Những người Thượng xin tị nạn tại Campuchia kêu gọi quốc tế can thiệp
RFA, 12-09-2017
29 người Thượng xin tị nạn tại Campuchia bao gồm 7 trẻ em sẽ bị trả về Việt Nam trong vòng khoảng 2 tuần nữa sau khi rớt 2 vòng phỏng vấn xin quy chế tị nạn với chính phủ Campuchia.
Những người này nằm trong số 36 người Thượng hiện còn lại ở Campuchia, trong số đó có 7 người đã qua phỏng vấn và được cấp quy chế tị nạn. Theo Dự án Hỗ trợ người Thượng ở Thái Lan, 7 người này vào tuần tới sẽ được Liên Hợp quốc chuyển sang Philippines để chờ một nước thứ ba tiếp nhận.
Ngay sau khi nhận được tin sẽ bị trả về Việt Nam vào hôm thứ năm, ngày 7 tháng 9, những người Thượng ở Campuchia đã bày tỏ lo lắng, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Campuchia để họ không bị trả về Việt Nam. Ông Y Rin Kpa, 47 tuổi, một trong số 29 người tị nạn sắp bị trả về Việt Nam cho đài ACTD biết:
Xin cộng đồng quốc tế, tổ chức nhân quyền và Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn can thiệp và gây áp lực lên chính phủ Campuchia để chính phủ Campuchia hợp tác đầy đủ với Liên Hợp quốc.
Ông Y Rin Kpa nói thêm những người Thượng này chỉ muốn được tị nạn hoặc đi một nước thứ ba an toàn.
Tôi quá sợ hãi và bắt buộc phải chạy sang Campuchia lánh nạn – Ông Y Rin Kpa
Ông Y Rin Kpa cho biết những người Thượng xin tin nạn ở Campuchia đều là những người chạy từ Việt Nam vì bị đàn áp tôn giáo, có người đã từng bị đi tù. Phần đông trong số họ là những người theo đạo tin lành và theo các nhóm thờ nguyện không được chính phủ Việt Nam thừa nhận. Ông nói bản thân ông đã chạy sang Campuchia sau khi thụ án tù 10 năm theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, tuyên truyền chống phá nhà nước vì ông đã tham gia biểu tình chống đàn áp tôn giáo hồi năm 2001 ở Việt Nam.
Họ mời tôi lên huyện lần cuối cùng và họ nói là nếu mà anh có hoạt động chính trị hoặc chạy trốn Campuchia mà chúng tôi bắt được anh thì anh sẽ bị ở tù 10 đến 20 năm. Họ chụp hình tôi nữa, tôi quá sợ hãi và bắt buộc phải chạy sang Campuchia lánh nạn
Ông Y Rin Kpa tới Campuchia vào tháng 6 năm 2015 và đã chờ quy chế tị nạn từ đó tới giờ.
Cộng đồng quốc tế gây sức ép
Trước nguy cơ những người Thượng sẽ bị trả về Việt Nam, hôm 28 tháng 8, một tổ chức về người tị nạn là Mạng lưới Các quyền của người Tị nạn Châu Á Thái Bình Dương (APRRN) đã gửi thư lên Bộ trưởng Nội vụ Campuchia thúc giục chính phủ nước này không trả những người Thượng về Việt Nam. Bức thư viết ‘APRRN được báo động vì những báo cáo gần đây cho biết Campuchia đã không đảm bảo được sự bảo vệ cho những người Thượng qua việc rút lại những cam kết đảm bảo cho họ sang một nước thứ ba an toàn’. APRRN thúc giúc chính phủ Hoàng gia Campuchia đảm bảo an toàn cho 36 người Thượng còn lại ở Campuchia và đảm bảo là họ không bị trả về Việt Nam.
Hôm 12 tháng 9, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Campuchia phải bảo vệ những người Thượng xin tị nạn tại nước này. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức này nói rằng dù trong bất cứ một tình huống nào chính phủ Campuchia cũng không nên bắt ép những người tị nạn này trở về Việt Nam nơi họ sẽ phải đối mặt với những đàn áp tàn bạo vì lý do chính trị và tôn giáo.
Theo HRW, Bộ Nội Vụ Campuchia đã sai khi từ chối hồ sơ xin tị nạn của 29 người này và cũng không hợp tác với Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn để định cư cho những người này.
Thực ra chính phủ Campuchia và chính phủ Việt Nam hai bên là bạn với nhau nên chính phủ Campuchia không muốn làm phiền chính phủ Việt Nam nên họ sẽ đánh rớt hầu hết tất cả mọi người – Bà Grace Bùi
Bà Grace Bùi, đại diện Dự án Hỗ trợ người Thượng tại Thái Lan nói với đài ACTD rằng chính phủ Campuchia từ trước tới nay luôn hợp tác với chính phủ Việt Nam để tìm cách đánh rớt những người Thượng xin tị nạn
Grace Bùi: Thực ra chính phủ Campuchia và chính phủ Việt Nam hai bên là bạn với nhau nên chính phủ Campuchia không muốn làm phiền chính phủ Việt Nam nên họ sẽ đánh rớt hầu hết tất cả mọi người. Những người này đã được chính phủ Campuchia phỏng vấn 2 lần nhưng mà không ai đậu nhưng mà UN không có làm gì được hết chỉ đứng nhìn thôi vì đó là Campuchia. Họ còn chưa có được cơ hội phỏng vấn UN nữa.
Theo con số thống kê của UN tính từ năm 2015 đến nay, đã có khoảng hơn 200 người Thượng từ Việt Nam sang Campuchia xin tị nạn. Tuy nhiên theo Dự án Hỗ trợ người Thượng, chỉ có 20 người trong số này, bao gồm cả 7 người vừa qua phỏng vấn, được cấp quy chế tị nạn.
Theo HRW, vào khoảng giữa tháng 8 năm 2017, một đoàn quan chức của Bộ Nội vụ Campuchia bao gồm cả nhân viên cao cấp thuộc Cơ quan Tị nạn đã cùng giới chức Việt Nam đến thăm một số làng ở Việt Nam nơi gia đình của những người tìm kiếm quy chế tị nạn tại Campuchia đang sinh sống. HRW trích các nguồn tin từ người Thượng và phi chính phủ cho biết những giới chức này đã đe dọa họ hàng của những người tị nạn, bắt họ viết thư nói rằng họ có thể trở về Việt Nam an toàn.
Tuy nhiên, theo các tổ chức về nhân quyền thì đã có những bằng chứng cho thấy người Thượng bị trả về đã bị đàn áp. HRW cho biết có một người đã bị bắt giam và thẩm vấn suốt 12 ngày sau khi về Việt Nam. Hồi tháng 5 vừa qua, một video được trình chiếu trên truyền hình Việt Nam cho thấy những người Thượng thừa nhận là mình đã bị lừa sang Campuchia và rằng họ được chính phủ Việt Nam đối xử nhân đạo khi trở về.
HRW cho rằng những người Thượng trong đoạn video này đã bị bắt ép trả lời như vậy.
Chính phủ Việt Nam có điều luật 91 trong Bộ luật Hình sự quy định về tội trốn đi nước ngoài. Những người bị buộc vào tội này có thể bị đối mặt với án tù từ 3 đến 12 năm.
UNHCR cũng đã gửi đơn lên Bộ Nội Vụ Campuchia về tình trạng của những người Thượng, tuy nhiên Giám đốc cơ quan về người Tị Nạn của Campuchia là ông Tan Sovichea cho biết Campuchia không thể cấp quy chế tị nạn cho những người Thượng và họ sẽ bị trả về Việt Nam, nhấn mạnh quyết định này là do Bộ trưởng Nộ vụ Campuchia đưa ra chứ không phụ thuộc vào Liên Hợp quốc.
Bà Grace Bùi cho biết Dự án Hỗ trợ người Thượng hiện cũng đã làm việc với nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, Liên Hợp quốc và đại sứ quán Mỹ để tìm cách cho những người Thượng được ở lại hoặc sang nước thứ ba. Tuy nhiên bà nói sẽ rất khó để cho Liên Hợp quốc can thiệp với chính phủ Campuchia và do đó việc những người này được ở lại Campuchia như là một phép lạ vậy.
September 13, 2017
Người Thượng ở Campuchia sắp bị trả về Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Những người Thượng xin tị nạn tại Campuchia kêu gọi quốc tế can thiệp
RFA, 12-09-2017
29 người Thượng xin tị nạn tại Campuchia bao gồm 7 trẻ em sẽ bị trả về Việt Nam trong vòng khoảng 2 tuần nữa sau khi rớt 2 vòng phỏng vấn xin quy chế tị nạn với chính phủ Campuchia.
Những người này nằm trong số 36 người Thượng hiện còn lại ở Campuchia, trong số đó có 7 người đã qua phỏng vấn và được cấp quy chế tị nạn. Theo Dự án Hỗ trợ người Thượng ở Thái Lan, 7 người này vào tuần tới sẽ được Liên Hợp quốc chuyển sang Philippines để chờ một nước thứ ba tiếp nhận.
Ngay sau khi nhận được tin sẽ bị trả về Việt Nam vào hôm thứ năm, ngày 7 tháng 9, những người Thượng ở Campuchia đã bày tỏ lo lắng, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Campuchia để họ không bị trả về Việt Nam. Ông Y Rin Kpa, 47 tuổi, một trong số 29 người tị nạn sắp bị trả về Việt Nam cho đài ACTD biết:
Xin cộng đồng quốc tế, tổ chức nhân quyền và Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn can thiệp và gây áp lực lên chính phủ Campuchia để chính phủ Campuchia hợp tác đầy đủ với Liên Hợp quốc.
Ông Y Rin Kpa nói thêm những người Thượng này chỉ muốn được tị nạn hoặc đi một nước thứ ba an toàn.
Ông Y Rin Kpa cho biết những người Thượng xin tin nạn ở Campuchia đều là những người chạy từ Việt Nam vì bị đàn áp tôn giáo, có người đã từng bị đi tù. Phần đông trong số họ là những người theo đạo tin lành và theo các nhóm thờ nguyện không được chính phủ Việt Nam thừa nhận. Ông nói bản thân ông đã chạy sang Campuchia sau khi thụ án tù 10 năm theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, tuyên truyền chống phá nhà nước vì ông đã tham gia biểu tình chống đàn áp tôn giáo hồi năm 2001 ở Việt Nam.
Họ mời tôi lên huyện lần cuối cùng và họ nói là nếu mà anh có hoạt động chính trị hoặc chạy trốn Campuchia mà chúng tôi bắt được anh thì anh sẽ bị ở tù 10 đến 20 năm. Họ chụp hình tôi nữa, tôi quá sợ hãi và bắt buộc phải chạy sang Campuchia lánh nạn
Ông Y Rin Kpa tới Campuchia vào tháng 6 năm 2015 và đã chờ quy chế tị nạn từ đó tới giờ.
Cộng đồng quốc tế gây sức ép
Trước nguy cơ những người Thượng sẽ bị trả về Việt Nam, hôm 28 tháng 8, một tổ chức về người tị nạn là Mạng lưới Các quyền của người Tị nạn Châu Á Thái Bình Dương (APRRN) đã gửi thư lên Bộ trưởng Nội vụ Campuchia thúc giục chính phủ nước này không trả những người Thượng về Việt Nam. Bức thư viết ‘APRRN được báo động vì những báo cáo gần đây cho biết Campuchia đã không đảm bảo được sự bảo vệ cho những người Thượng qua việc rút lại những cam kết đảm bảo cho họ sang một nước thứ ba an toàn’. APRRN thúc giúc chính phủ Hoàng gia Campuchia đảm bảo an toàn cho 36 người Thượng còn lại ở Campuchia và đảm bảo là họ không bị trả về Việt Nam.
Hôm 12 tháng 9, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Campuchia phải bảo vệ những người Thượng xin tị nạn tại nước này. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức này nói rằng dù trong bất cứ một tình huống nào chính phủ Campuchia cũng không nên bắt ép những người tị nạn này trở về Việt Nam nơi họ sẽ phải đối mặt với những đàn áp tàn bạo vì lý do chính trị và tôn giáo.
Theo HRW, Bộ Nội Vụ Campuchia đã sai khi từ chối hồ sơ xin tị nạn của 29 người này và cũng không hợp tác với Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn để định cư cho những người này.
Bà Grace Bùi, đại diện Dự án Hỗ trợ người Thượng tại Thái Lan nói với đài ACTD rằng chính phủ Campuchia từ trước tới nay luôn hợp tác với chính phủ Việt Nam để tìm cách đánh rớt những người Thượng xin tị nạn
Grace Bùi: Thực ra chính phủ Campuchia và chính phủ Việt Nam hai bên là bạn với nhau nên chính phủ Campuchia không muốn làm phiền chính phủ Việt Nam nên họ sẽ đánh rớt hầu hết tất cả mọi người. Những người này đã được chính phủ Campuchia phỏng vấn 2 lần nhưng mà không ai đậu nhưng mà UN không có làm gì được hết chỉ đứng nhìn thôi vì đó là Campuchia. Họ còn chưa có được cơ hội phỏng vấn UN nữa.
Theo con số thống kê của UN tính từ năm 2015 đến nay, đã có khoảng hơn 200 người Thượng từ Việt Nam sang Campuchia xin tị nạn. Tuy nhiên theo Dự án Hỗ trợ người Thượng, chỉ có 20 người trong số này, bao gồm cả 7 người vừa qua phỏng vấn, được cấp quy chế tị nạn.
Theo HRW, vào khoảng giữa tháng 8 năm 2017, một đoàn quan chức của Bộ Nội vụ Campuchia bao gồm cả nhân viên cao cấp thuộc Cơ quan Tị nạn đã cùng giới chức Việt Nam đến thăm một số làng ở Việt Nam nơi gia đình của những người tìm kiếm quy chế tị nạn tại Campuchia đang sinh sống. HRW trích các nguồn tin từ người Thượng và phi chính phủ cho biết những giới chức này đã đe dọa họ hàng của những người tị nạn, bắt họ viết thư nói rằng họ có thể trở về Việt Nam an toàn.
Tuy nhiên, theo các tổ chức về nhân quyền thì đã có những bằng chứng cho thấy người Thượng bị trả về đã bị đàn áp. HRW cho biết có một người đã bị bắt giam và thẩm vấn suốt 12 ngày sau khi về Việt Nam. Hồi tháng 5 vừa qua, một video được trình chiếu trên truyền hình Việt Nam cho thấy những người Thượng thừa nhận là mình đã bị lừa sang Campuchia và rằng họ được chính phủ Việt Nam đối xử nhân đạo khi trở về.
HRW cho rằng những người Thượng trong đoạn video này đã bị bắt ép trả lời như vậy.
Chính phủ Việt Nam có điều luật 91 trong Bộ luật Hình sự quy định về tội trốn đi nước ngoài. Những người bị buộc vào tội này có thể bị đối mặt với án tù từ 3 đến 12 năm.
UNHCR cũng đã gửi đơn lên Bộ Nội Vụ Campuchia về tình trạng của những người Thượng, tuy nhiên Giám đốc cơ quan về người Tị Nạn của Campuchia là ông Tan Sovichea cho biết Campuchia không thể cấp quy chế tị nạn cho những người Thượng và họ sẽ bị trả về Việt Nam, nhấn mạnh quyết định này là do Bộ trưởng Nộ vụ Campuchia đưa ra chứ không phụ thuộc vào Liên Hợp quốc.
Bà Grace Bùi cho biết Dự án Hỗ trợ người Thượng hiện cũng đã làm việc với nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, Liên Hợp quốc và đại sứ quán Mỹ để tìm cách cho những người Thượng được ở lại hoặc sang nước thứ ba. Tuy nhiên bà nói sẽ rất khó để cho Liên Hợp quốc can thiệp với chính phủ Campuchia và do đó việc những người này được ở lại Campuchia như là một phép lạ vậy.