Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 29/7/2017
Sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án nhà hoạt động về quyền lao động và quyền sở hữu đất đai Nguyễn Thị Nga với bản án nặng nề 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, Liên minh Châu Âu, chính phủ Mỹ, chính phủ Đức và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới và nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước đã lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam trong việc bỏ tù người mẹ có hai con nhỏ này.
Ngày 28/7, trong một thông cáo được đăng tải trên trang Facebook của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, người phát ngôn của tổ chức này bày tỏ sự quan ngại về việc Việt Nam gia tăng đàn áp nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền khi họ chỉ trích chính phủ và các chính sách của chính phủ.
Việc xét xử Trần Thị Nga không tuân theo tiêu chuẩn về một phiên tòa công bằng khi cô không có đủ thời gian để bào chữa trong một phiên tòa chỉ kéo dài 1 ngày và người thân cùng bạn bè không được vào phòng xử án.
Người phát ngôn nói ngoài hai trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 7 nhà hoạt động khác, hàng chục người đang bị giam giữ và có hai người bị trục xuất khỏi đất nước và rất nhiều nhà hoạt động đã bị đánh đập, sách nhiễu trong vòng sáu tháng qua. Người hoạt động nhân quyền không nên bị đối xử như tội phạm gây huy hại cho an ninh quốc gia, người phát ngôn nói.
Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền quốc tế liên tục kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và một số điều khác trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự vì chúng đi ngược với luật nhân quyền quốc tế, tổ chức này nói. Sự thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc đề cập đến những quan ngại của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế những quyền phổ quát dấy lên nghi ngờ về những hứa hẹn của quốc gia này trong việc bảo vệ và nâng cao quyền con người.
Cuối cùng, tổ chức này kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người đã bị bắt giữ và giam cầm chỉ vì thực thi quyền biểu đạt, và xóa bỏ những điều khoản mơ hồ trong phần An ninh quốc gia được dùng để đàn áp giới bất đồng chính kiến.
Một ngày sau phiên tòa “công khai”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius đã ra tuyên bố yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga và tất cả các tù nhân lương tâm khác cũng như cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam tự do thể hiện quan điểm của mình và tụ họp ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.
Đại sứ Ted Osius nói Hoa Kỳ đã “chứng kiến một số bước tích cực về nhân quyền tại Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với những nhà hoạt động ôn hòa kể từ đầu năm 2016 rất đáng lo ngại.”
Washington thúc giục Hà Nội đảm bảo rằng các hành động và đạo luật của Việt Nam, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của nước này, vị đại sứ nói.
Trong cùng ngày, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nói việc kết án Trần Thị Nga , người biểu đạt ý kiến của mình về các quyền lao động và đất đai một cách ôn hòa, mâu thuẫn trực tiếp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một nước thành viên. Trong thông điệp đăng tải trên trang web của phái đoàn, Đại sứ Bruno Angelet nói “Sẽ là công bằng nếu bà Trần Thị Nga được trả tự do một cách vô điều kiện.”
Ông nói rằng EU đã nghi ngờ về sự minh bạch của quá trình xét xử Trần Thị Nga khi Việt Nam không cho phép nhiều đại diện của Phái đoàn EU cũng như của các đại sứ quán các nước thành viên EU quan sát phiên xét xử cô.
Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng như hợp tác với các cơ quan thẩm quyền nhằm hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền tại đây, ông nói.
Ngày 27/7, Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố “‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.
Cũng như trong trường hợp của blogger nổi tiếng người Việt Nam ‘‘Mẹ Nấm“, người bị kết án mười năm tù giam vì sự dấn thân cho nhân quyền cách đây chưa đầy một tháng, bản án này cũng đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền mà Việt Nam đã công nhận cũng như vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ sự tự do biểu đạt và tự do báo chí.”
Bản án phi lý đi ngược lại các cải cách trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền của Chính phủ Việt Nam, bà Bärbel Kofler. Bên cạnh đó, qua việc này Việt Nam còn mạo hiểm với danh tiếng của mình là một quốc gia định hướng cải cách và hiện đại hóa, bà nói thêm.
Ân xá Quốc tế (AI) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã lên tiếng phản đối ngay sau khi phiên tòa kết thúc. AI cho rằng bản án này là vô nhân đạo và kêu gọi Hà Nội phải ngay lập tức hủy bỏ án đó và trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa còn CPJ kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt biện pháp đàn áp đối với những blogger can đảm như Trần Thị Nga.
Việt Nam hiện giam giữ hơn 90 tù nhân lương tâm và con số này đang tăng lên, theo AI. Tổ chức này kêu gọi Hà Nội chấm dứt ngay những hạn chế hà khắc đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Theo CPJ, Việt Nam là một trong số những nhà tù lớn nhất trên thế giới đối với các nhà báo, với ít nhất 8 nhà báo bị cầm tù kể từ năm 2016.
Ngày 27/7, 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, cùng hàng chục người Việt trong nước và nước ngoài, đã ra tuyên bố phản đối bản án của Trần Thị Nga và yêu cầu trả tự do cho cô ngay lập tức. Tuyên bố nêu rõ phiên tòa xử nhà hoạt động Trần Thị Nga không phải là phiên tòa công khai như chính quyền nói, và các quá trình tố tụng không hợp lệ theo pháp luật hiện hành và các chứng cứ buộc tội là mơ hồ.
Trong một diễn biến mới nhất, ông Phan Văn Phong, bố của hai đứa con Tài và Phú của Trần Thị Nga, cùng gia đình đến Trại giam Công an tỉnh Hà Nam để làm thủ tục thăm gặp và gửi đồ tiếp tế cho cô, nhưng công an nói cô không được quyền nhận thăm gặp và đồ hỗ trợ như là một hình phạt vì đã không chịu nhận tội. Tuy nhiên, phía công an không nói hình thức phạt này sẽ kéo dài bao lâu.
Ở Việt Nam, tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, bị đối xử hà khắc bởi quản giáo. Nhiều người bị đánh đập bởi quản giáo hoặc tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp, bị phạt cùm chân trong phòng biệt giam, bị cung cấp thức ăn và nước uống với phẩm cấp thấp, nhiều khi bị trộn với dây đồng, thủy tinh, và buộc phải mua thêm thức ăn và đồ dùng sinh hoạt ở canteen do quản giáo điều hành với giá cao hơn nhiều lần giá bên ngoài thị trường.
July 29, 2017
Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế phản đối việc kết án nhà hoạt động Trần Thị Nga
by Nhan Quyen • [Human Rights], Tran Thi Nga (Tran Thuy Nga)
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 29/7/2017
Sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án nhà hoạt động về quyền lao động và quyền sở hữu đất đai Nguyễn Thị Nga với bản án nặng nề 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, Liên minh Châu Âu, chính phủ Mỹ, chính phủ Đức và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới và nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước đã lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam trong việc bỏ tù người mẹ có hai con nhỏ này.
Ngày 28/7, trong một thông cáo được đăng tải trên trang Facebook của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, người phát ngôn của tổ chức này bày tỏ sự quan ngại về việc Việt Nam gia tăng đàn áp nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền khi họ chỉ trích chính phủ và các chính sách của chính phủ.
Việc xét xử Trần Thị Nga không tuân theo tiêu chuẩn về một phiên tòa công bằng khi cô không có đủ thời gian để bào chữa trong một phiên tòa chỉ kéo dài 1 ngày và người thân cùng bạn bè không được vào phòng xử án.
Người phát ngôn nói ngoài hai trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 7 nhà hoạt động khác, hàng chục người đang bị giam giữ và có hai người bị trục xuất khỏi đất nước và rất nhiều nhà hoạt động đã bị đánh đập, sách nhiễu trong vòng sáu tháng qua. Người hoạt động nhân quyền không nên bị đối xử như tội phạm gây huy hại cho an ninh quốc gia, người phát ngôn nói.
Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền quốc tế liên tục kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và một số điều khác trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự vì chúng đi ngược với luật nhân quyền quốc tế, tổ chức này nói. Sự thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc đề cập đến những quan ngại của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế những quyền phổ quát dấy lên nghi ngờ về những hứa hẹn của quốc gia này trong việc bảo vệ và nâng cao quyền con người.
Cuối cùng, tổ chức này kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người đã bị bắt giữ và giam cầm chỉ vì thực thi quyền biểu đạt, và xóa bỏ những điều khoản mơ hồ trong phần An ninh quốc gia được dùng để đàn áp giới bất đồng chính kiến.
Một ngày sau phiên tòa “công khai”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius đã ra tuyên bố yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga và tất cả các tù nhân lương tâm khác cũng như cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam tự do thể hiện quan điểm của mình và tụ họp ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.
Đại sứ Ted Osius nói Hoa Kỳ đã “chứng kiến một số bước tích cực về nhân quyền tại Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với những nhà hoạt động ôn hòa kể từ đầu năm 2016 rất đáng lo ngại.”
Washington thúc giục Hà Nội đảm bảo rằng các hành động và đạo luật của Việt Nam, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của nước này, vị đại sứ nói.
Trong cùng ngày, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nói việc kết án Trần Thị Nga , người biểu đạt ý kiến của mình về các quyền lao động và đất đai một cách ôn hòa, mâu thuẫn trực tiếp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một nước thành viên. Trong thông điệp đăng tải trên trang web của phái đoàn, Đại sứ Bruno Angelet nói “Sẽ là công bằng nếu bà Trần Thị Nga được trả tự do một cách vô điều kiện.”
Ông nói rằng EU đã nghi ngờ về sự minh bạch của quá trình xét xử Trần Thị Nga khi Việt Nam không cho phép nhiều đại diện của Phái đoàn EU cũng như của các đại sứ quán các nước thành viên EU quan sát phiên xét xử cô.
Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng như hợp tác với các cơ quan thẩm quyền nhằm hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền tại đây, ông nói.
Ngày 27/7, Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố “‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.
Cũng như trong trường hợp của blogger nổi tiếng người Việt Nam ‘‘Mẹ Nấm“, người bị kết án mười năm tù giam vì sự dấn thân cho nhân quyền cách đây chưa đầy một tháng, bản án này cũng đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền mà Việt Nam đã công nhận cũng như vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ sự tự do biểu đạt và tự do báo chí.”
Bản án phi lý đi ngược lại các cải cách trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền của Chính phủ Việt Nam, bà Bärbel Kofler. Bên cạnh đó, qua việc này Việt Nam còn mạo hiểm với danh tiếng của mình là một quốc gia định hướng cải cách và hiện đại hóa, bà nói thêm.
Ân xá Quốc tế (AI) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã lên tiếng phản đối ngay sau khi phiên tòa kết thúc. AI cho rằng bản án này là vô nhân đạo và kêu gọi Hà Nội phải ngay lập tức hủy bỏ án đó và trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa còn CPJ kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt biện pháp đàn áp đối với những blogger can đảm như Trần Thị Nga.
Việt Nam hiện giam giữ hơn 90 tù nhân lương tâm và con số này đang tăng lên, theo AI. Tổ chức này kêu gọi Hà Nội chấm dứt ngay những hạn chế hà khắc đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Theo CPJ, Việt Nam là một trong số những nhà tù lớn nhất trên thế giới đối với các nhà báo, với ít nhất 8 nhà báo bị cầm tù kể từ năm 2016.
Ngày 27/7, 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, cùng hàng chục người Việt trong nước và nước ngoài, đã ra tuyên bố phản đối bản án của Trần Thị Nga và yêu cầu trả tự do cho cô ngay lập tức. Tuyên bố nêu rõ phiên tòa xử nhà hoạt động Trần Thị Nga không phải là phiên tòa công khai như chính quyền nói, và các quá trình tố tụng không hợp lệ theo pháp luật hiện hành và các chứng cứ buộc tội là mơ hồ.
Trong một diễn biến mới nhất, ông Phan Văn Phong, bố của hai đứa con Tài và Phú của Trần Thị Nga, cùng gia đình đến Trại giam Công an tỉnh Hà Nam để làm thủ tục thăm gặp và gửi đồ tiếp tế cho cô, nhưng công an nói cô không được quyền nhận thăm gặp và đồ hỗ trợ như là một hình phạt vì đã không chịu nhận tội. Tuy nhiên, phía công an không nói hình thức phạt này sẽ kéo dài bao lâu.
Ở Việt Nam, tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, bị đối xử hà khắc bởi quản giáo. Nhiều người bị đánh đập bởi quản giáo hoặc tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp, bị phạt cùm chân trong phòng biệt giam, bị cung cấp thức ăn và nước uống với phẩm cấp thấp, nhiều khi bị trộn với dây đồng, thủy tinh, và buộc phải mua thêm thức ăn và đồ dùng sinh hoạt ở canteen do quản giáo điều hành với giá cao hơn nhiều lần giá bên ngoài thị trường.