Đại Sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam
Tóm tắt báo cáo
Hiến pháp quy định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định chính quyền có quyền kiểm soát chặt chẽ đối với thực hành tôn giáo và có những quy định không rõ ràng về việc cho phép hạn chế tự do tôn giáo trong trường hợp vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội. Tháng 11, Quốc hội thông qua một đạo luật mới về tín ngưỡng, tôn giáo, Luật này sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật vẫn chưa được ban hành. Theo các chuyên gia pháp lý, Luật mới vẫn còn nhiều hạn chế đối với tự do tôn giáo như quy định một quy trình đăng ký gồm nhiều bước, nhưng đã rút ngắn đáng kể thời gian chờ được công nhận của một nhóm tôn giáo; cụ thể hóa quyền có tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo đã được công nhận; đơn giản hóa các quy trình công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho các nhóm tôn giáo. Vào tháng 1, mục sư trưởng của một hội thánh tin lành chưa đăng ký đã qua đời vì những thương tích do bị cảnh sát hành hung vào tháng 12 năm 2015. Chính quyền tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa được công nhận và các nhóm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, đặc biệt là những nhóm mà chính phủ cho rằng có tham gia hoạt động chính trị. Theo báo cáo, thành viên của các nhóm đã được công nhậnhoặc các nhóm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được phép hành đạo mà ít bị can thiệp hơn. Chính phủ tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo đã được công nhận trong lĩnh vực giáo dục và y tế, mặc dù sự hạn chế này là ít hơn so với những năm trước, và hạn chế gắt gao hoạt động giáo dục và y tế của các nhóm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là của nhóm chưa được công nhận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cho biết chính phủ có nhiều hình thức sách nhiễu, bao gồm hành hung, giam giữ ngắn hạn, truy tố, theo dõi, hạn chế đi lại, thu giữ hoặc hủy hoại tài sản, và từ chối đăng ký và/hoặc các yêu cầu xin phép khác, đặc biệt ở khu vực miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Sự đối xử của chính phủ đối với các nhóm tôn giáo có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng và giữa cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương. Các tín đồ tôn giáo báo cáo rằng chính quyền địa phương hoặc cấp tỉnh, chứ không phải chính quyền trung ương, thực hiện phần lớn các vụ việc sách nhiễu. Một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh sử dụng các quy định pháp lý của địa phương và của trung ương để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính phủ về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ. Vào tháng 6, chính phủ chính thức công nhận trên toàn quốc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Giáo phái Mặc Môn). Vào tháng 9, nhà chức trách cho phép Giáo hội Công giáo mở học viện đào tạo đại học đầu tiên ở Việt Nam kể từ năm 1975.
Có một số báo cáo về sự căng thẳng trong nhóm dân tộc H’mông về nghi lễ tôn giáo.
Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong các chuyến thăm và gặp gỡ với các quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam, đã kêu gọi tiếp tục cải thiện tự do tôn giáo. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đã hối thúc chính phủ cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, các hội thánh Tin lành và Công giáo tại gia, các nhóm Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài độc lập; yêu cầu trao nhiều tự do hơn cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận; và kêu gọi chấm dứt các hạn chế và sách nhiễu đối với các nhóm tôn giáo chưa được công nhận hoặc chưa đăng ký. Các quan chức Hoa Kỳ thường xuyên liên lạc với các chức sắc tôn giáo trên khắp cả nước. Tổng thống Hoa Kỳ đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và các chức sắc tôn giáo trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5. Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động và Đại sứ lưu động về Tự do tôn giáo quốc tế đã thảo luận về những quan ngại về tự do tôn giáo với các quan chức chính phủ Việt Nam trong buổi Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam thường niên vào tháng 4. Đại sứ lưu động đã đến Việt Nam vào tháng 3 và Trợ lý Ngoại trưởng đến Việt Nam vào tháng 5, gặp gỡ nhiều nhóm tôn giáo đã được công nhận và chưa được công nhận và vận động cải thiện tự do tôn giáo trong luật và trên thực tiễn. Đại sứ quán và các quan chức cấp cao Hoa Kỳ đã trình bản khuyến nghị về ngôn ngữ đối với Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho các nhà lãnh đạo Việt Nam trong quá trình soạn thảo luật nhằm đưa văn bản luật này phù hợp hơn với Hiến pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế về bảo vệ tự do tôn giáo của Việt Nam.
September 5, 2017
BÁO CÁO TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ – VIỆT NAM 2016
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đại Sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam
Tóm tắt báo cáo
Hiến pháp quy định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định chính quyền có quyền kiểm soát chặt chẽ đối với thực hành tôn giáo và có những quy định không rõ ràng về việc cho phép hạn chế tự do tôn giáo trong trường hợp vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội. Tháng 11, Quốc hội thông qua một đạo luật mới về tín ngưỡng, tôn giáo, Luật này sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật vẫn chưa được ban hành. Theo các chuyên gia pháp lý, Luật mới vẫn còn nhiều hạn chế đối với tự do tôn giáo như quy định một quy trình đăng ký gồm nhiều bước, nhưng đã rút ngắn đáng kể thời gian chờ được công nhận của một nhóm tôn giáo; cụ thể hóa quyền có tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo đã được công nhận; đơn giản hóa các quy trình công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho các nhóm tôn giáo. Vào tháng 1, mục sư trưởng của một hội thánh tin lành chưa đăng ký đã qua đời vì những thương tích do bị cảnh sát hành hung vào tháng 12 năm 2015. Chính quyền tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo chưa được công nhận và các nhóm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, đặc biệt là những nhóm mà chính phủ cho rằng có tham gia hoạt động chính trị. Theo báo cáo, thành viên của các nhóm đã được công nhậnhoặc các nhóm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được phép hành đạo mà ít bị can thiệp hơn. Chính phủ tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo đã được công nhận trong lĩnh vực giáo dục và y tế, mặc dù sự hạn chế này là ít hơn so với những năm trước, và hạn chế gắt gao hoạt động giáo dục và y tế của các nhóm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là của nhóm chưa được công nhận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cho biết chính phủ có nhiều hình thức sách nhiễu, bao gồm hành hung, giam giữ ngắn hạn, truy tố, theo dõi, hạn chế đi lại, thu giữ hoặc hủy hoại tài sản, và từ chối đăng ký và/hoặc các yêu cầu xin phép khác, đặc biệt ở khu vực miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Sự đối xử của chính phủ đối với các nhóm tôn giáo có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng và giữa cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp địa phương. Các tín đồ tôn giáo báo cáo rằng chính quyền địa phương hoặc cấp tỉnh, chứ không phải chính quyền trung ương, thực hiện phần lớn các vụ việc sách nhiễu. Một số chính quyền địa phương và cấp tỉnh sử dụng các quy định pháp lý của địa phương và của trung ương để trì hoãn, phủ nhận tính hợp pháp và trấn áp hoạt động tôn giáo của các nhóm chống lại sự quản lý chặt chẽ của chính phủ về cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc hội họp và các hoạt động khác của họ. Vào tháng 6, chính phủ chính thức công nhận trên toàn quốc Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Giáo phái Mặc Môn). Vào tháng 9, nhà chức trách cho phép Giáo hội Công giáo mở học viện đào tạo đại học đầu tiên ở Việt Nam kể từ năm 1975.
Có một số báo cáo về sự căng thẳng trong nhóm dân tộc H’mông về nghi lễ tôn giáo.
Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong các chuyến thăm và gặp gỡ với các quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam, đã kêu gọi tiếp tục cải thiện tự do tôn giáo. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đã hối thúc chính phủ cho phép tất cả các nhóm tôn giáo hoạt động một cách tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, các hội thánh Tin lành và Công giáo tại gia, các nhóm Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài độc lập; yêu cầu trao nhiều tự do hơn cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận; và kêu gọi chấm dứt các hạn chế và sách nhiễu đối với các nhóm tôn giáo chưa được công nhận hoặc chưa đăng ký. Các quan chức Hoa Kỳ thường xuyên liên lạc với các chức sắc tôn giáo trên khắp cả nước. Tổng thống Hoa Kỳ đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và các chức sắc tôn giáo trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5. Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động và Đại sứ lưu động về Tự do tôn giáo quốc tế đã thảo luận về những quan ngại về tự do tôn giáo với các quan chức chính phủ Việt Nam trong buổi Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam thường niên vào tháng 4. Đại sứ lưu động đã đến Việt Nam vào tháng 3 và Trợ lý Ngoại trưởng đến Việt Nam vào tháng 5, gặp gỡ nhiều nhóm tôn giáo đã được công nhận và chưa được công nhận và vận động cải thiện tự do tôn giáo trong luật và trên thực tiễn. Đại sứ quán và các quan chức cấp cao Hoa Kỳ đã trình bản khuyến nghị về ngôn ngữ đối với Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho các nhà lãnh đạo Việt Nam trong quá trình soạn thảo luật nhằm đưa văn bản luật này phù hợp hơn với Hiến pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế về bảo vệ tự do tôn giáo của Việt Nam.