Sự đàn áp của người theo đạo Phật đối với người Thiên Chúa giáo đang gia tăng trên toàn cầu
Church Militant, ngày 6/9/2017
DETROIT – Nhiều quốc gia Hồi giáo nổi tiếng với chính sách khủng bố những người không theo đạo này; nhưng một điều ít được biết đến hơn đó là sự vi phạm nhân quyền của nhiều Phật tử trên khắp thế giới.
“Ở phương Tây, Phật giáo đồng nghĩa với hòa bình, từ bi, trí tuệ và tình huynh đệ đại kết,” theo Vaticanista Sandro Magister. “Hơn nữa, Phật giáo có một danh tiếng như là một tôn giáo bị bức hại, và Tây Tạng là biểu tượng cho điều này.”
Nhưng trong những năm gần đây, nhiều báo cáo có những “bằng chứng đáng chú ý về bản chất trái ngược của vấn đề.”
“Ở hầu hết các quốc gia Châu Á, Phật giáo là tôn giáo chiếm đa số”, Magister lưu ý, “có sự đàn áp tôn giáo một cách tàn nhẫn nhằm vào các tôn giáo không phải là Phật giáo”.
Một ví dụ gần đây nhất đã được đưa ra trước khi Vatican thông báo vào tuần trước rằng Đức Giáo hoàng Francis sẽ hướng về Nam Á vào tháng 11 để viếng thăm Bangladesh và Myanmar.
Trong bài phát biểu ngày 27 tháng 8 của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng lên án những cuộc tấn công nhằm vào cộng đồng người Rohingya chủ yếu là người Hồi giáo ở Myanmar.
“Điều đáng buồn đã xảy ra trong cuộc bức hại đối với một nhóm người tôn giáo thiểu số, người anh em Rohingya của chúng ta”, Giáo hoàng Francis nói. “Tôi muốn bày tỏ tất cả sự gần gũi của tôi đối với họ, và tất cả chúng ta cầu xin Chúa cứu họ và nâng đỡ những người đàn ông và phụ nữ có thiện chí trong sự trợ giúp của họ, những người sẽ trao cho họ toàn quyền.”
Tại Myanmar, 80%-90% dân chúng theo Phật giáo. Nước này đứng thứ 23 trong danh sách các quốc gia thù địch nhất đối với người Kito hữu (Open Doors USA’s World Watch List).
Người theo Kitô hữu chiếm khoảng 8,5% dân số Myanmar, nhưng theo một báo cáo năm 2016 của Christian Aid Mission, “những người tin tưởng vào Chúa Jesus bị coi như thù địch bởi cả người dân ở nông thôn và thành thị.”
Các phong trào tôn giáo dân tộc đã tăng lên ở Myanmar trong những năm gần đây, với những người theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Phật ép chính phủ ban hành luật để ngăn chặn việc cải đạo sang Thiên chúa giáo và ngăn chặn các cuộc hôn nhân giữa nam nữ theo tôn giáo khác nhau.
Năm 2016, Myanmar đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong một phần tư thế kỷ. Trong thời gian trước bầu cử, quân đội tiếp tục tấn công người dân tộc thiểu số. Thêm vào đó, “một tổ chức của các nhà sư Phật giáo cấp tiến (Ma Bà Tha) đã tăng cường các chiến dịch chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số và thành công trong việc đưa ra bốn luật về ‘Bảo vệ Chủng tộc và Tôn giáo’, trong đó có những điều khoản ngăn cản hôn nhân giữa những người có tôn giáo khác nhau.
Sự bức hại Kitô giáo và các tín ngưỡng phi Phật giáo khác không chỉ giới hạn ở Myanmar. Trên khắp Châu Á, các quốc gia Phật giáo thường xuyên đàn áp các quyền tự do tôn giáo của những người không phải là Phật tử.
Cuộc bức hại chống lại Kitô hữu đang gia tăng ở Việt Nam, với việc bắt bớ, đánh đập và chiếm đất của nhà thờ và giáo dân xảy ra thường xuyên hơn. Theo Open Doors, “Việc cải đạo sang Kitô giáo từ Phật giáo hoặc người dân tộc thiểu số đối mặt với sự đàn áp khốc liệt, không chỉ từ chính quyền mà còn từ gia đình, bạn bè và hàng xóm”. Tình cảnh của người Kitô hữu Việt Nam trở nên tồi tệ hơn vào tháng 11 năm ngoái, khi chính phủ Cộng sản thông qua một đạo luật mới, Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của Kitô hữu.
Tại Lào, nơi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nắm quyền từ năm 1975, các đền thờ Phật giáo là “trung tâm của đời sống xã hội và tôn giáo” và “hầu hết người Lào sẽ phải dành một thời gian phục vụ trong một ngôi đền”. Các tôn giáo khác được coi là xa lạ và “các Kitô hữu từ chối tham gia vào công việc của Phật giáo được coi là người ngoại quốc và là một mối đe dọa đối với nền văn hoá truyền thống”. Nhiều nhà lãnh đạo Kitô hữu bị bắt giữ một cách độc đoán; một số thậm chí đã bị giết.
Bhutan xem Phật giáo là nền tảng tinh thần của vương quốc và coi Cơ Đốc giáo là mối đe doạ từ bên ngoài. Các Kitô hữu của đất nước này bị bức hại vì rời bỏ Phật giáo, và các nghi lễ tôn giáo đã bị buộc phải thực hiện bí mật, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi các nhà sư Phật giáo quyết liệt chống lại sự hiện diện của Kitô hữu.
Ở Sri Lanka, một chiến dịch bạo lực đang được tiến hành chống lại tín đồ Thiên chúa giáo. Theo Release International, Kitô hữu là mục tiêu tấn công của các nhà sư Phật giáo và chính phủ. Các nghi lễ bị cấm đoán và nhà thờ bị đóng cửa. Các nhà sư thậm chí còn ngăn cản Kitô hữu chôn người chết của họ trong các nghĩa trang công cộng.
Giám đốc điều hành của Release International Paul Robinson nói: “Phạt giáo thường không bị gán ghép với bạo lực nhưng càng ngày chúng ta càng thấy sư Phật giáo đứng đầu nhiều cuộc tấn công nhằm vào nhà thờ. Và chúng tôi có bằng chứng chứng minh rằng những sư này được trợ giúp bới chính quyền ủng hộ Phật giáo.”
September 8, 2017
Đàn áp tôn giáo ở các nước có người theo đạo Phật chiếm đa số
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Sự đàn áp của người theo đạo Phật đối với người Thiên Chúa giáo đang gia tăng trên toàn cầu
Church Militant, ngày 6/9/2017
DETROIT – Nhiều quốc gia Hồi giáo nổi tiếng với chính sách khủng bố những người không theo đạo này; nhưng một điều ít được biết đến hơn đó là sự vi phạm nhân quyền của nhiều Phật tử trên khắp thế giới.
“Ở phương Tây, Phật giáo đồng nghĩa với hòa bình, từ bi, trí tuệ và tình huynh đệ đại kết,” theo Vaticanista Sandro Magister. “Hơn nữa, Phật giáo có một danh tiếng như là một tôn giáo bị bức hại, và Tây Tạng là biểu tượng cho điều này.”
Nhưng trong những năm gần đây, nhiều báo cáo có những “bằng chứng đáng chú ý về bản chất trái ngược của vấn đề.”
“Ở hầu hết các quốc gia Châu Á, Phật giáo là tôn giáo chiếm đa số”, Magister lưu ý, “có sự đàn áp tôn giáo một cách tàn nhẫn nhằm vào các tôn giáo không phải là Phật giáo”.
Một ví dụ gần đây nhất đã được đưa ra trước khi Vatican thông báo vào tuần trước rằng Đức Giáo hoàng Francis sẽ hướng về Nam Á vào tháng 11 để viếng thăm Bangladesh và Myanmar.
Trong bài phát biểu ngày 27 tháng 8 của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng lên án những cuộc tấn công nhằm vào cộng đồng người Rohingya chủ yếu là người Hồi giáo ở Myanmar.
“Điều đáng buồn đã xảy ra trong cuộc bức hại đối với một nhóm người tôn giáo thiểu số, người anh em Rohingya của chúng ta”, Giáo hoàng Francis nói. “Tôi muốn bày tỏ tất cả sự gần gũi của tôi đối với họ, và tất cả chúng ta cầu xin Chúa cứu họ và nâng đỡ những người đàn ông và phụ nữ có thiện chí trong sự trợ giúp của họ, những người sẽ trao cho họ toàn quyền.”
Tại Myanmar, 80%-90% dân chúng theo Phật giáo. Nước này đứng thứ 23 trong danh sách các quốc gia thù địch nhất đối với người Kito hữu (Open Doors USA’s World Watch List).
Người theo Kitô hữu chiếm khoảng 8,5% dân số Myanmar, nhưng theo một báo cáo năm 2016 của Christian Aid Mission, “những người tin tưởng vào Chúa Jesus bị coi như thù địch bởi cả người dân ở nông thôn và thành thị.”
Các phong trào tôn giáo dân tộc đã tăng lên ở Myanmar trong những năm gần đây, với những người theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Phật ép chính phủ ban hành luật để ngăn chặn việc cải đạo sang Thiên chúa giáo và ngăn chặn các cuộc hôn nhân giữa nam nữ theo tôn giáo khác nhau.
Năm 2016, Myanmar đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong một phần tư thế kỷ. Trong thời gian trước bầu cử, quân đội tiếp tục tấn công người dân tộc thiểu số. Thêm vào đó, “một tổ chức của các nhà sư Phật giáo cấp tiến (Ma Bà Tha) đã tăng cường các chiến dịch chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số và thành công trong việc đưa ra bốn luật về ‘Bảo vệ Chủng tộc và Tôn giáo’, trong đó có những điều khoản ngăn cản hôn nhân giữa những người có tôn giáo khác nhau.
Sự bức hại Kitô giáo và các tín ngưỡng phi Phật giáo khác không chỉ giới hạn ở Myanmar. Trên khắp Châu Á, các quốc gia Phật giáo thường xuyên đàn áp các quyền tự do tôn giáo của những người không phải là Phật tử.
Cuộc bức hại chống lại Kitô hữu đang gia tăng ở Việt Nam, với việc bắt bớ, đánh đập và chiếm đất của nhà thờ và giáo dân xảy ra thường xuyên hơn. Theo Open Doors, “Việc cải đạo sang Kitô giáo từ Phật giáo hoặc người dân tộc thiểu số đối mặt với sự đàn áp khốc liệt, không chỉ từ chính quyền mà còn từ gia đình, bạn bè và hàng xóm”. Tình cảnh của người Kitô hữu Việt Nam trở nên tồi tệ hơn vào tháng 11 năm ngoái, khi chính phủ Cộng sản thông qua một đạo luật mới, Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng, làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của Kitô hữu.
Tại Lào, nơi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nắm quyền từ năm 1975, các đền thờ Phật giáo là “trung tâm của đời sống xã hội và tôn giáo” và “hầu hết người Lào sẽ phải dành một thời gian phục vụ trong một ngôi đền”. Các tôn giáo khác được coi là xa lạ và “các Kitô hữu từ chối tham gia vào công việc của Phật giáo được coi là người ngoại quốc và là một mối đe dọa đối với nền văn hoá truyền thống”. Nhiều nhà lãnh đạo Kitô hữu bị bắt giữ một cách độc đoán; một số thậm chí đã bị giết.
Bhutan xem Phật giáo là nền tảng tinh thần của vương quốc và coi Cơ Đốc giáo là mối đe doạ từ bên ngoài. Các Kitô hữu của đất nước này bị bức hại vì rời bỏ Phật giáo, và các nghi lễ tôn giáo đã bị buộc phải thực hiện bí mật, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi các nhà sư Phật giáo quyết liệt chống lại sự hiện diện của Kitô hữu.
Ở Sri Lanka, một chiến dịch bạo lực đang được tiến hành chống lại tín đồ Thiên chúa giáo. Theo Release International, Kitô hữu là mục tiêu tấn công của các nhà sư Phật giáo và chính phủ. Các nghi lễ bị cấm đoán và nhà thờ bị đóng cửa. Các nhà sư thậm chí còn ngăn cản Kitô hữu chôn người chết của họ trong các nghĩa trang công cộng.
Giám đốc điều hành của Release International Paul Robinson nói: “Phạt giáo thường không bị gán ghép với bạo lực nhưng càng ngày chúng ta càng thấy sư Phật giáo đứng đầu nhiều cuộc tấn công nhằm vào nhà thờ. Và chúng tôi có bằng chứng chứng minh rằng những sư này được trợ giúp bới chính quyền ủng hộ Phật giáo.”
BUDDHIST PERSECUTION OF CHRISTIANS ON THE RISE