Nước các kênh nhỏ trong khu công nghiệp Tân Bình chảy vào sông Vàm Thuật mang một màu đen nhánh trải dài khoảng 6km cộng với hơn 10km con kênh từ khu công nghiệp ra đến sông Vàm Thuật. Tổng cộng gần16km dòng nước bị ô nhiễm nặng nề.
Tình trạng các nhà máy công nghiệp xả thải trực tiếp ra sông rạch khiến dòng chảy bị ô nhiễm nặng nề vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi ở Việt Nam. Phóng viên RFA ghi nhận một trường hợp cụ thể tại khu vực dòng sông Vàm Thuật ở Sài Gòn.
Người dân bức xúc
Một con sông… hơn 20 năm ô nhiễm ở Sài Gòn. Người dân bức xúc. Nhưng chính quyền giải quyết không triệt để.
Trước kia chúng tôi có tìm hiểu vấn đề ô nhiễm của các con kênh như ‘Kênh Nước Đen’, Kênh 19/5 gần sát khu công nghiệp Tân Bình.
Cách đây hai ba chục năm về trước cá ở sông nhiều lắm. Nhưng mà mấy công ty ở trong Tân Bình nó thải ba cái nước này ra nó hôi thối đen cá nó cũng chết hết.
-Anh Huy
Nước các kênh nhỏ trong khu công nghiệp Tân Bình chảy vào sông Vàm Thuật mang một màu đen nhánh trải dài khoảng 6km cộng với hơn 10km con kênh từ khu công nghiệp ra đến sông Vàm Thuật. Tổng cộng gần16km dòng nước bị ô nhiễm nặng nề.
Một người đàn ông gắn bó cả cuộc đời với dòng sông Vàm Thuật, từng tắm mát và được nuôi dưỡng bởi dòng sông từ khi sinh ra, bồi hồi nhớ lại:
Con sông ngày xưa vô địch, tụi tui sống ở đây mà nhờ con sông này sống chứ đâu sống con sông nào, con sông này tôm cá ghê lắm, không con sông nào bằng con sông này.
Một phụ nữ cho biết mấy chục năm trước khi bà theo chồng về sống ở đây, con sông vẫn còn trong vắt đến độ có thể nhìn rõ đáy sông:
Nước này hồi đó rất là trong, thấy đáy luôn. Từ ngày nhà máy mở ra tới giờ không ai dám đụng đến.
Anh Huy, một người cũng đã ở bên dòng sông này lâu nay, cho biết:
Cách đây hai ba chục năm về trước cá ở sông nhiều lắm. Nhưng mà mấy công ty ở trong Tân Bình nó thải ba cái nước này ra nó hôi thối đen cá nó cũng chết hết.
Người dân địa phương còn cho biết ngoài nguồn thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp thải ra, một số người ở nơi khác còn mang những thứ phế thải khác đổ xuống dòng sông. RFA PHOTO
Công ty nó thải ra thì anh cứ nghĩ đi, nước này con gì sống nổi. Con người không sống nổi chứ con cá. Ví như mình chích điện thì có con này nó sót con kia, còn nước này thải ra là cá chết hết luôn từ lớn đến nhỏ trứng cũng không còn nữa. Không còn con gì để mà sống nữa. Giờ anh nuôi con vịt dưới đây nè. Vịt thôi nha, ba bữa chết luôn. Vịt thả ra nó cứ còi hoài. Mình nghĩ không biết sao cũng cho nó ăn mà nó không lớn, sau này mới nghĩ chắc nó xuống sông nó ăn thì cái nước này ô nhiễm quá. Nếu mà tôi nói anh không tin, anh chỉ cần ngâm chân xuống cái sông này thôi, 15 phút sau anh rút cái chân anh lên là nó đen thui như cục than luôn.
Hồi xưa còn có cá lóc hay là tôm này kia, nước sạch mình xuống bắt bán còn có giá. Giờ ba con cái trê không. Cá trê đem bán ai ăn đâu. Bắt con cá trê lên đưa anh anh không dám ăn. Cái nước đen con cá trê cũng đen như nước. Mà mổ ra ăn nó hôi lắm. Nó hôi cái mùi nước này.
Người dân thấy rõ dòng sông bị ô nhiễm và theo nhận định của họ là bởi chất thải từ khu công nghiệp đổ ra. Họ từng lên tiếng nhờ cơ quan chức năng giải quyết nhưng tiếng kêu của họ không được xem xét:
Mình là thằng dân, không đc một cái ý kiến gì hết. Ý kiến là chết. Tôi ở ngay đây mấy chục năm trời nay mà, cái tuổi tôi không là 55 năm, luôn cả ông già tôi là cả 100 năm ở đây.
Người dân địa phương còn cho biết ngoài nguồn thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp thải ra, một số người ở nơi khác còn mang những thứ phế thải khác đổ xuống dòng sông:
Rác rến nó đổ đây nè, lòng heo nó đổ một đống đó, rồi ruồi bọ nó bu đây nè. Nhiều lắm. Dưới sông này nữa nè.
Vẫn phải sống bám vào dòng sông
Mong muốn đơn giản của những người phải sống bám vào dòng sông Vàm Thuật là cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm nguồn gây ô nhiễm:
Anh cứ nghĩ đi, anh ở thành phố cái kênh Nhiêu Lộc nó đen nó dơ như thế nào mà người ta còn làm sạch sao cái kênh này không làm được?
Anh cứ nghĩ đi, anh ở thành phố cái kênh Nhiêu Lộc nó đen nó dơ như thế nào mà người ta còn làm sạch sao cái kênh này không làm được?
-Một người dân
Nhà nước sao không làm ba cái sông cho nó sạch sẽ. Còn tụi tui sống ở đây khổ quá phải chịu thôi. Chứ còn có tiền tui cũng chẳng sống ở đây. Ở đây có được cái gì đâu. Suốt ngày bị đuổi, công an xuống đuổi rồi trồng lên được cái cây xả cây mướp lên ăn thì nhà nước cũng xuống càn, móc lên hết. Đấy, cái ghe tối ngủ đó không,mưa gió cũng chịu chứ sao giờ.
Tình cảnh của những người sống ven sông Vàm Thuật bị ô nhiễm trầm trọng mà chúng tôi vừa trình bày không phải cá biệt. Tại một số vùng miền khác trên cả nước tình trạng tương tự cũng xảy ra khiến họ phải biểu tình phản đối, dựng chướng ngại vật không cho công nhân vào nhà máy sản xuất…
Đó là những vụ việc như tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; vụ việc tại nhà máy thép Việt- Pháp ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; vụ việc dân xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mang cá chết đổ trên đường để phản đối các nhà máy xả thải…
August 23, 2017
Vàm Thuật: Dòng sông chết
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nước các kênh nhỏ trong khu công nghiệp Tân Bình chảy vào sông Vàm Thuật mang một màu đen nhánh trải dài khoảng 6km cộng với hơn 10km con kênh từ khu công nghiệp ra đến sông Vàm Thuật. Tổng cộng gần16km dòng nước bị ô nhiễm nặng nề.
RFA, 22-08-2017
Tình trạng các nhà máy công nghiệp xả thải trực tiếp ra sông rạch khiến dòng chảy bị ô nhiễm nặng nề vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi ở Việt Nam. Phóng viên RFA ghi nhận một trường hợp cụ thể tại khu vực dòng sông Vàm Thuật ở Sài Gòn.
Người dân bức xúc
Một con sông… hơn 20 năm ô nhiễm ở Sài Gòn. Người dân bức xúc. Nhưng chính quyền giải quyết không triệt để.
Trước kia chúng tôi có tìm hiểu vấn đề ô nhiễm của các con kênh như ‘Kênh Nước Đen’, Kênh 19/5 gần sát khu công nghiệp Tân Bình.
Nước các kênh nhỏ trong khu công nghiệp Tân Bình chảy vào sông Vàm Thuật mang một màu đen nhánh trải dài khoảng 6km cộng với hơn 10km con kênh từ khu công nghiệp ra đến sông Vàm Thuật. Tổng cộng gần16km dòng nước bị ô nhiễm nặng nề.
Một người đàn ông gắn bó cả cuộc đời với dòng sông Vàm Thuật, từng tắm mát và được nuôi dưỡng bởi dòng sông từ khi sinh ra, bồi hồi nhớ lại:
Con sông ngày xưa vô địch, tụi tui sống ở đây mà nhờ con sông này sống chứ đâu sống con sông nào, con sông này tôm cá ghê lắm, không con sông nào bằng con sông này.
Một phụ nữ cho biết mấy chục năm trước khi bà theo chồng về sống ở đây, con sông vẫn còn trong vắt đến độ có thể nhìn rõ đáy sông:
Nước này hồi đó rất là trong, thấy đáy luôn. Từ ngày nhà máy mở ra tới giờ không ai dám đụng đến.
Anh Huy, một người cũng đã ở bên dòng sông này lâu nay, cho biết:
Cách đây hai ba chục năm về trước cá ở sông nhiều lắm. Nhưng mà mấy công ty ở trong Tân Bình nó thải ba cái nước này ra nó hôi thối đen cá nó cũng chết hết.
Công ty nó thải ra thì anh cứ nghĩ đi, nước này con gì sống nổi. Con người không sống nổi chứ con cá. Ví như mình chích điện thì có con này nó sót con kia, còn nước này thải ra là cá chết hết luôn từ lớn đến nhỏ trứng cũng không còn nữa. Không còn con gì để mà sống nữa. Giờ anh nuôi con vịt dưới đây nè. Vịt thôi nha, ba bữa chết luôn. Vịt thả ra nó cứ còi hoài. Mình nghĩ không biết sao cũng cho nó ăn mà nó không lớn, sau này mới nghĩ chắc nó xuống sông nó ăn thì cái nước này ô nhiễm quá. Nếu mà tôi nói anh không tin, anh chỉ cần ngâm chân xuống cái sông này thôi, 15 phút sau anh rút cái chân anh lên là nó đen thui như cục than luôn.
Hồi xưa còn có cá lóc hay là tôm này kia, nước sạch mình xuống bắt bán còn có giá. Giờ ba con cái trê không. Cá trê đem bán ai ăn đâu. Bắt con cá trê lên đưa anh anh không dám ăn. Cái nước đen con cá trê cũng đen như nước. Mà mổ ra ăn nó hôi lắm. Nó hôi cái mùi nước này.
Người dân thấy rõ dòng sông bị ô nhiễm và theo nhận định của họ là bởi chất thải từ khu công nghiệp đổ ra. Họ từng lên tiếng nhờ cơ quan chức năng giải quyết nhưng tiếng kêu của họ không được xem xét:
Mình là thằng dân, không đc một cái ý kiến gì hết. Ý kiến là chết. Tôi ở ngay đây mấy chục năm trời nay mà, cái tuổi tôi không là 55 năm, luôn cả ông già tôi là cả 100 năm ở đây.
Người dân địa phương còn cho biết ngoài nguồn thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp thải ra, một số người ở nơi khác còn mang những thứ phế thải khác đổ xuống dòng sông:
Rác rến nó đổ đây nè, lòng heo nó đổ một đống đó, rồi ruồi bọ nó bu đây nè. Nhiều lắm. Dưới sông này nữa nè.
Vẫn phải sống bám vào dòng sông
Mong muốn đơn giản của những người phải sống bám vào dòng sông Vàm Thuật là cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm nguồn gây ô nhiễm:
Anh cứ nghĩ đi, anh ở thành phố cái kênh Nhiêu Lộc nó đen nó dơ như thế nào mà người ta còn làm sạch sao cái kênh này không làm được?
Nhà nước sao không làm ba cái sông cho nó sạch sẽ. Còn tụi tui sống ở đây khổ quá phải chịu thôi. Chứ còn có tiền tui cũng chẳng sống ở đây. Ở đây có được cái gì đâu. Suốt ngày bị đuổi, công an xuống đuổi rồi trồng lên được cái cây xả cây mướp lên ăn thì nhà nước cũng xuống càn, móc lên hết. Đấy, cái ghe tối ngủ đó không,mưa gió cũng chịu chứ sao giờ.
Tình cảnh của những người sống ven sông Vàm Thuật bị ô nhiễm trầm trọng mà chúng tôi vừa trình bày không phải cá biệt. Tại một số vùng miền khác trên cả nước tình trạng tương tự cũng xảy ra khiến họ phải biểu tình phản đối, dựng chướng ngại vật không cho công nhân vào nhà máy sản xuất…
Đó là những vụ việc như tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; vụ việc tại nhà máy thép Việt- Pháp ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; vụ việc dân xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mang cá chết đổ trên đường để phản đối các nhà máy xả thải…