Nước xả thải đen ngòm đổ ra biển Đà Nẵng, ảnh chụp ở cống xả thải phía trước khách sạn Holiday Đà Nẵng.
RFA, 09-08-2017
Từ Bình Thuận đến Hà Tĩnh, không có nơi nào là bờ biển không có vấn đề, không có nơi nào mà người dân vùng biển không kêu than, thậm chí rên xiết vì biển ô nhiễm. Như vậy, kể từ khi Formosa Hà Tĩnh xả độc ra biển đến nay, còn hàng trăm vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường biển khắp các tỉnh miền Trung, và tình trạng biển bị bức hại ngày càng nặng nề hơn chứ không hề thuyên giảm.
Các ống xả thải thành phố
Nếu nói về vùng biển còn hy vọng là sạch sẽ, không bị xả thải, có lẽ là biển ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, những tưởng đây là vùng biển sạch còn lại của miền Trung. Nhưng có vẻ như độc tố đã đánh thẳng vào “tử cấm thành” này thông qua các ống xả thải hôi thối.
Ông Trần Quốc Viên, một thành viên trong đội thể thao biển Dana Beach Đà Nẵng, chia sẻ:
“Giờ họ ủi đất vào bịt cống, nhưng chưa bịt hẳn, sau đó họ lấy cái ống thẳng ra biển cho chảy cả ngày cả đêm, hôi thối không chịu được. Chính cán bộ cơ quan xử lý môi trường cũng thừa nhận với tụi tôi là nước thải này không qua xử lý mà! Nói chung với tình hình này thì biển dơ dáy là cái chắc rồi. Hôm qua có một đôi khách Nhật tới đây, họ chịu không nổi, phải bụm mũi.”
Chính cán bộ cơ quan xử lý môi trường cũng thừa nhận với tụi tôi là nước thải này không qua xử lý.
– Trần Quốc Viên, Đà Nẵng
Ông Viên chia sẻ thêm, hiện tại, có đến 9 đường cống xả thải từ thành phố tuôn thẳng ra biển Đà Nẵng và lưu lượng thải khó mà ước lượng được bao nhiêu mét khối mỗi ngày. Nhưng có một thực trạng dễ nhìn thấy nhất là những ngày mưa, lượng nước thải hôi thối từ thành phố tuôn ra biển khiến cho nước biển đen ngòm, rất khó nhìn. Và sau khi nước đổi màu từ xanh trong sang đen nâu, nếu lội xuống biển, cảm giác hơi nóng ngoài da và sau đó là nổi mẩn ngứa ở những vùng da tiếp xúc với nước biển. Nhiều thành viên trong đội thể thao biển Đà Nẵng phải đi khám da liễu.
Tình trạng nước cống từ thành phố tuôn thẳng ra biển đã kéo dài nhiều tháng nay và mỗi lúc càng thêm hôi thối, đen đúa. Là một nhóm hội viên gắn liền với biển bởi công việc đặc trưng, dường như bất kỳ sự chuyển biến nào của biển, nhóm của ông Viên đều cảm nhận được. Và có vẻ như càng về sau, biển Đà Nẵng càng trở nên dơ dáy và tệ hại bởi những ống xả thải thành phố.
Nhóm các thành viên trong đội thể thao biển Đà Nẵng cũng kêu gọi chính quyền thành phố Đà Nẵng có biện pháp cụ thể và hợp lý để bảo vệ biển, trả sự trong lành về cho biển Đà Nẵng. Vì với đà như hiện tại, chẳng bao lâu nữa, biển Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là thành trì cuối cùng của biển còn giữ sự trong lành sẽ đen đúa và dơ dáy. Lúc đó, có muốn cứu cũng không kịp.
Các thành viên trong nhóm thể thao biển cũng cho biết thêm là hầu hết các đường ống cống thải ra biển Đà Nẵng đều chưa qua xử lý nước thải, có cả rác và các loại ve chai nhựa, bao bánh kẹo trong dòng chảy. Hơn nữa, nếu đã qua xử lý thải thì không thể hôi thối đến mức không chịu được như hiện tại.
Biển Hà Tĩnh vẫn cực độc
Sơ Thuyết Mai, người chứng kiến những ngày đầu tiên biển Hà Tĩnh bị nhiễm độc, người dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh phải chống chọi để tồn tại ra sao cho đến nay, chia sẻ:
“Đời sống của dân sống bằng nghề biển, cá biển bị nhiễm, giờ dân vẫn đi lưới, cá đánh về rất rẻ. Đời sống dân rất vất vả, kiếm đồng tiền nuôi gia đình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Biển chưa sạch đâu, vì mỗi khi dân đi biển về, có một số người ăn cá, vẫn bị tức ngực, khó thở, nhiều người ăn cá muối cũng bị suyễn, nguy cơ tử vong không phải là không có!”
Biển chưa sạch đâu, vì mỗi khi dân đi biển về, có một số người ăn cá, vẫn bị tức ngực, khó thở, nhiều người ăn cá muối cũng bị suyễn.
– Sơ Thuyết Mai, xã Kỳ Lợi
Sơ Thuyết Mai chia sẻ thêm là hiện nay, nếu như dùng tiêu chuẩn cá chết hay không chết để khẳng định biển có còn độc tố hay không là một sai lầm lớn. Bởi theo quan sát của bà cũng như các ngư dân lâu năm ở Kỳ Anh thì hầu hết các loài cá gần bờ đã vắng bóng trong vùng biển Hà Tĩnh, các ngư dân nơi đây phải đi đánh bắt xa bờ. Nhưng hiện tượng cá chết vẫn chưa chấm dứt ở các vùng biển xa bờ.
Như vậy thì không thể khẳng định rằng biển Hà Tĩnh đã hết độc như các phương tiện truyền thông trong nước đã loan báo.
Hiện tại, các ngư dân thuộc các cộng đoàn Công giáo vẫn không dám đánh bắt gần bờ bởi lương tâm Công giáo không cho phép họ nói láo, dối trá với đồng loại, nếu chỉ vì chén cơm manh áo, chấp nhận đánh bắt gần bờ để bán cho người khác cũng đồng nghĩa với việc đang âm thầm đầu độc đồng loại. Chính vì vậy mà các thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ thuộc các cộng đoàn tôn giáo ở Hà Tĩnh vẫn đắp chiếu suốt hai năm nay.
Gần đây, công ty Formosa tiếp tục đắp thêm một khu vực khá rộng lấn biển, trong khi đó, nếu xâu chuỗi sự việc thì kể từ khi bị người dân phát hiện, không thể chôn giấu chất thải trong đất liền cũng như việc mang chất thải đổ ra biển ngày càng khó khăn hơn, có một lượng chất thải rất lớn Formosa không thể mang đi đổ được. Liệu có phải khối lượng khổng lồ mà Formosa đắp lấn biển chính là chất thải của họ?
Bởi hiện nay, nếu tìm hiểu về quá trình bồi đắp biển của Formosa, không hề có việc vận chuyển đất từ núi hay vận chuyển cát, hút cát từ biển vào để bồi đắp. Vậy khối lượng lấn biển này lấy từ đâu ra? Và nếu như khối lượng dùng để lấn biển này là chất thải thì về lâu về dài, nó để lại hậu quả gì?
Đó là những câu hỏi nhức nhối mà không riêng gì sơ Thuyết Mai Trăn trở mà là câu hỏi chung của nhiều người dân miền Trung. Câu hỏi chung của những ai từng tắm táp, bơi lội trong dòng nước xanh trong của biển miền Trung một thuở. Đặc biệt, đây là câu hỏi, là tiếng kêu đau của những ngư dân đang bị mất dần sinh kế trên biển, khi mà các ống xả thải vẫn cứ hồn nhiên xả độc vào biển như chốn không người!
August 10, 2017
Biển miền Trung tiếp tục hứng chất thải
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nước xả thải đen ngòm đổ ra biển Đà Nẵng, ảnh chụp ở cống xả thải phía trước khách sạn Holiday Đà Nẵng.
RFA, 09-08-2017
Từ Bình Thuận đến Hà Tĩnh, không có nơi nào là bờ biển không có vấn đề, không có nơi nào mà người dân vùng biển không kêu than, thậm chí rên xiết vì biển ô nhiễm. Như vậy, kể từ khi Formosa Hà Tĩnh xả độc ra biển đến nay, còn hàng trăm vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường biển khắp các tỉnh miền Trung, và tình trạng biển bị bức hại ngày càng nặng nề hơn chứ không hề thuyên giảm.
Các ống xả thải thành phố
Nếu nói về vùng biển còn hy vọng là sạch sẽ, không bị xả thải, có lẽ là biển ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, những tưởng đây là vùng biển sạch còn lại của miền Trung. Nhưng có vẻ như độc tố đã đánh thẳng vào “tử cấm thành” này thông qua các ống xả thải hôi thối.
Ông Trần Quốc Viên, một thành viên trong đội thể thao biển Dana Beach Đà Nẵng, chia sẻ:
“Giờ họ ủi đất vào bịt cống, nhưng chưa bịt hẳn, sau đó họ lấy cái ống thẳng ra biển cho chảy cả ngày cả đêm, hôi thối không chịu được. Chính cán bộ cơ quan xử lý môi trường cũng thừa nhận với tụi tôi là nước thải này không qua xử lý mà! Nói chung với tình hình này thì biển dơ dáy là cái chắc rồi. Hôm qua có một đôi khách Nhật tới đây, họ chịu không nổi, phải bụm mũi.”
Ông Viên chia sẻ thêm, hiện tại, có đến 9 đường cống xả thải từ thành phố tuôn thẳng ra biển Đà Nẵng và lưu lượng thải khó mà ước lượng được bao nhiêu mét khối mỗi ngày. Nhưng có một thực trạng dễ nhìn thấy nhất là những ngày mưa, lượng nước thải hôi thối từ thành phố tuôn ra biển khiến cho nước biển đen ngòm, rất khó nhìn. Và sau khi nước đổi màu từ xanh trong sang đen nâu, nếu lội xuống biển, cảm giác hơi nóng ngoài da và sau đó là nổi mẩn ngứa ở những vùng da tiếp xúc với nước biển. Nhiều thành viên trong đội thể thao biển Đà Nẵng phải đi khám da liễu.
Tình trạng nước cống từ thành phố tuôn thẳng ra biển đã kéo dài nhiều tháng nay và mỗi lúc càng thêm hôi thối, đen đúa. Là một nhóm hội viên gắn liền với biển bởi công việc đặc trưng, dường như bất kỳ sự chuyển biến nào của biển, nhóm của ông Viên đều cảm nhận được. Và có vẻ như càng về sau, biển Đà Nẵng càng trở nên dơ dáy và tệ hại bởi những ống xả thải thành phố.
Nhóm các thành viên trong đội thể thao biển Đà Nẵng cũng kêu gọi chính quyền thành phố Đà Nẵng có biện pháp cụ thể và hợp lý để bảo vệ biển, trả sự trong lành về cho biển Đà Nẵng. Vì với đà như hiện tại, chẳng bao lâu nữa, biển Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là thành trì cuối cùng của biển còn giữ sự trong lành sẽ đen đúa và dơ dáy. Lúc đó, có muốn cứu cũng không kịp.
Các thành viên trong nhóm thể thao biển cũng cho biết thêm là hầu hết các đường ống cống thải ra biển Đà Nẵng đều chưa qua xử lý nước thải, có cả rác và các loại ve chai nhựa, bao bánh kẹo trong dòng chảy. Hơn nữa, nếu đã qua xử lý thải thì không thể hôi thối đến mức không chịu được như hiện tại.
Biển Hà Tĩnh vẫn cực độc
Sơ Thuyết Mai, người chứng kiến những ngày đầu tiên biển Hà Tĩnh bị nhiễm độc, người dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh phải chống chọi để tồn tại ra sao cho đến nay, chia sẻ:
“Đời sống của dân sống bằng nghề biển, cá biển bị nhiễm, giờ dân vẫn đi lưới, cá đánh về rất rẻ. Đời sống dân rất vất vả, kiếm đồng tiền nuôi gia đình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Biển chưa sạch đâu, vì mỗi khi dân đi biển về, có một số người ăn cá, vẫn bị tức ngực, khó thở, nhiều người ăn cá muối cũng bị suyễn, nguy cơ tử vong không phải là không có!”
Sơ Thuyết Mai chia sẻ thêm là hiện nay, nếu như dùng tiêu chuẩn cá chết hay không chết để khẳng định biển có còn độc tố hay không là một sai lầm lớn. Bởi theo quan sát của bà cũng như các ngư dân lâu năm ở Kỳ Anh thì hầu hết các loài cá gần bờ đã vắng bóng trong vùng biển Hà Tĩnh, các ngư dân nơi đây phải đi đánh bắt xa bờ. Nhưng hiện tượng cá chết vẫn chưa chấm dứt ở các vùng biển xa bờ.
Như vậy thì không thể khẳng định rằng biển Hà Tĩnh đã hết độc như các phương tiện truyền thông trong nước đã loan báo.
Hiện tại, các ngư dân thuộc các cộng đoàn Công giáo vẫn không dám đánh bắt gần bờ bởi lương tâm Công giáo không cho phép họ nói láo, dối trá với đồng loại, nếu chỉ vì chén cơm manh áo, chấp nhận đánh bắt gần bờ để bán cho người khác cũng đồng nghĩa với việc đang âm thầm đầu độc đồng loại. Chính vì vậy mà các thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ thuộc các cộng đoàn tôn giáo ở Hà Tĩnh vẫn đắp chiếu suốt hai năm nay.
Gần đây, công ty Formosa tiếp tục đắp thêm một khu vực khá rộng lấn biển, trong khi đó, nếu xâu chuỗi sự việc thì kể từ khi bị người dân phát hiện, không thể chôn giấu chất thải trong đất liền cũng như việc mang chất thải đổ ra biển ngày càng khó khăn hơn, có một lượng chất thải rất lớn Formosa không thể mang đi đổ được. Liệu có phải khối lượng khổng lồ mà Formosa đắp lấn biển chính là chất thải của họ?
Bởi hiện nay, nếu tìm hiểu về quá trình bồi đắp biển của Formosa, không hề có việc vận chuyển đất từ núi hay vận chuyển cát, hút cát từ biển vào để bồi đắp. Vậy khối lượng lấn biển này lấy từ đâu ra? Và nếu như khối lượng dùng để lấn biển này là chất thải thì về lâu về dài, nó để lại hậu quả gì?
Đó là những câu hỏi nhức nhối mà không riêng gì sơ Thuyết Mai Trăn trở mà là câu hỏi chung của nhiều người dân miền Trung. Câu hỏi chung của những ai từng tắm táp, bơi lội trong dòng nước xanh trong của biển miền Trung một thuở. Đặc biệt, đây là câu hỏi, là tiếng kêu đau của những ngư dân đang bị mất dần sinh kế trên biển, khi mà các ống xả thải vẫn cứ hồn nhiên xả độc vào biển như chốn không người!