VOA, ngày 13/9/2017
23 tổ chức cổ súy nhân quyền và chống tham nhũng toàn cầu ngày 12/9 kêu gọi chính quyền Mỹ dùng Luật Magnitsky Toàn cầu làm đòn bẩy nâng các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và tham nhũng trầm trọng tại 15 nước trên thế giới bao gồm Việt Nam.
Lời kêu gọi trong bức thư kèm một tập tài liệu chuyển tới Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính Mỹ phản ánh công trình điều tra, thu thập dữ kiện hàng chục tháng trời của 23 tổ chức NGO bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng quốc tế do Human Rights First điều phối.
Thông tin được cung cấp cho chính phủ Mỹ hôm nay kêu gọi trừng phạt các cá nhân phạm tội ở các nước: Việt Nam, Azerbaijan, Bahrain, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Liberia, Mexico, Panama, Nga, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Ukraine, và Uzbekistan.
Luật Magnitsky cho phép chính phủ Mỹ từ chối visa nhập cảnh và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế như đóng băng tài sản tại Mỹ hoặc đang trung chuyển qua Mỹ của những người ngoại quốc vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng, những người mà theo mô tả của Human Rights First “nằm trong số các phạm nhân tệ hại nhất trên hành tinh này.”
Thư gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói: “Những trường hợp chúng tôi chọn ra xuất phát từ từng khu vực trên thế giới và bao gồm những câu chuyện khủng khiếp về tra tấn, cưỡng chế biệt tích, giết hại, tấn công tình dục, hối lộ và tham nhũng.”
Trong số 23 tổ chức tham gia nỗ lực vận động này có Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, Phóng viên Không Biên giới, và BPSOS Ủy ban Cứu Người Vượt biển, một tổ chức của người Mỹ gốc Việt chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Mỹ.
Những nạn nhân từ từng nước được nêu tên trong hồ sơ nhân quyền 15 quốc gia là những nhà hoạt động nhân quyền, thành viên các nhóm tôn giáo thiểu số hay các sinh viên biểu tình chống bất công.
Trường hợp bị vi phạm nhân quyền tiêu biểu được nêu lên trong hồ sơ nói về Việt Nam là bà Trần Thị Hồng, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính, người mà theo hồ sơ cáo giác là bị tra tấn và khủng bố tinh thần suốt 2 tháng sau khi tiếp xúc với phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào cuối tháng 3 năm 2016 để cầu cứu can thiệp về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết:
“Chúng tôi chọn hồ sơ này đưa vào danh sách chung là vì nó mới xảy ra, các cơ quan Liên hiệp quốc đều biết và chính Bộ Ngoại giao Mỹ cũng biết rất rõ. Chồng bà Hồng là mục sư Nguyễn Công Chính lúc đó bị án tù 11 năm. Bà Hồng đã gặp phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để cầu cứu cho chồng bị bệnh nặng và bị tra tấn trong tù. Chỉ vì tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mà bà bị tra tấn, đánh đập, khủng bố. Bà còn là thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.”
Cá nhân bị đề nghị chế tài là đại tá Vũ Văn Lâu, Giám Đốc Công An Tỉnh Gia Lai, người có liên quan trực tiếp tới các hành vi vi phạm nhân quyền nêu ra trong hồ sơ của bà Trần Thị Hồng.
Nhà hoạt động Nguyễn Đình Thắng giải thích:
“Chúng tôi có 8 danh sách tổng cộng 180 nhân vật. Chúng tôi chỉ chọn một trường hợp này để đóng góp vào danh sách chung để vận động chung. Song song với cuộc vận động chung với 22 tổ chức khác, chúng tôi có cuộc vận động riêng, nhắm riêng vào Việt Nam và thúc đẩy cả danh sách 180 giới chức chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng tôi cũng có một số hồ sơ về tham nhũng lớn tuy không chọn để đưa vào danh sách chung gồm 15 hồ sơ.”
Bước tiếp theo, Tiến sĩ Thắng cho biết, 23 tổ chức hoạt động nhân quyền đồng ký tên trong chiến dịch chung lần này chia nhau gặp các dân biểu, nghị sĩ Mỹ để vận động họ ủng hộ cho danh sách vừa kể, theo dõi xem bên hành pháp chính quyền Trump xử lý thế nào, có thực thi đúng đắn và báo cáo kết quả cho Quốc hội hay không.
Luật Magnitsky Toàn cầu là công cụ trừng phạt sâu rộng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đối với các hành vi vi phạm nhân quyền và tham nhũng trên thế giới.
Được thông qua bởi cả Hạ lẫn Thượng viện Hoa Kỳ, luật này được ký ban hành vào tháng 12 năm ngoái, lấy tên nhà hoạt động Sergei Magnitsky, người bị chính quyền Nga cầm tù và sát hại vào năm 2009 sau khi phanh phui những sai phạm trên quy mô lớn của nhà cầm quyền.
Luật Magnitsky Toàn cầu được mở rộng dựa trên Đạo luật Magnitsky 2012 vốn chỉ áp dụng chế tài các cá nhân và các tổ chức ở Nga.
Thông tin liên quan:
Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam
Người Việt tại Canada vận động dự luật Magnitsky
Luật nhân quyền Magnitsky mở rộng ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam?
September 14, 2017
Việt Nam trong danh sách tội phạm nhân quyền bị đề nghị trừng phạt bằng Luật Magnitsky
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 13/9/2017
23 tổ chức cổ súy nhân quyền và chống tham nhũng toàn cầu ngày 12/9 kêu gọi chính quyền Mỹ dùng Luật Magnitsky Toàn cầu làm đòn bẩy nâng các biện pháp trừng phạt nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và tham nhũng trầm trọng tại 15 nước trên thế giới bao gồm Việt Nam.
Lời kêu gọi trong bức thư kèm một tập tài liệu chuyển tới Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính Mỹ phản ánh công trình điều tra, thu thập dữ kiện hàng chục tháng trời của 23 tổ chức NGO bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng quốc tế do Human Rights First điều phối.
Thông tin được cung cấp cho chính phủ Mỹ hôm nay kêu gọi trừng phạt các cá nhân phạm tội ở các nước: Việt Nam, Azerbaijan, Bahrain, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Liberia, Mexico, Panama, Nga, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Ukraine, và Uzbekistan.
Luật Magnitsky cho phép chính phủ Mỹ từ chối visa nhập cảnh và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế như đóng băng tài sản tại Mỹ hoặc đang trung chuyển qua Mỹ của những người ngoại quốc vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng, những người mà theo mô tả của Human Rights First “nằm trong số các phạm nhân tệ hại nhất trên hành tinh này.”
Thư gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói: “Những trường hợp chúng tôi chọn ra xuất phát từ từng khu vực trên thế giới và bao gồm những câu chuyện khủng khiếp về tra tấn, cưỡng chế biệt tích, giết hại, tấn công tình dục, hối lộ và tham nhũng.”
Trong số 23 tổ chức tham gia nỗ lực vận động này có Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, Phóng viên Không Biên giới, và BPSOS Ủy ban Cứu Người Vượt biển, một tổ chức của người Mỹ gốc Việt chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Mỹ.
Những nạn nhân từ từng nước được nêu tên trong hồ sơ nhân quyền 15 quốc gia là những nhà hoạt động nhân quyền, thành viên các nhóm tôn giáo thiểu số hay các sinh viên biểu tình chống bất công.
Trường hợp bị vi phạm nhân quyền tiêu biểu được nêu lên trong hồ sơ nói về Việt Nam là bà Trần Thị Hồng, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính, người mà theo hồ sơ cáo giác là bị tra tấn và khủng bố tinh thần suốt 2 tháng sau khi tiếp xúc với phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào cuối tháng 3 năm 2016 để cầu cứu can thiệp về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết:
“Chúng tôi chọn hồ sơ này đưa vào danh sách chung là vì nó mới xảy ra, các cơ quan Liên hiệp quốc đều biết và chính Bộ Ngoại giao Mỹ cũng biết rất rõ. Chồng bà Hồng là mục sư Nguyễn Công Chính lúc đó bị án tù 11 năm. Bà Hồng đã gặp phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để cầu cứu cho chồng bị bệnh nặng và bị tra tấn trong tù. Chỉ vì tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mà bà bị tra tấn, đánh đập, khủng bố. Bà còn là thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.”
Cá nhân bị đề nghị chế tài là đại tá Vũ Văn Lâu, Giám Đốc Công An Tỉnh Gia Lai, người có liên quan trực tiếp tới các hành vi vi phạm nhân quyền nêu ra trong hồ sơ của bà Trần Thị Hồng.
Nhà hoạt động Nguyễn Đình Thắng giải thích:
“Chúng tôi có 8 danh sách tổng cộng 180 nhân vật. Chúng tôi chỉ chọn một trường hợp này để đóng góp vào danh sách chung để vận động chung. Song song với cuộc vận động chung với 22 tổ chức khác, chúng tôi có cuộc vận động riêng, nhắm riêng vào Việt Nam và thúc đẩy cả danh sách 180 giới chức chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chúng tôi cũng có một số hồ sơ về tham nhũng lớn tuy không chọn để đưa vào danh sách chung gồm 15 hồ sơ.”
Bước tiếp theo, Tiến sĩ Thắng cho biết, 23 tổ chức hoạt động nhân quyền đồng ký tên trong chiến dịch chung lần này chia nhau gặp các dân biểu, nghị sĩ Mỹ để vận động họ ủng hộ cho danh sách vừa kể, theo dõi xem bên hành pháp chính quyền Trump xử lý thế nào, có thực thi đúng đắn và báo cáo kết quả cho Quốc hội hay không.
Luật Magnitsky Toàn cầu là công cụ trừng phạt sâu rộng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đối với các hành vi vi phạm nhân quyền và tham nhũng trên thế giới.
Được thông qua bởi cả Hạ lẫn Thượng viện Hoa Kỳ, luật này được ký ban hành vào tháng 12 năm ngoái, lấy tên nhà hoạt động Sergei Magnitsky, người bị chính quyền Nga cầm tù và sát hại vào năm 2009 sau khi phanh phui những sai phạm trên quy mô lớn của nhà cầm quyền.
Luật Magnitsky Toàn cầu được mở rộng dựa trên Đạo luật Magnitsky 2012 vốn chỉ áp dụng chế tài các cá nhân và các tổ chức ở Nga.
Thông tin liên quan:
Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam
Người Việt tại Canada vận động dự luật Magnitsky
Luật nhân quyền Magnitsky mở rộng ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam?