Nghị sĩ Đức, ông Martin Patzelt, cầm chiếc áo thun có in hình blogger, tù nhân lương tâm Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tại Nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 22 tháng 3 năm 2016.
RFA, 14-09-2017
Ngày sinh nhật của tù nhân lương tâm, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, thứ Sáu 15 tháng 9 cũng sẽ là ngày khởi động của Chiến dịch Vận động Nhân quyền UPR giữa kỳ, còn gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát năm 2017 và kéo dài đến ngày 10 tháng 10 năm 2017.
RFA có cuộc phỏng vấn với đại diện của Voice, cô Đinh Thảo, người có mặt trong phát đoàn vận động nhân quyền Việt Nam tham dự UPR và sẽ trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 19 tháng 9.
RFA: Chiến dịch vận độn nhân quyền UPR năm nay sẽ có gì đặc biệt so với lần tổ chức trước?
Đinh Thảo: Có thể thấy sự khác biệt lớn là năm 2014 thì phái đoàn đông hơn là cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa đó là một cuộc vận động chính thức. Chính thức đây có nghĩa là Cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ quát nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là cơ chế 4 năm rưỡi một lần. Lần năm 2014 là lần thứ hai của Việt Nam, là lần kiểm điểm chính thức.
Lần vận động lần nà là mid-term (giữa kỳ), nó không hẳn là chính thức, mà nó là bước đệm để chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm vào tháng 1 năm 2019.
RFA: Mục đích chính của Chiến dịch vận động nhân quyền UPR năm nay là tập trung vào vấn đề gì?
Đinh Thảo: Có hai vấn đề lớn sẽ tập trung. Thứ nhất là vào năm 2014, Việt Nam có chấp nhận 182 khuyến nghị từ hơn 180 quốc gia khác nhau. Lần này VOICE có chuẩn bị một báo cáo để khi đi vận động ở các quốc gia, sẽ cập nhật cho họ biết sự tiến bộ cũng như thụt lùi về mặt nhân quyền theo như những gì họ hứa hẹn ở năm 2014.
Mục đích thứ hai là trong quá trình vận động, Voice sẽ tiếp cận những nhóm NGO khác nhau, cả báo chí, chứ không riêng chính phủ, mục đích thu hút sự chú ý từ nơi mình đến và cộng đồng quốc tế đến tình hình nhân quyền Việt Nam nói chung. Đặc biệt là đến tình hình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
RFA: Trường hợp cụ thể nào hay tù nhân lương tâm nào sẽ được nhắc đến?
Đinh Thảo: Lần trình bày này sẽ vận động cho tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung. Tuy nhiên sẽ sử dụng 5 trường hợp nổi bật.
Câu chuyện của blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sẽ là câu chuyện điển hình được nói tới và đặc biệt là có thành viên trong gia đình tham gia. Ngoài ra phái đoàn sẽ đề cập tới trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà; blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; anh Trần Huỳnh Duy Thức; chị Trần Thị Nga.
Đó là những trường hợp sẽ được dùng để đại diện cho tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung.
RFA: Chúng tôi được biết là bạn sẽ có một phần phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 19 tháng 9. Bạn có thể chia sẻ những nội dung chính được trình bày ngày hôm đó?
Đinh Thảo: Ngày hôm đó tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một phiên General Debate, là thảo luận chung. Thông qua những đối tác mà VOICE có thì phái đoàn đã xin được tham dự phiên debate đó, và cũng xin để có được một phần nói chuyện rất ngắn, khoảng 1.30 phút hoặc 2 phút trở lại chứ không có thời gian để nói nhiều điều. Cho nên việc mình có thể nói chuyện trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì mang tính biểu tượng hơn nội dung truyền tải. Vì thời gian ngắn nên nội dung cô đọng và thông điệp trực tiếp.
Tôi sẽ đại diện cho phái đoàn cũng như những người ở Việt Nam để lên án chính phủ Việt Nam việc họ không thực hiện những cam kết, trách nhiệm quốc tế của họ, đặc biệt đối với cơ chế UPR. Vì họ đã chấp nhận 182 kiến nghị, trong đó có những kiến nghị rất tốt để cải thiện nhân quyền tuy nhiên họ dường như không thực hiện nhiều. Tệ hại hơn là có nhiều điều họ làm ngược lại so với những gì đã hứa hẹn, như đàn áp bắt bớ giới bất đồng chính kiến. Từ đầu năm đến giờ họ bắt 16 người bất đồng chính kiến cho đến đàn áp những người dân Đồng Tâm, giáo xứ Đông Yên, Song Ngọc, rồi khu vực xung quanh Formosa.
Đó là những điều họ làm hoàn toàn ngược lại cho nên bài nói chuyện của tôi sẽ tập trung lên án việc họ không thực hiện được trách nhiệm quốc tế mà họ đã hứa hẹn với Liên Hiệp Quốc.
Theo ghi nhận chúng tôi có được từ VOICE, ngày khai mạc của Chiến dịch vận động nhân quyền UPR sẽ diễn tại Berlin, thứ Sáu 15 tháng 9.
Đại diện phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam UPR giữa kỳ lần này gồm có bà Lê Thị Minh Hà, vợ của ông Nguyễn Hữu Vinh và hai đại diện của Voice là bà Anna Nguyễn và bà Đinh Thảo. Chuyến đi vận động diễn ra ở Đức, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Nauy, Bỉ và Cộng hoà Séc.
Trong thời gian diễn ra (từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10), sẽ có những nội dung được tường thuật trực tiếp. Người quan tâm trong và ngoài nước có thể theo dõi tại một số địa chỉ sau:
Human rights council, session 36th: http://webtv.un.org/live-now/watch/36th-regular-session-of-human-rights-council/4473498400001
Website của VOICE: www.vietnamvoice.org
Facebook của VOICE: https://www.facebook.com/vietnamvoicevn/
Facebook của Việt Nam UPR: https://www.facebook.com/vietnamUPR/
September 15, 2017
Thông điệp của Chiến dịch vận động nhân quyền UPR 2017
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nghị sĩ Đức, ông Martin Patzelt, cầm chiếc áo thun có in hình blogger, tù nhân lương tâm Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tại Nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 22 tháng 3 năm 2016.
RFA, 14-09-2017
Ngày sinh nhật của tù nhân lương tâm, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, thứ Sáu 15 tháng 9 cũng sẽ là ngày khởi động của Chiến dịch Vận động Nhân quyền UPR giữa kỳ, còn gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát năm 2017 và kéo dài đến ngày 10 tháng 10 năm 2017.
RFA có cuộc phỏng vấn với đại diện của Voice, cô Đinh Thảo, người có mặt trong phát đoàn vận động nhân quyền Việt Nam tham dự UPR và sẽ trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 19 tháng 9.
RFA: Chiến dịch vận độn nhân quyền UPR năm nay sẽ có gì đặc biệt so với lần tổ chức trước?
Đinh Thảo: Có thể thấy sự khác biệt lớn là năm 2014 thì phái đoàn đông hơn là cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa đó là một cuộc vận động chính thức. Chính thức đây có nghĩa là Cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ quát nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là cơ chế 4 năm rưỡi một lần. Lần năm 2014 là lần thứ hai của Việt Nam, là lần kiểm điểm chính thức.
Lần vận động lần nà là mid-term (giữa kỳ), nó không hẳn là chính thức, mà nó là bước đệm để chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm vào tháng 1 năm 2019.
RFA: Mục đích chính của Chiến dịch vận động nhân quyền UPR năm nay là tập trung vào vấn đề gì?
Đinh Thảo: Có hai vấn đề lớn sẽ tập trung. Thứ nhất là vào năm 2014, Việt Nam có chấp nhận 182 khuyến nghị từ hơn 180 quốc gia khác nhau. Lần này VOICE có chuẩn bị một báo cáo để khi đi vận động ở các quốc gia, sẽ cập nhật cho họ biết sự tiến bộ cũng như thụt lùi về mặt nhân quyền theo như những gì họ hứa hẹn ở năm 2014.
Mục đích thứ hai là trong quá trình vận động, Voice sẽ tiếp cận những nhóm NGO khác nhau, cả báo chí, chứ không riêng chính phủ, mục đích thu hút sự chú ý từ nơi mình đến và cộng đồng quốc tế đến tình hình nhân quyền Việt Nam nói chung. Đặc biệt là đến tình hình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
RFA: Trường hợp cụ thể nào hay tù nhân lương tâm nào sẽ được nhắc đến?
Đinh Thảo: Lần trình bày này sẽ vận động cho tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung. Tuy nhiên sẽ sử dụng 5 trường hợp nổi bật.
Câu chuyện của blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sẽ là câu chuyện điển hình được nói tới và đặc biệt là có thành viên trong gia đình tham gia. Ngoài ra phái đoàn sẽ đề cập tới trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà; blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; anh Trần Huỳnh Duy Thức; chị Trần Thị Nga.
Đó là những trường hợp sẽ được dùng để đại diện cho tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung.
RFA: Chúng tôi được biết là bạn sẽ có một phần phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 19 tháng 9. Bạn có thể chia sẻ những nội dung chính được trình bày ngày hôm đó?
Đinh Thảo: Ngày hôm đó tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một phiên General Debate, là thảo luận chung. Thông qua những đối tác mà VOICE có thì phái đoàn đã xin được tham dự phiên debate đó, và cũng xin để có được một phần nói chuyện rất ngắn, khoảng 1.30 phút hoặc 2 phút trở lại chứ không có thời gian để nói nhiều điều. Cho nên việc mình có thể nói chuyện trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì mang tính biểu tượng hơn nội dung truyền tải. Vì thời gian ngắn nên nội dung cô đọng và thông điệp trực tiếp.
Tôi sẽ đại diện cho phái đoàn cũng như những người ở Việt Nam để lên án chính phủ Việt Nam việc họ không thực hiện những cam kết, trách nhiệm quốc tế của họ, đặc biệt đối với cơ chế UPR. Vì họ đã chấp nhận 182 kiến nghị, trong đó có những kiến nghị rất tốt để cải thiện nhân quyền tuy nhiên họ dường như không thực hiện nhiều. Tệ hại hơn là có nhiều điều họ làm ngược lại so với những gì đã hứa hẹn, như đàn áp bắt bớ giới bất đồng chính kiến. Từ đầu năm đến giờ họ bắt 16 người bất đồng chính kiến cho đến đàn áp những người dân Đồng Tâm, giáo xứ Đông Yên, Song Ngọc, rồi khu vực xung quanh Formosa.
Đó là những điều họ làm hoàn toàn ngược lại cho nên bài nói chuyện của tôi sẽ tập trung lên án việc họ không thực hiện được trách nhiệm quốc tế mà họ đã hứa hẹn với Liên Hiệp Quốc.
Theo ghi nhận chúng tôi có được từ VOICE, ngày khai mạc của Chiến dịch vận động nhân quyền UPR sẽ diễn tại Berlin, thứ Sáu 15 tháng 9.
Đại diện phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam UPR giữa kỳ lần này gồm có bà Lê Thị Minh Hà, vợ của ông Nguyễn Hữu Vinh và hai đại diện của Voice là bà Anna Nguyễn và bà Đinh Thảo. Chuyến đi vận động diễn ra ở Đức, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Nauy, Bỉ và Cộng hoà Séc.
Trong thời gian diễn ra (từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10), sẽ có những nội dung được tường thuật trực tiếp. Người quan tâm trong và ngoài nước có thể theo dõi tại một số địa chỉ sau:
Human rights council, session 36th: http://webtv.un.org/live-now/watch/36th-regular-session-of-human-rights-council/4473498400001
Website của VOICE: www.vietnamvoice.org
Facebook của VOICE: https://www.facebook.com/vietnamvoicevn/
Facebook của Việt Nam UPR: https://www.facebook.com/vietnamUPR/