Một nhà khoa học có tên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường vụ cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận nói với BBC rằng “đến khi báo đăng thì tôi mới biết có tên mình tham gia.”
Có ý kiến kêu gọi Bộ Tài nguyên Môi trường tuyên hủy giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sau khi ba trong bảy nhà khoa học phủ nhận việc tên họ có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của vụ này.
Việc Bộ Tài nguyên – Môi trường tuyên cấp phép gây tranh cãi trong thời gian qua.
Trong danh sách thành viên dự án nhận chìm bùn ở Vĩnh Tân, có tên tiến sĩ Nguyễn Tác An, thạc sĩ Bảo Trâm và thạc sĩ Lê Thị Vân Linh dù họ “thật sự không hề tham gia, chưa được ai hỏi ý kiến và nhờ đọc báo mới biết,” theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 21/7, trả lời BBC từ Nha Trang, ông Nguyễn Tác An, cựu Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nói: “Trước đây, tôi chỉ nghe vụ đạo văn, đạo công trình khoa học và bây giờ đến phiên mình bị đạo danh trong một vụ việc như thế này.”
“Thông thường thì một nhà khoa học tham gia báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có sự đồng thuận của người đó bằng văn bản.”
“Nhưng tôi thì đến khi báo đăng mới biết có tên mình tham gia.”
“Tôi có nhận một cuộc điện thoại xin lỗi và cũng có nghe lý do là lỗi nhầm lẫn của thư ký nhưng không rõ thực hư.”
‘Không thể vội vã’
“Quan điểm của tôi là với những dự án, vụ việc có liên quan đến cộng đồng và môi trường thì cần phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, không thể làm vội vã được.”
“Điện thì rất cần, nhưng không làm chỗ này thì có thể làm chỗ khác, trong khi môi trường tại biển Bình Thuận liên quan đến cơ hội mưu sinh của người dân, ngư dân.”
“Tôi đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường có giải trình, cũng như phản hồi về những khúc mắc trong vụ này và tạm ngưng việc cho phép nhận chìm bùn, cát thải.”
Cũng trong hôm 21/7, Hội Nghề cá Việt Nam gửi kiến nghị Chính phủ tạm dừng thực hiện.
“Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị thành lập tổ chức độc lập kiểm tra, xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc đổ chất thải nạo vét; xem xét quy trình thẩm định dẫn tới việc cấp phép, nhất là tính khách quan, trung thực, tính đại diện của bộ này,” báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tường thuật.
Thông cáo báo chí ngày 28/6 của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường giải thích vật, chất được phép nhận chìm có khối lượng là 918.533 m3, bao gồm 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa “thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1”.
Theo thông cáo, khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân, huyên Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 30 ha, cách Khu bảo tồn Hòn Cau là 08 km, nằm trong diện tích 300 ha đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị cho nhận chìm.
Bộ Tài Nguyên – Môi Trường nói thời gian được phép nhận chìm chỉ thực hiện từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2017, là thời gian gió mùa Tây Nam hoạt động, nên “hướng phát tán vật, chất nhận chìm không hướng về Khu bảo tồn biển Hòn Cau và các khu vực nuôi trồng hải sản ven bờ”.
July 23, 2017
‘Nhận chìm ở biển’ Bình Thuận: ba nhà khoa học ‘bị đạo danh’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 21/7/2017
Một nhà khoa học có tên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường vụ cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận nói với BBC rằng “đến khi báo đăng thì tôi mới biết có tên mình tham gia.”
Có ý kiến kêu gọi Bộ Tài nguyên Môi trường tuyên hủy giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sau khi ba trong bảy nhà khoa học phủ nhận việc tên họ có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của vụ này.
Việc Bộ Tài nguyên – Môi trường tuyên cấp phép gây tranh cãi trong thời gian qua.
Trong danh sách thành viên dự án nhận chìm bùn ở Vĩnh Tân, có tên tiến sĩ Nguyễn Tác An, thạc sĩ Bảo Trâm và thạc sĩ Lê Thị Vân Linh dù họ “thật sự không hề tham gia, chưa được ai hỏi ý kiến và nhờ đọc báo mới biết,” theo truyền thông Việt Nam.
Đề xuất đổ thêm bùn xuống biển Bình Thuận
Tranh cãi việc đổ 1 triệu m3 bùn cát gần Hòn Cau
Đề xuất đổ chất thải xuống biển Bình Thuận
Hôm 21/7, trả lời BBC từ Nha Trang, ông Nguyễn Tác An, cựu Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nói: “Trước đây, tôi chỉ nghe vụ đạo văn, đạo công trình khoa học và bây giờ đến phiên mình bị đạo danh trong một vụ việc như thế này.”
“Thông thường thì một nhà khoa học tham gia báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có sự đồng thuận của người đó bằng văn bản.”
“Nhưng tôi thì đến khi báo đăng mới biết có tên mình tham gia.”
“Tôi có nhận một cuộc điện thoại xin lỗi và cũng có nghe lý do là lỗi nhầm lẫn của thư ký nhưng không rõ thực hư.”
‘Không thể vội vã’
“Quan điểm của tôi là với những dự án, vụ việc có liên quan đến cộng đồng và môi trường thì cần phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, không thể làm vội vã được.”
“Điện thì rất cần, nhưng không làm chỗ này thì có thể làm chỗ khác, trong khi môi trường tại biển Bình Thuận liên quan đến cơ hội mưu sinh của người dân, ngư dân.”
“Tôi đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường có giải trình, cũng như phản hồi về những khúc mắc trong vụ này và tạm ngưng việc cho phép nhận chìm bùn, cát thải.”
Cũng trong hôm 21/7, Hội Nghề cá Việt Nam gửi kiến nghị Chính phủ tạm dừng thực hiện.
“Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị thành lập tổ chức độc lập kiểm tra, xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc đổ chất thải nạo vét; xem xét quy trình thẩm định dẫn tới việc cấp phép, nhất là tính khách quan, trung thực, tính đại diện của bộ này,” báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tường thuật.
Thông cáo báo chí ngày 28/6 của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường giải thích vật, chất được phép nhận chìm có khối lượng là 918.533 m3, bao gồm 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa “thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1”.
Theo thông cáo, khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân, huyên Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 30 ha, cách Khu bảo tồn Hòn Cau là 08 km, nằm trong diện tích 300 ha đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị cho nhận chìm.
Bộ Tài Nguyên – Môi Trường nói thời gian được phép nhận chìm chỉ thực hiện từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2017, là thời gian gió mùa Tây Nam hoạt động, nên “hướng phát tán vật, chất nhận chìm không hướng về Khu bảo tồn biển Hòn Cau và các khu vực nuôi trồng hải sản ven bờ”.