Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 17/9/2017
===== 11/9 =====
Thêm một người chết trong nhà tạm giam công an Phan Rang-Tháp Chàm
Thêm một người tử vong trong nhà tạm giam của công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, và nguyên nhân được cho là “một vụ đánh nhau”.
Võ Tấn Minh, 25 tuổi, là nạn nhân thứ hai chết trong nhà tạm giam này trong hơn 2 tháng qua.
Báo chí nhà nước hôm 10/9 cho biết nạn nhân bị bắt vào cuối tháng Tư vì công an tìm thấy trong người Minh có heroin, nên tạm giam để điều tra. Cơ quan chức năng cho biết mấy ngày trước đó, Minh được di lý từ Trại giam Công an tỉnh Ninh Thuận về Nhà tạm giữ của Công an TP Phan Rang – Tháp Chàm.
Vào chiều ngày 8/9, công an tỉnh Ninh Thuận báo tin cho gia đình là anh Minh đã chết, đang nằm ở bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Gia đình vội đến bệnh viện thì thấy trên lưng và chân tay Minh có nhiều vết bầm. Sau gáy có một vết bầm dài khoảng 6cm.
Công an cho hay chiều ngày 8 tháng 9 đã xảy ra một vụ đánh nhau ở nhà tạm giam công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Họ thấy Minh nằm ngất xỉu, nên đưa vào bệnh viện và qua đời lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có cung cấp trích xuất từ máy quay phim an ninh, cho thấy có một vụ đánh nhau xảy ra vào chiều ngày 8 tháng 9, nhưng hiện chưa rõ những ai tham gia vụ đánh nhau.
Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi là một nghi can chết trong nhà tạm giam này vào ngày 6/7. Nạn nhân được cho là dùng áo dài tay “tự thắt cổ” chết. Do vụ này có nhiều tình tiết mờ ám, người nhà nạn nhân đã đẩy xác anh đi diễu phố để phản đối công an thành phố và đòi điều tra.
——————–
Công an Hà Nội ‘triệu tập bị can’ đối với con trai cụ Kình dù chưa truy tố
Ngày 11/9, Công an thành phố Hà Nội tống đạt cái gọi là “Giấy triệu tập bị can” đến ba người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, trong đó có ông Lê Đình Công là trưởng thôn Hoành, con trai cụ Lê Đình Kình, người được xem là nhà lãnh đạo tinh thần của người dân xã này.
Các nguồn tin trên mạng cho biết người dân xã Đồng Tâm tỏ ý sẵn sàng hợp tác với cuộc điều tra, nhưng không đồng ý với tựa đề của văn bản là “Giấy triệu tập bị can”. Bởi vì ông Lê Đình Công và những người khác nhận giấy này trước nay không nghe thấy mình bị truy tố về tội gì.
Được biết ông Lê Đình Công từng bị Bộ Quốc phòng và công an Hà Nội đánh lừa đi ra đồng và dùng vũ lực bắt giữ cùng với một số người khác, trong đó có cha của ông Công là cụ Lê Đình Kình. Trong vụ bắt giữ hôm 15 tháng 4, cụ Kình bị đánh gãy xương đùi.
Vụ quân đội và công an đánh lừa và bắt người trái pháp luật này đã dẫn đến cuộc đối đầu của người dân xã Đồng Tâm suốt một tuần sau đó.
Cách đây vài tuần, công an Hà Nội đã triệu tập khoảng 70 người dân xã Đồng Tâm ra trụ sở của phòng cảnh sát hình sự Hà Nội ở số 7 phố Thiền Quang, nhưng hầu hết người dân Đồng Tâm không đến, vì cho rằng lệnh triệu tập đó mang thái độ trịch thượng.
Lần này, những người nhận giấy triệu tập cho biết họ sẽ đáp ứng, vì công an Hà Nội triệu tập họ đến gặp các điều tra viên ngay tại trụ sở công an xã Đồng Tâm. Tuy nhiên, dư luận vẫn thắc mắc liệu cái gọi là “Giấy triệu tập bị can” có đúng luật hay không, bởi vì cho đến nay công an Hà Nội chưa đưa ra một văn bản truy tố nào.
Chưa đầy nửa năm sau khi Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký văn bản miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm, mối đe dọa lao lý đối với họ đang hiện diện ngày càng rõ.
===== 12/9 =====
Human Rights Watch kêu gọi Campuchia ngưng đuổi người Thượng về Việt Nam
Human Rights Watch hôm 12/09 kêu gọi Chính phủ Campuchia ngưng thi hành lời đe dọa trục xuất một nhóm người Thượng về Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng dưới bất cứ tình huống nào Cambodia cũng không nên buộc những người Thượng đang xin tị nạn tại nước này trở về Việt Nam, nơi họ đối diện với sự bức hại nghiêm trọng vì những lý do chính trị và tôn giáo. Cao ủy về Tỵ nạn Liên Hợp quốc nói rằng, người Thượng là những người tị nạn với nỗi sợ hãi có căn cứ về việc bị ngược đãi khi trả về.
Thông cáo trên trang mạng của Human Rights Watch nói rằng, Bộ Nội vụ Campuchia đã sai khi bác bỏ đơn xin tị nạn của 29 người Thượng và không hợp tác với Cao ủy về Tỵ nạn của LHQ để tìm nơi tái định cư cho họ. Chính phủ Campuchia cũng bị cáo buộc là không thực thi tiến trình duyệt xét phối hợp, theo đó Cao ủy về Tỵ nạn tham gia duyệt lại những hồ sơ bị từ chối lần đầu.
Tháng 4 năm 2017, một người Thượng xin tị nạn bị Campuchia trả về đã bị nhà cầm quyền Việt Nam tạm giam và thẩm vấn trong suốt 12 ngày. Vào tháng 5, Việt Nam công bố nhiều đoạn phim trong đó những người Thượng hồi hương “thú tội” trước ống kính của đài truyền hình An ninh TV. Theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam, những hành động như vượt biên hay tổ chức vượt biên có khung hình phạt từ 3 tới 20 năm.
——————-
Việt Nam bổ nhiệm sỹ quan công an cao cấp đứng đầu Ban Tôn giáo Chính phủ
Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm Đại tá Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc thuộc Tổng cục An ninh (Bộ Công an) làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, một tổ chức trực thuộc Bộ Nội vụ với nhiệm vụ tham mưu giúp bộ này cai quản các tổ chức tôn giáo trên phạm vi toàn quốc theo chủ trương siết chặt tự do tôn giáo.
Đại tá Vũ Chiến Thắng từng làm Phó Giám đốc công an tỉnh Nghệ An rồi Giám đốc công an tỉnh Quảng Trị. Vào tháng 9 năm 2016, ông này được điều động giữ chức Cục trưởng An ninh Tây Bắc.
Ban Tôn giáo Chính phủ hiện có hơn 120 cán bộ, nhân viên. Ban này còn có mạng lưới các đơn vị trực thuộc ở các địa phương.
===== 13/9 =====
Giám đốc công an Gia Lai bị các tổ chức nhân quyền đề nghị Hoa Kỳ chế tài
Giám đốc công an tỉnh Gia Lai, Đại tá CSVN Vũ Văn Lâu, có tên trong danh sách giới chức của 15 quốc gia vi phạm nhân quyền bị đề nghị chế tài bởi chính phủ Hoa Kỳ theo Luật Magnitsky Toàn cầu.
Thông báo của tổ chức Human Rights First hôm 13/09 cho hay, hơn 20 tổ chức nhân quyền đã gửi thư đến Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Hoa Kỳ, kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt của Luật Magnitsky Toàn cầu lên nhiều giới chức đến từ Azerbaijan, Bahrain, Trung Cộng, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Liberia, Mexico, Panama, Nga, Ảrập Saudi, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam.
Giám đốc công an Gia Lai Vũ Văn Lâu bị nêu tên vì có trách nhiệm của người đứng đầu trong những vụ công an tra tấn và gây nên ít nhất một vụ tử vong cho những nhà hoạt động nhân quyền chú trọng về tự do tôn giáo, trong đó có cả một vụ đối đầu với một giới chức Hoa Kỳ.
Công an dưới quyền Đại tá Lâu thường xuyên bắt bớ, thẩm tra, đánh đập bà Trần Thị Hồng, phu nhân của Mục sư Nguyễn Công Chính. Sau khi đi gặp Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ David Saperstein, bà Hồng đã liên tục bị câu lưu, hỏi cung, tra tấn trong suốt gần 2 tháng. Vụ này đã được lập hồ sơ bởi báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc về tự do tôn giáo và về tra tấn.
Một trường hợp khác mà đại tá Lâu phải chịu trách nhiệm là vào tháng 12 năm 2015, công an tỉnh Gia Lai bắt giữ một mục sư thuộc Hội Thánh Dega không được nhà cầm quyền Việt Nam công nhận. Công an đã đánh đập nhằm buộc vị mục sư này phải từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình.
Do vị mục sư không tuân theo lệnh công an bỏ đạo, nên ông bị đánh đến bất tỉnh. Đến tháng 1 năm 2016, vị mục sư này tử vong.
===== 17/9 =====
Gia đình và bạn bè của Nguyễn Văn Oai bị chặn trên đường tới Vinh để dự phiên tòa
Ngày 17/9, chính quyền tỉnh Nghệ An đã sử dụng lực lượng cảnh sát để ngăn chặn người thân và bạn bè của Nguyễn Văn Oai khi họ đang trên đường từ thị xã Hoàng Mai đến thành phố Vinh để tham dự “phiên tòa công khai” xét xử anh.
Cảnh sát giao thông đã dừng xe của nhóm người trên đường quốc lộ 1 và đòi kiểm tra giấy tờ và giữ họ nhiều giờ. Nhiều cảnh sát mặc thường phục cũng có mặt ở khu vực gần đó.
Nhiều nhà hoạt động cho biết họ cũng bị an ninh địa phương canh gác từ hôm thứ Chủ nhật.
Người Bảo vệ Nhân quyền liên lạc với một nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội và được biết một số đại sứ quán đã đề nghị được cử nhân viên ngoại giao đến quan sát phiên tòa nhưng đã bị chính quyền Việt Nam từ chối, như trong nhiều vụ án chính trị trước đây.
Tuy là phiên tòa công khai nhưng trong hầu hết các vụ án chính trị, người nhà và bạn bè của bị cáo không được vào quan sát phiên tòa. Trong một số trường hợp, mật vụ còn đánh đập người hoạt động ngay gần khu vực xử án.
==============================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
September 17, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần 38 từ ngày 11 đến 17/9/2017: Thêm một người chết trong đồn công an
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 17/9/2017
Võ Tấn Minh là nạn nhân mới nhất chết trong đồn công an và lý do của vụ việc không được làm sáng tỏ.
Anh Minh, 25 tuổi, bị bắt vào cuối tháng Tư vì mang ma túy trong người, chết trong Trại tạm giam của công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Chính quyền địa phương nói rằng anh chết vì những vết thương trong một cuộc đánh nhau nhưng không nói rõ những ai tham gia vào vụ đó.
Human Rights Watch (HRW) kêu gọi chính quyền Campuchia không trả người Thượng tị nạn về Việt Nam vì họ sẽ bị bách hại bởi chính quyền Hà Nội. Lời kêu gọi được đưa ra khi Phnom Penh có ý định từ chối bố trí nơi ăn ở cho 29 người Thượng và từ chối làm việc với cơ quan về tị nạn của LHQ để cứu xét hồ sơ của họ.
Việt Nam bổ nhiệm đại tá công an Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc, làm Tưởng ban Tn giáo Cính phủ, một cơ quan nhà nước quản lý về lĩnh vực tôn giáo.
Human Rights First kêu gọi Hoa Kỳ áp dụng Đạo luật Nhân quyền toàn cầu Magnitsky đối với nhiều quan chức từ 15 quốc gia vì vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Giám đốc công an tỉnh Gia Lai, đại tá Vũ Văn Lâu là một trong số quan chức bị đề nghị.
Một ngày trước phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Oai, chính quyền Nghệ An đã sử dụng cảnh sát để dừng xe của thân nhân và bạn bè anh khi họ trên đường từ Hoàng Mai đến thành phố Vinh nhằm ủng hộ tinh thần cho anh. Xe của họ bị giữ hàng giờ trên quốc lộ 1 trong khi nhiều nhà hoạt động khác cũng phàn nàn rằng họ bị an ninh địa phương canh nhà trong ngày Chủ nhật.
===== 11/9 =====
Thêm một người chết trong nhà tạm giam công an Phan Rang-Tháp Chàm
Thêm một người tử vong trong nhà tạm giam của công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, và nguyên nhân được cho là “một vụ đánh nhau”.
Võ Tấn Minh, 25 tuổi, là nạn nhân thứ hai chết trong nhà tạm giam này trong hơn 2 tháng qua.
Báo chí nhà nước hôm 10/9 cho biết nạn nhân bị bắt vào cuối tháng Tư vì công an tìm thấy trong người Minh có heroin, nên tạm giam để điều tra. Cơ quan chức năng cho biết mấy ngày trước đó, Minh được di lý từ Trại giam Công an tỉnh Ninh Thuận về Nhà tạm giữ của Công an TP Phan Rang – Tháp Chàm.
Vào chiều ngày 8/9, công an tỉnh Ninh Thuận báo tin cho gia đình là anh Minh đã chết, đang nằm ở bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Gia đình vội đến bệnh viện thì thấy trên lưng và chân tay Minh có nhiều vết bầm. Sau gáy có một vết bầm dài khoảng 6cm.
Công an cho hay chiều ngày 8 tháng 9 đã xảy ra một vụ đánh nhau ở nhà tạm giam công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Họ thấy Minh nằm ngất xỉu, nên đưa vào bệnh viện và qua đời lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm có cung cấp trích xuất từ máy quay phim an ninh, cho thấy có một vụ đánh nhau xảy ra vào chiều ngày 8 tháng 9, nhưng hiện chưa rõ những ai tham gia vụ đánh nhau.
Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi là một nghi can chết trong nhà tạm giam này vào ngày 6/7. Nạn nhân được cho là dùng áo dài tay “tự thắt cổ” chết. Do vụ này có nhiều tình tiết mờ ám, người nhà nạn nhân đã đẩy xác anh đi diễu phố để phản đối công an thành phố và đòi điều tra.
——————–
Công an Hà Nội ‘triệu tập bị can’ đối với con trai cụ Kình dù chưa truy tố
Ngày 11/9, Công an thành phố Hà Nội tống đạt cái gọi là “Giấy triệu tập bị can” đến ba người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, trong đó có ông Lê Đình Công là trưởng thôn Hoành, con trai cụ Lê Đình Kình, người được xem là nhà lãnh đạo tinh thần của người dân xã này.
Các nguồn tin trên mạng cho biết người dân xã Đồng Tâm tỏ ý sẵn sàng hợp tác với cuộc điều tra, nhưng không đồng ý với tựa đề của văn bản là “Giấy triệu tập bị can”. Bởi vì ông Lê Đình Công và những người khác nhận giấy này trước nay không nghe thấy mình bị truy tố về tội gì.
Được biết ông Lê Đình Công từng bị Bộ Quốc phòng và công an Hà Nội đánh lừa đi ra đồng và dùng vũ lực bắt giữ cùng với một số người khác, trong đó có cha của ông Công là cụ Lê Đình Kình. Trong vụ bắt giữ hôm 15 tháng 4, cụ Kình bị đánh gãy xương đùi.
Vụ quân đội và công an đánh lừa và bắt người trái pháp luật này đã dẫn đến cuộc đối đầu của người dân xã Đồng Tâm suốt một tuần sau đó.
Cách đây vài tuần, công an Hà Nội đã triệu tập khoảng 70 người dân xã Đồng Tâm ra trụ sở của phòng cảnh sát hình sự Hà Nội ở số 7 phố Thiền Quang, nhưng hầu hết người dân Đồng Tâm không đến, vì cho rằng lệnh triệu tập đó mang thái độ trịch thượng.
Lần này, những người nhận giấy triệu tập cho biết họ sẽ đáp ứng, vì công an Hà Nội triệu tập họ đến gặp các điều tra viên ngay tại trụ sở công an xã Đồng Tâm. Tuy nhiên, dư luận vẫn thắc mắc liệu cái gọi là “Giấy triệu tập bị can” có đúng luật hay không, bởi vì cho đến nay công an Hà Nội chưa đưa ra một văn bản truy tố nào.
Chưa đầy nửa năm sau khi Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký văn bản miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm, mối đe dọa lao lý đối với họ đang hiện diện ngày càng rõ.
===== 12/9 =====
Human Rights Watch kêu gọi Campuchia ngưng đuổi người Thượng về Việt Nam
Human Rights Watch hôm 12/09 kêu gọi Chính phủ Campuchia ngưng thi hành lời đe dọa trục xuất một nhóm người Thượng về Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng dưới bất cứ tình huống nào Cambodia cũng không nên buộc những người Thượng đang xin tị nạn tại nước này trở về Việt Nam, nơi họ đối diện với sự bức hại nghiêm trọng vì những lý do chính trị và tôn giáo. Cao ủy về Tỵ nạn Liên Hợp quốc nói rằng, người Thượng là những người tị nạn với nỗi sợ hãi có căn cứ về việc bị ngược đãi khi trả về.
Thông cáo trên trang mạng của Human Rights Watch nói rằng, Bộ Nội vụ Campuchia đã sai khi bác bỏ đơn xin tị nạn của 29 người Thượng và không hợp tác với Cao ủy về Tỵ nạn của LHQ để tìm nơi tái định cư cho họ. Chính phủ Campuchia cũng bị cáo buộc là không thực thi tiến trình duyệt xét phối hợp, theo đó Cao ủy về Tỵ nạn tham gia duyệt lại những hồ sơ bị từ chối lần đầu.
Tháng 4 năm 2017, một người Thượng xin tị nạn bị Campuchia trả về đã bị nhà cầm quyền Việt Nam tạm giam và thẩm vấn trong suốt 12 ngày. Vào tháng 5, Việt Nam công bố nhiều đoạn phim trong đó những người Thượng hồi hương “thú tội” trước ống kính của đài truyền hình An ninh TV. Theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam, những hành động như vượt biên hay tổ chức vượt biên có khung hình phạt từ 3 tới 20 năm.
——————-
Việt Nam bổ nhiệm sỹ quan công an cao cấp đứng đầu Ban Tôn giáo Chính phủ
Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm Đại tá Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục An ninh Tây Bắc thuộc Tổng cục An ninh (Bộ Công an) làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, một tổ chức trực thuộc Bộ Nội vụ với nhiệm vụ tham mưu giúp bộ này cai quản các tổ chức tôn giáo trên phạm vi toàn quốc theo chủ trương siết chặt tự do tôn giáo.
Đại tá Vũ Chiến Thắng từng làm Phó Giám đốc công an tỉnh Nghệ An rồi Giám đốc công an tỉnh Quảng Trị. Vào tháng 9 năm 2016, ông này được điều động giữ chức Cục trưởng An ninh Tây Bắc.
Ban Tôn giáo Chính phủ hiện có hơn 120 cán bộ, nhân viên. Ban này còn có mạng lưới các đơn vị trực thuộc ở các địa phương.
===== 13/9 =====
Giám đốc công an Gia Lai bị các tổ chức nhân quyền đề nghị Hoa Kỳ chế tài
Giám đốc công an tỉnh Gia Lai, Đại tá CSVN Vũ Văn Lâu, có tên trong danh sách giới chức của 15 quốc gia vi phạm nhân quyền bị đề nghị chế tài bởi chính phủ Hoa Kỳ theo Luật Magnitsky Toàn cầu.
Thông báo của tổ chức Human Rights First hôm 13/09 cho hay, hơn 20 tổ chức nhân quyền đã gửi thư đến Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Hoa Kỳ, kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt của Luật Magnitsky Toàn cầu lên nhiều giới chức đến từ Azerbaijan, Bahrain, Trung Cộng, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Liberia, Mexico, Panama, Nga, Ảrập Saudi, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam.
Giám đốc công an Gia Lai Vũ Văn Lâu bị nêu tên vì có trách nhiệm của người đứng đầu trong những vụ công an tra tấn và gây nên ít nhất một vụ tử vong cho những nhà hoạt động nhân quyền chú trọng về tự do tôn giáo, trong đó có cả một vụ đối đầu với một giới chức Hoa Kỳ.
Công an dưới quyền Đại tá Lâu thường xuyên bắt bớ, thẩm tra, đánh đập bà Trần Thị Hồng, phu nhân của Mục sư Nguyễn Công Chính. Sau khi đi gặp Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ David Saperstein, bà Hồng đã liên tục bị câu lưu, hỏi cung, tra tấn trong suốt gần 2 tháng. Vụ này đã được lập hồ sơ bởi báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc về tự do tôn giáo và về tra tấn.
Một trường hợp khác mà đại tá Lâu phải chịu trách nhiệm là vào tháng 12 năm 2015, công an tỉnh Gia Lai bắt giữ một mục sư thuộc Hội Thánh Dega không được nhà cầm quyền Việt Nam công nhận. Công an đã đánh đập nhằm buộc vị mục sư này phải từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình.
Do vị mục sư không tuân theo lệnh công an bỏ đạo, nên ông bị đánh đến bất tỉnh. Đến tháng 1 năm 2016, vị mục sư này tử vong.
===== 17/9 =====
Gia đình và bạn bè của Nguyễn Văn Oai bị chặn trên đường tới Vinh để dự phiên tòa
Ngày 17/9, chính quyền tỉnh Nghệ An đã sử dụng lực lượng cảnh sát để ngăn chặn người thân và bạn bè của Nguyễn Văn Oai khi họ đang trên đường từ thị xã Hoàng Mai đến thành phố Vinh để tham dự “phiên tòa công khai” xét xử anh.
Cảnh sát giao thông đã dừng xe của nhóm người trên đường quốc lộ 1 và đòi kiểm tra giấy tờ và giữ họ nhiều giờ. Nhiều cảnh sát mặc thường phục cũng có mặt ở khu vực gần đó.
Nhiều nhà hoạt động cho biết họ cũng bị an ninh địa phương canh gác từ hôm thứ Chủ nhật.
Người Bảo vệ Nhân quyền liên lạc với một nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội và được biết một số đại sứ quán đã đề nghị được cử nhân viên ngoại giao đến quan sát phiên tòa nhưng đã bị chính quyền Việt Nam từ chối, như trong nhiều vụ án chính trị trước đây.
Tuy là phiên tòa công khai nhưng trong hầu hết các vụ án chính trị, người nhà và bạn bè của bị cáo không được vào quan sát phiên tòa. Trong một số trường hợp, mật vụ còn đánh đập người hoạt động ngay gần khu vực xử án.
==============================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây