nam, và lỗi thuộc về chính phủ Việt Nam, đã không cân nhắc và suy xét khi quyết định các dự án phát triển kinh tế.
July 18, 2017
Bình Thuận, địa chỉ mới của bất ổn xã hội vì môi trường
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngư dân trên bãi biển Bình Thuận
RFA, 17-07-2017
Vào ngày 15 tháng bảy, năm 2017, một nhóm công dân thành phố Sài Gòn kêu gọi thực hiện một cuộc đi bộ đến Bình Thuận để phản đối dự án dìm bùn nạo vét tại vùng biển của tỉnh này.
Nhóm này bị công an huyện Thủ Đức ngăn chận, ngay khi chưa rời địa phận Sài Gòn, bị thẩm vấn trong đồn công an quận Tân Phú, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, rồi được trả tự do.
Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm tại Bình Thuận đang ngày càng được dân chúng quan tâm. Tỉnh này đang trở thành một điểm nóng của những bất ổn xã hội vì vấn đề môi trường trong hai năm qua.
Biểu tình và tuần hành vì môi trường tại tỉnh Bình Thuận trong hai năm qua
Ngay sau khi được trả tự do từ đồn công an huyện Tân Phú, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, một trong những người phát động cuộc đi bộ vì biển Bình Thuận là cô giáo Ngô Thị Thứ, hiện sống tại Quận Thủ Đức, nói với chúng tôi:
“Tôi đọc trên Facebook, trên báo chí, có quá nhiều bài nói về môi trường, mà mình thấy rõ là những gì chính phủ làm là chưa thỏa đáng, người dân than thở rất nhiều. Mình thấy rất đau xót mà người ta cứ bất chấp người ta làm. Tôi muốn mình cũng lên tiếng phụ với họ, nhưng tôi không biết làm sao để lên tiếng, tôi chỉ có một cách đó mà thôi.”
Ngay sau khi được trả tự do, các thành viên của nhóm đi bộ này tiếp tục dùng mạng xã hội kêu gọi mọi người đấu tranh chống việc xả bùn nạo vét tại vùng biển Bình Thuận.
Nhóm đi bộ vì môi trường biển Bình Thuận là sự kiện mới nhất đánh dấu sự phản ứng của người dân trước nạn ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bình Thuận.
Trước đó hai năm, vào hai ngày 14 và 15 tháng tư năm 2015, hàng ngàn người dân huyện Tuy Phong đã chận quốc lộ số một đi ngang qua tỉnh Bình Thuận, trong khu vực nhà máy điện Vĩnh Tân 2 để chống việc xỉ than của nhà máy này gây ô nhiễm không khí trầm trọng.
Kết quả là lực lượng chức năng phải huy động hàng trăm công an đến để giải tán đám đông, gây ra xung đột bạo lực làm một số công an bị thương. Có sáu người dân bị bắt, một khách sạn cùng nhiều xe cộ bị đập phá, quốc lộ số một bị kẹt xe trong nhiều giờ.
Trả lời phóng viên của chúng tôi vài ngày sau vụ biểu tình lớn đó, một người dân cho biết:
Người ta chặn xe do hệ thống lọc bụi lọc khí của nhà máy Vĩnh Tân thải bụi than ra mỗi ngày, nó đổ ra từng đống tro bụi xỉ rồi gặp gió lớn thuận chiều bay tới người dân làm cho người dân bức xúc.
Dân chúng ở đây cũng cho biết là cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng ngay khi nhà máy điện Vĩnh Tân số 2 đang được xây dựng, có người còn dự định là bỏ xứ đi làm ăn nơi khác. Một cư dân khác ở Tuy Phong nói rằng:
Nạn ô nhiễm nặng quá nên dân làm sao sống nổi, phải di tản thôi. Thực sự thì mấy cái vụ bị ô nhiễm thì nhiều khi dân mình chết mới biết. Chính quyền cũng làm mạnh bắt người dân đóng cửa. Dân mình sống thì cũng như chạy đua với lũ vậy thôi! Thì dân Việt Nam ở đâu mà chẳng bị đè đầu cưỡi cổ
Nguồn gốc ô nhiễm
Nguồn gốc của những cuộc biểu tình, phản đối, ngoài đời hay trên mạng xã hội đều xuất phát từ dự án rất lớn xây dựng một chuỗi các nhà máy điện Vĩnh Tân, chạy bằng nhiên liệu than đá, tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Ô nhiễm thấy rõ nhất là ô nhiễm không khí do xỉ than của các nhà máy này thải ra.
Bên cạnh đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng vận chuyển than cho các nhà máy này cũng bắt đầu tác động tiêu cực đến ngành nuôi tôm giống nổi tiếng cả nước của huyện Tuy Phong.
Chủ một trại nuôi tôm giống tại Tuy Phong cho chúng tôi biết rằng cầu cảng xây dựng cho việc vận chuyển than đã làm nước biển bị tù đọng, năng suất tôm giống giảm đi, giá thành tăng cao. Ông nói hài hước rằng nếu trại tôm của ông giống như một chiếc xe tải thì ông cũng đã bỏ Tuy Phong đi nơi khác.
Nhưng tác hại của cầu cảng lên ngành nuôi tôm chưa được đưa ra công luận thì việc Bộ tài nguyên môi trường chấp thuận dìm gần 1 triệu mét khối bùn nạo vét ở cảng Tuy Phong gần khu bảo tồn biển Hòn Cau của vùng biển Tuy Phong Bình Thuận, làm dư luận phản ứng rất mạnh mẽ.
Tiến sĩ Phan Hữu Trọng Hiền, một người quê tại Bình Thuận, hiện sống tại Úc, đã lập một Fan Page trên mạng xã hội kêu gọi chống đối việc dìm bùn nạo vét này. Theo ông Hiền, việc lập dự án các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá tại một tỉnh không có than đá, sẽ kéo theo nhiều tác động lên môi trường biển và đất liền của tỉnh này.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là trong trường hợp nhà máy Vĩnh Tân 2, người ta được biết là sử dụng công nghệ của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói với chúng tôi:
Vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi vì các nhà thầu Trung Quốc viện vào chính sách của Chính phủ Trung Quốc cung cấp và dàn xếp về vốn và những người chủ đầu tư Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh thì hăm hở chấp nhận những nhà thầu như vậy. Rất đáng tiếc Việt nam có thể trở thành một cái bãi thử nghiệm cho họ và một cái bãi thực sự là để xả rác công nghệ.
Đối phó với những bất ổn xã hội do việc ô nhiễm gây ra, dường như lại là một điều quá mới đối với chính quyền địa phương. Một người dân Bình Thuận có chứng kiến cuộc biểu tình trong hai ngày 14 và 15 tháng tư năm 2015, so sánh việc đối phó với những cuộc biểu tình của chính quyền Bình Thuận, với những vụ việc diễn ra tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn:
Ở đây không phải Hà Nội hay Sài Gòn mà dễ công khai những thông tin mà trước đây họ bưng bít. Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an. Bây giờ nó đang chơi trò an dân, ru ngủ dân nhưng cũng chưa biết sẽ tới đâu…
Vụ phản đối dìm bùn nạo vét tại biển Bình Thuận đánh dấu một địa chỉ mới của những bất ổn xã hội môi trường tại Việt Nam, là tỉnh Bình Thuận, vốn từ trước đến nay được xem như nơi sản xuất hải sản lâu đời và lớn bậc nhất nước Việt Nam, cùng với những khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển.
Các doanh nghiệp chế biến hải sản, các ngư dân, các xưởng chế biến nước mắm Phan Thiết nổi tiếng, khi tiếp xúc với chúng tôi đều tỏ vẻ lo ngại về tương lai ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống của họ.
Thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay được cho là thảm họa Formosa-Vũng Áng xảy ra vào năm 2016, khi nhà máy sản xuất thép Formosa thải chất độc vào biển làm cá chết hàng loạt tại những tỉnh Bắc Trung bộ. Thảm họa này gây nên hàng chục cuộc biểu tình, xung đột với lực lượng an ninh trong suốt hơn một năm qua.
Sau khi thảm họa Formosa Vũng Áng bùng nổ, kỹ sư Lê Quốc Trinh, một chuyên gia về luyện kim sống tại Canada nói với chúng tôi rằng bất ổn xã hội chắc chắn sẽ xảy ra nếu các nước nghèo muốn phát triển bằng mọi giá mà không nghĩ đến môi trường sống của người dân. Theo ông chuyện đó đang xảy ra ở Việt Nam, và lỗi thuộc về chính phủ Việt Nam, đã không cân nhắc và suy xét khi quyết định các dự án phát triển kinh tế.