Ủy viên độc lập kêu gọi cấp phép để ngăn chặn việc những người nhập cư bị buộc làm việc như nô lệ
Amelia Gentleman, The Guardian, ngày 11/9/2017
Nhiều tiệm làm móng ở Anh quốc có nguy cơ cao về nô lệ hiện đại, cần phải có một chương trình cấp phép để ngăn chặn việc những người nhập cư Việt Nam bị buôn bán và ép buộc làm việc trong tình trạng như nô lệ, theo yêu cầu của ủy ban độc lập chống buôn người của nước này.
Một báo cáo mới của ủy viên độc lập chống lại nô lệ, Kevin Hyland, cung cấp bức tranh chi tiết nhất về việc bóc lột nhiều công dân Việt Nam trên đường đến và bên trong Vương quốc Anh. Báo cáo cho biết một số lượng lao động người Việt Nam đang bị bóc lột trong nhiều tiệm móng tay ngày càng tăng, cùng với việc sử dụng lao động Việt Nam trong trang trại cần sa.
Mặc dù nhiều người lao động đã phải trả tiền cho những kẻ buôn người để đưa họ đến Anh từ những vùng nghèo khổ của nông thôn Việt Nam, nhưng những người khác, chủ yếu là trẻ em, đã bị lừa vào con đường nô lệ. Bản báo cáo nói rằng có bằng chứng cho thấy một số đã bị bắt cóc và đưa đến Vương quốc Anh, đi ngược với ý nguyện của họ.
Mặc dù không có con số nào cho thấy quy mô của vấn đề, nhưng Việt Nam đã xếp thứ nhất hoặc thứ hai về số người giới thiệu tới đơn vị chống buôn người của cảnh sát; gần một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên.
Trong báo cáo có tựa đề Chống lại tình trạng nô lệ người Việt đang gánh chịu ở Vương quốc Anh, các tác giả đã kêu gọi Bộ Nội vụ Anh làm việc với Hiệp hội Kỹ thuật móng tay để thực hiện các biện pháp ngăn chặn nô lệ hiện đại trong ngành dịch vụ này. Hướng dẫn chi tiết sẽ được xuất bản để giáo dục cảnh sát về “tiềm năng của chế độ nô lệ hiện đại trong dịch vụ làm móng tay”.
Trong thập niên vừa qua, cộng đồng người Việt Nam đã tự đặt mình vào những khe hẹp kinh doanh, với “ưu tiên trong dịch vụ làm móng tay”, theo Hyland, người mà Thủ tướng đương nhiệm Theresa May đã chỉ định làm giám đốc cơ quan chống buôn người đầu tiên của Anh. Hầu hết các doanh nghiệp này chỉ thu tiền mặt và không được kiểm soát, theo báo cáo. Không có số liệu về số lượng doanh nghiệp, nhưng họ được hiểu là hoạt động kinh doanh đặc biệt phổ biến nhất do các thành viên thuộc cộng đồng người Việt ở Anh thực hiện.
“Đây là tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức, với những người đang được buôn bán như một hàng hóa”, Hyland nói. “Chúng tôi đã liên tục phát hiện thấy mối liên kết giữa dịch vụ làm móng tay và di cư bất hợp pháp. Chúng tôi biết một số đang nuôi dưỡng và tài trợ tội phạm có tổ chức. Chúng ta cần làm gì đó và đẩy nó ra khỏi đường phố của chúng ta.”
Báo cáo viết: “Các kỹ thuật viên có thể sẽ phải làm việc 6 ngày mỗi tuần và ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Nhiều người phải ăn nghỉ tại tiệm cho dù tiệm cũng vô cùng chật hẹp.”
Các báo cáo về chống buôn người của cảnh sát chỉ ra rằng nhiều tiệm làm móng “không chỉ là nơi làm việc bất hợp pháp mà còn là nơi có sự bóc lột lao động,” với sự minh họa là hơn một chục người đã từng trải qua chế độ nô lệ hiện đại trong một tiệm, hầu hết trong số đó là trẻ vị thành niên. Báo cáo cho biết “Một nạn nhân đã bị buộc phải làm việc bảy ngày một tuần từ sáng đến 6 giờ chiều hoặc 7 giờ tối. Họ chỉ được trả 30 bảng một tuần cho công việc của họ.”
Một nạn nhân khác được phỏng vấn trong bản báo cáo đã kể rằng anh bị mồ côi khi còn nhỏ ở Việt Nam và bị bắt bởi những kẻ buôn lậu người và đưa tới Anh quốc nơi anh ta bị khóa trong phòng và được đào tạo để sơn móng tay. Sau đó anh được tìm thấy làm việc trong hai tiệm và được trả công 6,50 bảng một giờ. Thay vì được giữ số tiền này, anh ta bị buộc phải đưa nó cho những kẻ buôn người đã đưa anh ta từ Việt Nam sang. Chúng đến tiệm mỗi ngày và giữ không cho anh ta bỏ trốn.
Một tiệm làm móng tại trung tâm thành phố Bath đã bị đóng cửa vào tháng 3 và chủ nhân Việt Nam bị buộc tội âm mưu kiểm soát những người khác vì mục đích bóc lột sức lao động và âm mưu sắp xếp hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của phụ nữ ở Vương quốc Anh để kiểm soát quá trình lao động của họ, nghiên cứu cho biết.
Các nỗ lực để giải quyết nạn bóc lột lao động trong lĩnh vực này không thể cải thiện được tình trạng vì ngành dịch vụ làm móng không được kiểm soát chặt chẽ ở Anh quốc.
Tại New York, thị trưởng đã đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo rằng các kỹ thuật viên làm móng không bị bóc lột và được trả ít nhất là mức lương tối thiểu, vì vậy các tiệm làm móng bây giờ cần treo “một bản kê các quyền” bằng nhiều thứ tiếng.
Hyland kêu gọi những người sử dụng dịch vụ làm móng tay cảnh giác hơn với các cơ sở họ hay lui tới. “Nhiều người đang bối rối về điều này; có một kỳ vọng của công chúng rằng chắc chắn nếu nó là bất hợp pháp nó sẽ được đóng cửa bởi các nhà chức trách, “ông nói, thêm rằng trong thực tế nhiều cửa hàng ít khi bị kiểm tra.
“Công chúng cần phải nhận ra rằng có thể có mối nguy hiểm ở tiệm làm móng tay, để họ nhận thức được những dấu hiệu này. Các tín hiệu cảnh báo có thể bao gồm người làm dịch vụ rất trẻ, giá rẻ, hay thay đổi nhân viên, kiểm soát hành vi của nhân viên bởi chủ tiệm hoặc rào cản ngôn ngữ với kỹ thuật viên làm móng tay.”
“Nhìn vào địa điểm, nhìn vào điều kiện nhân viên đang làm việc, nhìn vào chi phí. Hỏi: Có khả thi để điều hành các cơ sở với các nhân viên và những giá đó? Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên liên lạc với cảnh sát, hoặc chính quyền địa phương, những người chống nô lệ hoặc đường dây trợ giúp về nô lệ hiện đại. ”
Nhận thấy rằng không có thông tin nào cho thấy tỷ lệ hiện đại của chế độ nô lệ trong các tiệm móng tay, Hyland cho biết: “Chính phủ cần cấp phép các tiệm móng tay hợp pháp. Những tiệm có điều kiện lao động giống như nô lệ không nên được hoạt động trên đường phố ở Anh. ”
Các tổ chức từ thiện chống buôn bán người ngày càng quan tâm đến việc buôn lậu người từ Việt Nam sang Anh. Năm 2015, thủ tướng David Cameron khi đó đã viếng thăm Việt Nam để thảo luận về vấn đề này, mặc dù đã có nhiều cuộc đột kích vào các trang trại cần sa sử dụng người làm vườn ở Việt Nam và ngày càng có nhiều bằng chứng về sự bóc lột sức lao động trong dịch vụ làm móng tay, nhưng chưa bao giờ có cá nhân nào bị truy tố về tội buôn người.
Báo cáo đề xuất rằng Bộ Nội vụ nên xem xét tài trợ một dịch vụ tư vấn điện thoại khẩn cấp cho các nạn nhân Việt Nam để giúp đỡ họ trong những giờ đầu sau khi được giải thoát khỏi việc ép buộc lao động tại Anh. Nó cũng khuyến cáo đào tạo các chuyên gia về chống buôn bán trẻ em để giúp họ làm việc với các trẻ vị thành niên Việt Nam.
Slavery report sounds alarm over Vietnamese nail bar workers
September 16, 2017
Người Việt bị bóc lột sức lao động trong nhiều tiệm làm móng ở Anh quốc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ủy viên độc lập kêu gọi cấp phép để ngăn chặn việc những người nhập cư bị buộc làm việc như nô lệ
Amelia Gentleman, The Guardian, ngày 11/9/2017
Nhiều tiệm làm móng ở Anh quốc có nguy cơ cao về nô lệ hiện đại, cần phải có một chương trình cấp phép để ngăn chặn việc những người nhập cư Việt Nam bị buôn bán và ép buộc làm việc trong tình trạng như nô lệ, theo yêu cầu của ủy ban độc lập chống buôn người của nước này.
Một báo cáo mới của ủy viên độc lập chống lại nô lệ, Kevin Hyland, cung cấp bức tranh chi tiết nhất về việc bóc lột nhiều công dân Việt Nam trên đường đến và bên trong Vương quốc Anh. Báo cáo cho biết một số lượng lao động người Việt Nam đang bị bóc lột trong nhiều tiệm móng tay ngày càng tăng, cùng với việc sử dụng lao động Việt Nam trong trang trại cần sa.
Mặc dù nhiều người lao động đã phải trả tiền cho những kẻ buôn người để đưa họ đến Anh từ những vùng nghèo khổ của nông thôn Việt Nam, nhưng những người khác, chủ yếu là trẻ em, đã bị lừa vào con đường nô lệ. Bản báo cáo nói rằng có bằng chứng cho thấy một số đã bị bắt cóc và đưa đến Vương quốc Anh, đi ngược với ý nguyện của họ.
Mặc dù không có con số nào cho thấy quy mô của vấn đề, nhưng Việt Nam đã xếp thứ nhất hoặc thứ hai về số người giới thiệu tới đơn vị chống buôn người của cảnh sát; gần một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên.
Trong báo cáo có tựa đề Chống lại tình trạng nô lệ người Việt đang gánh chịu ở Vương quốc Anh, các tác giả đã kêu gọi Bộ Nội vụ Anh làm việc với Hiệp hội Kỹ thuật móng tay để thực hiện các biện pháp ngăn chặn nô lệ hiện đại trong ngành dịch vụ này. Hướng dẫn chi tiết sẽ được xuất bản để giáo dục cảnh sát về “tiềm năng của chế độ nô lệ hiện đại trong dịch vụ làm móng tay”.
Trong thập niên vừa qua, cộng đồng người Việt Nam đã tự đặt mình vào những khe hẹp kinh doanh, với “ưu tiên trong dịch vụ làm móng tay”, theo Hyland, người mà Thủ tướng đương nhiệm Theresa May đã chỉ định làm giám đốc cơ quan chống buôn người đầu tiên của Anh. Hầu hết các doanh nghiệp này chỉ thu tiền mặt và không được kiểm soát, theo báo cáo. Không có số liệu về số lượng doanh nghiệp, nhưng họ được hiểu là hoạt động kinh doanh đặc biệt phổ biến nhất do các thành viên thuộc cộng đồng người Việt ở Anh thực hiện.
“Đây là tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức, với những người đang được buôn bán như một hàng hóa”, Hyland nói. “Chúng tôi đã liên tục phát hiện thấy mối liên kết giữa dịch vụ làm móng tay và di cư bất hợp pháp. Chúng tôi biết một số đang nuôi dưỡng và tài trợ tội phạm có tổ chức. Chúng ta cần làm gì đó và đẩy nó ra khỏi đường phố của chúng ta.”
Báo cáo viết: “Các kỹ thuật viên có thể sẽ phải làm việc 6 ngày mỗi tuần và ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Nhiều người phải ăn nghỉ tại tiệm cho dù tiệm cũng vô cùng chật hẹp.”
Các báo cáo về chống buôn người của cảnh sát chỉ ra rằng nhiều tiệm làm móng “không chỉ là nơi làm việc bất hợp pháp mà còn là nơi có sự bóc lột lao động,” với sự minh họa là hơn một chục người đã từng trải qua chế độ nô lệ hiện đại trong một tiệm, hầu hết trong số đó là trẻ vị thành niên. Báo cáo cho biết “Một nạn nhân đã bị buộc phải làm việc bảy ngày một tuần từ sáng đến 6 giờ chiều hoặc 7 giờ tối. Họ chỉ được trả 30 bảng một tuần cho công việc của họ.”
Một nạn nhân khác được phỏng vấn trong bản báo cáo đã kể rằng anh bị mồ côi khi còn nhỏ ở Việt Nam và bị bắt bởi những kẻ buôn lậu người và đưa tới Anh quốc nơi anh ta bị khóa trong phòng và được đào tạo để sơn móng tay. Sau đó anh được tìm thấy làm việc trong hai tiệm và được trả công 6,50 bảng một giờ. Thay vì được giữ số tiền này, anh ta bị buộc phải đưa nó cho những kẻ buôn người đã đưa anh ta từ Việt Nam sang. Chúng đến tiệm mỗi ngày và giữ không cho anh ta bỏ trốn.
Một tiệm làm móng tại trung tâm thành phố Bath đã bị đóng cửa vào tháng 3 và chủ nhân Việt Nam bị buộc tội âm mưu kiểm soát những người khác vì mục đích bóc lột sức lao động và âm mưu sắp xếp hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của phụ nữ ở Vương quốc Anh để kiểm soát quá trình lao động của họ, nghiên cứu cho biết.
Các nỗ lực để giải quyết nạn bóc lột lao động trong lĩnh vực này không thể cải thiện được tình trạng vì ngành dịch vụ làm móng không được kiểm soát chặt chẽ ở Anh quốc.
Tại New York, thị trưởng đã đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo rằng các kỹ thuật viên làm móng không bị bóc lột và được trả ít nhất là mức lương tối thiểu, vì vậy các tiệm làm móng bây giờ cần treo “một bản kê các quyền” bằng nhiều thứ tiếng.
Hyland kêu gọi những người sử dụng dịch vụ làm móng tay cảnh giác hơn với các cơ sở họ hay lui tới. “Nhiều người đang bối rối về điều này; có một kỳ vọng của công chúng rằng chắc chắn nếu nó là bất hợp pháp nó sẽ được đóng cửa bởi các nhà chức trách, “ông nói, thêm rằng trong thực tế nhiều cửa hàng ít khi bị kiểm tra.
“Công chúng cần phải nhận ra rằng có thể có mối nguy hiểm ở tiệm làm móng tay, để họ nhận thức được những dấu hiệu này. Các tín hiệu cảnh báo có thể bao gồm người làm dịch vụ rất trẻ, giá rẻ, hay thay đổi nhân viên, kiểm soát hành vi của nhân viên bởi chủ tiệm hoặc rào cản ngôn ngữ với kỹ thuật viên làm móng tay.”
“Nhìn vào địa điểm, nhìn vào điều kiện nhân viên đang làm việc, nhìn vào chi phí. Hỏi: Có khả thi để điều hành các cơ sở với các nhân viên và những giá đó? Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên liên lạc với cảnh sát, hoặc chính quyền địa phương, những người chống nô lệ hoặc đường dây trợ giúp về nô lệ hiện đại. ”
Nhận thấy rằng không có thông tin nào cho thấy tỷ lệ hiện đại của chế độ nô lệ trong các tiệm móng tay, Hyland cho biết: “Chính phủ cần cấp phép các tiệm móng tay hợp pháp. Những tiệm có điều kiện lao động giống như nô lệ không nên được hoạt động trên đường phố ở Anh. ”
Các tổ chức từ thiện chống buôn bán người ngày càng quan tâm đến việc buôn lậu người từ Việt Nam sang Anh. Năm 2015, thủ tướng David Cameron khi đó đã viếng thăm Việt Nam để thảo luận về vấn đề này, mặc dù đã có nhiều cuộc đột kích vào các trang trại cần sa sử dụng người làm vườn ở Việt Nam và ngày càng có nhiều bằng chứng về sự bóc lột sức lao động trong dịch vụ làm móng tay, nhưng chưa bao giờ có cá nhân nào bị truy tố về tội buôn người.
Báo cáo đề xuất rằng Bộ Nội vụ nên xem xét tài trợ một dịch vụ tư vấn điện thoại khẩn cấp cho các nạn nhân Việt Nam để giúp đỡ họ trong những giờ đầu sau khi được giải thoát khỏi việc ép buộc lao động tại Anh. Nó cũng khuyến cáo đào tạo các chuyên gia về chống buôn bán trẻ em để giúp họ làm việc với các trẻ vị thành niên Việt Nam.
Slavery report sounds alarm over Vietnamese nail bar workers