BÁO CÁO TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO VIỆT NAM QUÝ III – 2017

Hội đồng Liên tôn Việt Nam, tháng 10, 2017

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM QUÝ 3/2017

Ngày 20/7/2017 Bộ Nội Vụ của chính phủ Việt Nam tiếp tục trình bày “Dự thảo lần 2 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham khảo, đóng góp ý kiến. Nếu được thông qua thì Dự Thảo Nghị Định về xử phạt hành chính liên quan đến tôn giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Sáu năm 2018. Dự thảo này được các chức sắc tôn giáo cho rằng xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của công dân. Đa số những ý kiến của các vị đại diện các tôn giáo đều cho rằng: Dự thảo mang tên “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” để bày trò lấy ý kiến nhân dân và mọi tín đồ. Và nếu được thông qua thì công cụ pháp lý này của chế độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018. Như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo kiểm soát mọi yếu tố của các Tôn giáo nhằm áp đặt cơ chế “Xin-cho” bất công, phi lý và nghiệt ngã, ngõ hầu khống chế toàn diện mọi Giáo hội, Nghị định xử phạt hành chính cũng dò xét mọi hoạt động của các Tôn giáo, từ việc sắp xếp cơ cấu nội bộ, qua việc bố trí nhân sự điều hành, đến việc đào tạo bồi dưỡng, việc thực thi các hình thức sống đạo… Tất cả các hoạt động này mà không báo cáo, xin phép và chờ được chấp thuận, thì Ủy ban Nhân dân các cấp và Ban tôn giáo chính phủ sẽ có nhiều biện pháp hành chính để trừng phạt, chẳng hạn tịch thu phương tiện, đình chỉ hoạt động, bắt buộc rút lời… Đặc biệt là phạt tiền tối đa 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức. Linh mục Đinh Hữu Thoại kêu gọi: “Mọi người hãy chung tay ý kiến tẩy chay Dự thảo vi phạm quyền tự do tôn giáo này. Dự thảo Nghị định này nhắm đến những vụ như các cha Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục giúp đỡ ngư dân kiện Formosa hủy hoại môi trường biển và can thiệp vào mọi khía cạnh của tự do tôn giáo. Cùng với đó nhóm chức sắc trong Hội đồng Liên tôn cũng đã “khước từ” nghị định này rất mạnh mẽ. Trong một diễn biến khác Đức Cha Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã trả lời một cách ngắn gọn về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn bị chi phối và quản lý bởi chính quyền. Ngài chỉ ra: “Hội Đồng Giám Mục gần đây đã gửi “các nhận xét thành thực và thẳng thắn” của mình liên quan đến Đạo Luật về các tín ngưỡng và tôn giáo, ngày 1 tháng 6 vừa qua, lên các nhà cầm quyền. Nói một cách tổng quát, với đạo luật này, người ta thấy nhiều thụt lùi, chứ không phải tiến bộ; chúng tôi không được hưởng sự tự do đích thực. Thí dụ, có nhiều lãnh vực trong đó Giáo Hội không có quyền dấn thân vào, như sức khỏe, giáo dục, v.v… Người ta vẫn chưa ra khỏi não trạng của hệ thống gọi là “xin cho”. Đấy là mối thất vọng, được các tôn giáo khác chia sẻ, mặc dù không công khai nói ra. Dù sao, các tôn giáo này cũng hỗ trợ Hội Đồng Giám Mục.” Bên cạnh đó, Đức Cha Nguyễn Chí Linh cũng nhận định: Phải tốn rất nhiều thời gian người công giáo mới bớt được sự ngờ vực từ phía chính quyền. Ngài hi vọng trong tương lai sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Trong báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 – Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – Vụ Dân chủ – Nhân quyền và Lao động đã đưa ra những nhận định đánh giá khá chi tiết về tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn những điều hạn chế đối với công dân. Trong báo cáo cũng chỉ ra những vụ việc vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng của chính quyền đối với các tín đồ tôn giáo trong suốt 2 năm (2015 – 2016).

PHẦN 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ

2.1 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo trong tháng 7 Trường hợp thứ nhất: Chính quyền Huế cắt nguồn nước sinh hoạt chính của Đan viện Thiên An dùng truyền thông vu khống các Đan sĩ phá rừng. Đập Chatađê và hồ Thủy Tiên là hai nguồn nước chính cung cấp cho công việc trồng trọt, chăn nuôi, phục vụ sinh hoạt thường ngày cho Đan viện Thiên An đã bị nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm và tước đoạt. Đập Chatađê và hồ Thủy Tiên là hai nguồn nước chính phục vụ cho Đan viện. Trước năm 1975, các vị Đan sĩ tiên khởi Đan viện Thiên An lao công cực khổ xây dựng hai hồ nước chính là đập Chatađê và hồ Thủy Tiên nằm trong rừng thông – thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện, phục vụ cho lao động và các sinh hoạt hằng ngày. Bởi vì, “lao động” là một trong số tôn chỉ Tu luật của Thánh Biển Đức là “Ora Et Labora” – “Cầu Nguyện và Lao Động”, nên Đan viện Thiên An rất cần nguồn nước phục vụ cho cày cấy, chăn nuôi. Tại đập Chatađê và hồ Thủy Tiên, các Đan sĩ thiết kế nhiều ống nước ngầm đặt sâu dưới lòng đất, dẫn nước về Đan viện, cụ thể: nước được dẫn và tích trữ về hồ cá phục vụ cho việc nuôi cá và sản xuất rau sạch, tích trữ nước trong một hồ khác nằm giữa vườn cam để tưới và trồng trọt, nước được dẫn về các bể nước lớn của Đan viện phục vụ cho sinh hoạt thường ngày của các Tu sỹ Đan viện. Mất hai nguồn nước chính, thiếu nước trầm trọng, Đan viện gặp khá nhiều khó khăn, nhất là mùa nắng hạn. Đứng trước tình cảnh đó, các Đan sĩ phải xây thêm những bể lớn tích trữ nước mưa cung cấp nước sinh hoạt, đào một giếng khoan để có thêm nguồn nước mới nhưng đã bị nhiễm phèn nặng. Về việc chăn nuôi và trồng trọt, các Đan sĩ tận dụng hai hồ cá trong vườn cam được các vị tiền bối xây dựng dự trữ nước mưa và dùng cho việc chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những nguồn nước này không đủ cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày mỗi khi trời nắng hạn huống chi phục vụ cho công việc cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi… Bao bọc xung quanh đập Chatađê là rừng thông nguyên thủy có tuổi đời trên 60 năm được các Đan sĩ Đan viện Thiên An dầy công chăm sóc từ năm 1940 cho đến nay. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng nay, phiến đá tạc dòng chữ “Đập Chatađê Đan viện Thiên An” dựng gần đập nước đã bị “ai” đó tháo dỡ, trơ trọi còn cột bêtông và mang đi đâu không rõ. Khi những căng thẳng xảy ra giữa chính quyền và các đan sĩ chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế dùng các phương tiện truyền thông đưa tin sai sự thật cho rằng những lối mòn bao quanh đập Chatađê là “đường dân sinh”. Các báo đài ra sức vu cáo chính các Đan sĩ đang phá con đường dân sinh, vu khống các Đan sĩ chặt phá, đốn hạ rừng thông nhằm lèo lái dư luận để đạt mục tiêu cướp hơn 107 hécta đất-nhà-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An. Trong khi đó, chính giới cầm quyền đã tự tiện treo bảng “trạm quản lý bảo vệ rừng” giữa khu rừng của Đan viện và đang bảo kê cho các cá nhân, doanh nghiệp tàn phá môi trường sinh thái thiên nhiên chính là lá phổi xanh của thành phố Huế. Ai cũng biết, Đan viện Thiên An là dòng khổ tu, nội vi Đan viện không thể cho phép người ngoài đi lại, lẽ vậy, không thể có “con đường dân sinh” tồn tại trên khu đất Đan viện được. Sau năm 2001, nhà cầm quyền cướp hơn 63 hécta đất-nhà-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An để xây dựng khu vui chơi giải trí. Trên diện tích này, họ đã xóa dấu vết các cơ sở của Đan Viện, chôn vùi trang trại chăn nuôi và giếng nước của Đan viện xuống dưới lòng hồ mang tên Thủy Tiên. Tuy nhiên, vào mùa khô nắng, hồ rút cạn nước sẽ lộ lên những dấu tích còn lại của trang trại và giếng nước đã được các vị Đan sĩ tiên khởi cực khổ dựng xây. Các cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thông báo chí nhà nước “đổ thừa” trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho rằng, chính các Đan sĩ Đan viện Thiên An đã có hành vi phá hoại rừng thông. Trong buổi làm việc với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế vào sáng ngày 12.07 về vụ việc đánh đập Đan sĩ, xúc phạm biểu tượng tôn giáo ngày 28/6 vừa qua. Đan viện Thiên An lên án mạnh mẽ những hành vi thô bạo, xâm hại thân thể các Đan sĩ, những lời nói tục tĩu chà đạp danh dự, nhân phẩm người tu hành… của các cán bộ, nhóm côn đồ, đám phụ nữ được công an bảo kê và kích động; lên án mạnh mẽ hành vi xúc phạm sự thánh thiêng của Tôn giáo qua việc phá hủy Thánh giá ngay trong khuôn viên Đan viện. Trong buổi đối thoại này các đan sĩ luôn khẳng định quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp đối với toàn bộ hơn 107 hécta nhà-đất- rừng thông tọa lạc tại đồi Thiên An lẫn hồ Thủy Tiên và kiên quyết bảo vệ công lý, tài sản hợp pháp của Giáo hội cho đến cùng. Đan viện Thiên An luôn quả quyết có đầy đủ chứng cứ hợp pháp chứng minh 107 hécta đất-nhà-rừng thông mà chính quyền đang lăm le tước đoạt thuộc quyền sở hữu và quản lý của Đan viện, do các vị tiền bối khổ công mua, xây dựng, bảo vệ từ những năm 1940 cho đến lúc này. Đan viện chưa bao giờ chuyển giao quyền quản lý, quyền sở hữu rừng thông thuộc tài sản Đan viện Thiên An cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

Trường hợp vi phạm thứ 2: Các nữ tu Dòng Phao Lô Hà Nội kêu cứu vì trụ điện bị đặt cạnh cửa ra vào của tu viện. Trong đơn đề nghị khẩn cấp của Dòng Phao lô gửi chính quyền Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2017 nêu rõ: Trong những ngày vừa qua, tại tuyến đường số 05 Quang trung – Phường Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiếm-Tp. Hà Nội, đơn vị thi công công trình điện đã đào bới và đặt một thùng điện cao thế cùng đường giây cáp ngay sát với tường và đè lên chân móng nhà dòng. Đồng thời còn để đường cáp chờ nổi lên mặt đất và trước cửa ra vào của nhà Dòng(cửa này cạnh một trường mầm non của các nhà Dòng rất nguy hiểm cho những em bé đang theo học tại đó) Điều này đã tạo ra sự bức xúc trong lòng dân và gây ra sự nguy hiểm luôn rình chờ có thể nguy hiểm đến tính mạng của những người đi qua, các phụ huynh và các em bé theo học trường mầm non ở đây. Hơn nữa, khi thi công, không một cơ quan, cá nhân nào thông báo cho chúng tôi được biết. Cũng liên quan đến Dòng Phao lô khu đất số 5A-5B Quang Trung vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng thì Bộ Xây Dựng ra một công văn bác đơn khiếu nại của các sơ, Quý Sr Dòng Phao Lô Hà Nội đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối Bộ Xây Dựng cướp Đất Nhà Dòng chỉ ra những điểm bất hợp lý trong công văn được cho là “cuối cùng của Bộ xây dựng về khu đất số 5 Quang Trung” 1. Khi ra quyết định, Bộ xây dựng chưa một lần gặp mặt, đối chất và với các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Hànội. Hơn nữa, đang khi có khiếu kiện, sở tài nguyên và môi trường lại làm thủ tục chuyển nhượng sổ đỏ từ chủ đầu tư sang cá nhân khác. 2. trong quyết định Bộ xây dựng đã khẳng định Bà Đông được giao quyền quản lý khu đất. Vậy người quản lý không phải là người chủ khu đất. Vậy mọi giao dịch giữa bà Đông(nếu có) với bất kỳ cá nhân hay tập thể nào, đểu là trái với pháp luật mọi thời và pháp luật hiện hành. 3. Dù Đất của Nhà Dòng bị trưng thu, trưng mua, trưng thu hay có chuyện bàn giao, thì cho tới nay, chưa bao giờ những giấy tờ này được công khai hay trưng ra trong các buổi họp hoặc đối chất. 4. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy hợp ý cầu nguyện và chỉ ra những bất cập và thiếu căn cứ và chứng cứ trong quyết định Bộ xây Dựng. 5. Chúng tôi kêu gọi các chủ đầu tư công trình, các nhà thầu khoán không nên tham gia vào hoạt động nhận thầu công trình tại số 05A- 05B đường Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm – Tp. Hà Nội, vì đây là đất thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội Công Giáo, và Của Dòng Tu đã được THÁNH HIẾN. Đây là điều rất quan trọng về vấn đề tâm linh và sự linh thiêng cao cả của khu ĐẤT THÁNH. 2.2 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo trong tháng 8 Trường hợp vi phạm thứ nhất: Những thành viên trong Hội Thánh Tin Lành tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh bị sách nhiễu khi gặp gỡ thăm hỏi và động viên nhau. Ngày 5/8 một nhóm tín hữu Tin Lành ở Bắc Ninh có buổi gặp gỡ nhau nhưng chưa được bao lâu thì một nhóm công an ập vào làm gián đoạn cuộc gặp mặt này. Hành động này vi phạm nghiêm trọng luật pháp khi xâm nhập tư gia của dân mà không có bất cứ một tờ văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Tiếp tục đòi kiểm tra hành chính, giấy tờ của người dân bất chấp hoàn cảnh. Họ bắt làm thủ tục lưu trú, khi dân chỉ đến thăm hỏi nhau. Quá vô lý Rất nhiều đối thoại của những người làm việc từ phía chính quyền bộc lộ năng lực kém cỏi và thiếu tôn trọng đức tin của nhân dân. Chưa thấy nơi nào chính quyền kém hiểu biết pháp luật như thế này. Những người có đức tin hãy cầu nguyện cho chính quyền để những người này phải gương mẫu chấp hành luật pháp https://www.facebook.com/quyentongiao/posts/699183276937837 Trường hợp vi phạm thứ 2: Các Đan sĩ đan viện Thiên An kêu cứu vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng do chính quyền Huế chặn con đập dẫn nước lên đan viện. Trong những cuối tháng 6, sau khi giật đổ Cây Thánh Giá trên đồi, đánh đập các đan sĩ, chính quyền Huế tiếp tục giở những chiêu trò hèn mạt với Đan viện. Theo thông tin Hội bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo được chia sẻ mới đây của một thầy trong Đan viện Thiên An cho biết: “Sau khi chính quyền Huế lấn chiếm con đập trữ nước của Đan viện Thiên An để làm đường trên danh nghĩa “đường dân sinh”,con đường này đã vùi lấp đường ống dẫn nước từ Đập Hồ Cha Tađê mà Đan Viện sở hữu, hậu quả sau hơn 01 tháng kể từ ngày san lấp: nguồn nước chính để các Đan sĩ sinh hoạt, canh tác đã bị nhiễm phèn nặng và bị ô nhiễm, đen bẩn, nổi váng do dòng chảy bị chặn không được lưu thông. Hiện nay, toàn bộ khu vực trữ nước và cái giếng nguồn chính đã ứ đọng, khô cạn dần như một cái “đầm tù” khiến nước sinh hoạt của Đan viện trở thành màu vàng bẩn và có mùi hôi… Hiện tại Đan Viện Thiên An chỉ còn trông chờ vào nguồn nước thứ hai để có thể duy trì cuộc sống thường ngày và canh tác, đó là nguồn nước mưa. Như các đan sĩ chia sẻ: hàng ngày đan viện đón hàng ngàn lượt khách đến hành hương, cầu nguyện và hiệp thông trên đồi Thánh Giá. Với lượng người như vậy, mà nguồn nước lại bị cắt nên tình trạng thiếu nước càng trở nên nghiêm trọng. Chính quyền Huế đang phớt lờ trước những yêu cầu căn bản của Cha bề trên Thiên An và các đan sĩ ở đây.

Trường hợp vi phạm thứ 3: Các sơ Dòng Phaolo gặp và làm việc với Thứ trưởng Bộ xây dựng bị bác đơn khiếu nại vụ việc khu đất số 5A-5B Quang Trung. Trong sáng ngày 25/8 các sơ Dòng Phaolo đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ xây dựng ông Bùi Trọng Khánh theo thư mời của của ông này đến để giải quyết khiếu nại về quyết định số 803 ông ký. Đoàn các sơ Phaolo gồm có 5 người của nhà Dòng và 3 giáo dân, nhưng chỉ cho 5 người vào họp. Sau đó, các sơ và giáo dân phản ứng và phải nhấn mạnh cho vị cán bộ đón tiếp rằng cần cho giáo dân vào họp cùng nhưng chốt lại họ chỉ cho 6 người vào họp, 2 người phải bên ngoài chờ. Sơ Quỳnh đại diện cho Dòng Phaolo nhấn mạnh và đã chỉ ra: Dòng Phaolo không thuộc tổ chức đơn vị hay cá nhân phải thu hồi đất thời điểm đó, cũng không thuộc diện “nhà không có chủ” và nếu chiểu theo quỹ đất mỗi người được phép vào thời đó nhà Dòng càng không nằm trong diện thu hồi đất. Sơ nhấn mạnh khu đất đó không phải các sơ cướp được, các sơ thời trước phải bỏ tiền ra mua và coi sóc trong suốt thời gian rất dài 125 năm, đây là quãng thời gian Dòng Phaolo đã tồn tại ở đất nước này. Chính vì thế nếu cần một tính chính danh thời gian đó đã đủ chứng minh điều đó. Sau khi lắng nghe tất cả các ý kiến ông Thứ trưởng vẫn giữ quan điểm của mình rằng quyết định số 803 sẽ là quyết định cuối cùng về những khiếu nại của các sơ. Và bộ cũng như cá nhân ông làm việc đúng theo trình tự của pháp luật. Tóm lại, ông làm đúng quy trình. Ông cũng giao nhiệm vụ cho các cán bộ ban ngành của bộ xây dựng nghiên cứu thêm về vụ việc và ngồi lại với bên UBND thành phố để đưa đến quyết định chính thức, nếu không thể giái quyết được thì cuối cùng sẽ là Tòa án, các sơ hoàn toàn có thể đứng đơn kiện. Đại diện cho đoàn sơ Quỳnh tiếp nhận ý kiến và cảm ơn sự có mặt của ông Thứ trưởng. Ngay sau khi cuộc gặp này kết thúc vừa ra khỏi cánh cổng của Bộ xây dựng đã có 2 người thanh niên chĩa máy quay và chụp hình đoàn các sơ cùng 2 vị giáo dân, khi bị hai nữ giáo dân lên tiếng yêu cầu giải thích sao lại chụp hình các bà thì hai người này đã bỏ chạy. Qua cuộc gặp lần này cho thấy các bên đang đùn đấy trách nhiệm trong việc xử lý khu đất của Dòng Phaolo, không bên nào đứng ra nhận trách nhiệm xứ lý triệt để khu đất này.

Trường hợp vi phạm thứ 4: Chính quyền cướp phương tiện giáo dục của các nữ tu tại Trung Mỹ- Cầu Rầm – Giáo phận Vinh. Ngày 28/8 Một nhà trẻ của Giáo họ Trung Mỹ thuộc giáo xứ Cầu Rầm, do các nữ tu Dòng Bác Ái phụ trách, trên đường Nguyễn Trường Tộ, xã Hưng Đông, Tp. Vinh. Để chuẩn bị đón tiếp các cháu nhà trẻ và mần non cho năm học mới, mỗi gia đình đóng góp chút xi măng láng lại cái sân, vậy mà nhà nước đã đưa mấy trăm côn an các loại tới lấy hết bàn ghế và dụng cụ dậy học của các nữ tu.

Trường hợp vi phạm thứ 5: Về việc Chính quyền Các cấp của Tỉnh Daklak tối nay vào sách nhiễu một nhóm hội thánh Tin Lành tư gia Theo facebook Vo Ngoc Luc vào lúc 7 giờ 30 (29/8) nhận lời mời của gia đình, một số con cái Chúa tại khu vực Tân Hòa. Thuộc chi Hội Tin Lành Tân Hòa tới nhóm cầu nguyện cho gia đình. Sau đó khoảng 8 giờ 30 nhóm xong, các con cái Chúa ra về tới cửa thì bất ngờ có một tốp 6 người ập vào, họ rình sẵn ngoài đường từ trước, trong đó gồm CA khu vực, Măt trận Phường Tân Hòa, tổ trưởng dân phố, CA TP Buôn Ma Thuột và CA tỉnh Daklak. Công an hỏi lý do về việc tập trung đông người, được chủ nhà cho biết chỉ là đến cầu nguyện, nhưng phía công an hỏi việc đã xin phéo hay chưa? Tuy nhiên khi bị nói là quyền tự do tôn giáo đã được quy định trong hiến pháp nên ko cần xin phép thì phía công an nói lần này chỉ nhắc nhở, lần sau sẽ xử lý. Khi bị chủ nhà phản ứng sẽ làm Đơn tố cáo các anh lên Giám Đốc CA Tỉnh, Bộ CA, Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành VN, và truyền thông Quốc tế, khi đưa máy hình lên chụp thì nhóm công an này đứng dậy đi về.

2.3 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo tháng 9

Trường hợp thứ nhất: Một Linh mục Công giáo bị khủng bố tại Việt Nam Đồng Nai – Sáng ngày 04 tháng Chín năm 2017, tại khuôn viên nhà thờ Thọ Hòa, Giáo phận Xuân Lộc, một nhóm khoảng 20 người đứng đầu là Nguyễn Trọng Nghĩa đã có hành động ập vào nơi ở của Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân và thực hiện hành động khủng bố tinh thần, có thể cả nguy hiểm đến cả tính mạng. Sự việc diễn ra trong buổi sáng, người dân trong giáo xứ và linh mục Tân phát hiện kịp thời nên đã tránh được tổn thất, đồng thời nhóm người khủng bố đã bị người dân nơi đây khống chế. Sau đó là sự xuất hiện của công an huyện Xuân Lộc và xã Xuân Thọ, thông tin trực tiếp cho thấy, công an không thực hiện những công việc cần thiết đối với nhóm người khủng bố đang thực hiện phạm tội quả tang. Thông tin trực tiếp từ Facebook của Linh mục Tân quay tại hiện trường xác nhận nhóm người này có mang theo hung khí gây sát thương đó là súng ngắn và lựu đạn. Sự việc xảy ra không có thương vong về người. Linh mục Nguyễn Duy Tân thuộc Giáo phận Xuân Lộc, những năm gần đây được biết đến là một linh mục can đảm, thường xuyên lên tiếng chống lại bất công trong xã hội. Với tiếng nói của mình, linh mục Tân đã bị nhà chức trách liên tục làm phiền mời làm việc với con số lên đến 20 lần. Hiện tại linh mục Nguyễn Duy Tân đang làm việc tại Giáo xứ Thọ Hòa, một giáo xứ nhỏ mới được thành lập khoảng 2 năm nay. Các Linh mục Công giáo tại Việt Nam có tiếng nói bảo vệ công lý, lên án bất công thường là những nạn nhân của chính quyền và xã hội. Từ việc ngăn cấm xuất cảnh, bôi nhọ, vu khống xuyên tạc trên truyền thông đến việc bị khủng bố trực tiếp đe dọa đến phẩm giá và tính mạng con người. Dư luận trong nước đang đặt vấn đề về sự việc nhóm người khủng bố có vũ khí nhắm vào một Linh mục trong khu vực nhà thờ có phải trả lời trước công lý, trước pháp luật Việt Nam hay không ? Và có thể nhóm người khủng bố này được sự bảo vệ của tổ chức nào đó ? Câu trả lời thuộc về nhà chức trách.

Trường hợp vi phạm thứ 2: Côn đồ được bảo kê lại khủng bố bà con giáo xứ Đông Kiều. Sự việc bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 8 năm 2017, khi Linh mục hội đồng giáo xứ và giới trẻ đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ giáo hạt Đông Tháp tại giáo xứ Phú Linh thì chính quyền Diễn Mỹ khích động người dân phá hủy cổng chào của giáo xứ Đông Kiều. Không dừng lại ở đó, nhà cầm quyền Diễn Mỹ được sự bảo kê của huyện Diễn Châu, của tỉnh Nghệ An tiếp túc khích động chia rẽ lương giáo. Bảo kê cho côn đồ khủng bố, đe dọa phá nhà, phá hủy tài sản của người dân. Trong văn thư gửi đi từ các linh mục thuộc giáo hạt Đông Tháp đã nêu cụ thể như sau: Hôm nay, ngày 22 tháng 09 năm 2017, Linh mục đoàn và giáo dân thuộc giáo hạt Đông Tháp, Giáo phận Vinh cùng bày tỏ quan điểm của mình về tình hình bất ổn gần đây trên địa bàn giáo xứ Đông Kiều, xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu. Vào lúc 9 giờ, ngày 30 tháng 08 năm 2017, vì hiểu lầm về 2 cột treo băng rôn ở đầu đường xóm 5 đi vào xóm 6 (giáo xứ Đông Kiều), xã Diễn Mỹ, do chính quyền giải quyết vụ việc không thấu đáo nên dẫn đến một số sự việc đáng tiếc như sau: 1/ Vào 23 giờ, ngày 01 tháng 09 năm 2017, một số côn đồ ném đá vào nhà phá hoại tài sản của gia đình anh Trần Văn Tuấn, thuộc xóm 6 và gia đình anh Trần Văn Cường, thuộc xóm Chợ Đình, xã Diễn Mỹ. 2/ Vào 01 giờ, ngày 03 tháng 09 năm 2017, nhóm côn đồ trên tiếp tục ném đá, phá cửa nhà ông Trần Văn Trịnh và một số gia đình giáo dân thuộc xóm Chợ Đình, xã Diễn Mỹ. 3/ Vào 20 giờ, ngày 15 tháng 09 năm 2017, một nhóm côn đồ tiếp tục ném đá vào nhà ông Trần Văn Trịnh và nhà ông Hoàng Văn Hòe, thuộc xóm Chợ Đình, xã Diễn Mỹ. Nghiêm trọng hơn, nhóm người này ngang nhiên xông vào nhà ông Trần Văn Trịnh đập phá tượng Đức Mẹ và dùng súng bắn thủng mặt bức tượng Đức Mẹ của gia đình anh Hoàng Văn Hòe. Sau đó chúng đã sử dụng súng để tấn công một số giáo dân. 4/ Vào 21 giờ, ngày 16 tháng 09 năm 2017, nhóm côn đồ đã cạy cửa nhà kho gia đình anh Hoàng Văn Hòe và phá hỏng 2 chiếc xe ô tô của gia đình; đồng thời chúng ném đá phá hỏng nhà anh Trần Văn An, thuộc xóm Chợ Đình, xã Diễn Mỹ. 5/ Vào 9 giờ, ngày 20 tháng 09 năm 2017, dưới sự lãnh đạo của chính quyền và được sự hỗ trợ của lực lượng công an, các đoàn thể xã Diễn Mỹ mang cờ đỏ sao vàng và băng rôn, khẩu hiệu đi vào khu vực xung quanh nhà thờ Đông Kiều để gây rối và đòi trục xuất Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ ra khỏi xã Diễn Mỹ.

6/ Vào ngày 20 tháng 09 năm 2017, một nhóm người quá khích xông vào chợ Đình, xã Diễn Mỹ gây rối, đập phá hàng hóa của một số giáo dân trước sự chứng kiến của lực lượng an ninh. Từ những vụ việc và nhận định trên, chúng tôi, linh mục đoàn và giáo dân thuộc giáo hạt Đông Tháp tố cáo các hành vi của những người có liên quan đến việc gây rối và phá hoại trên là vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu chính quyền tỉnh Nghệ An, huyện Diễn Châu và các sở ngành có liên quan như sau: Thứ nhất, chấm dứt ngay sự khủng bố cả tinh thần lẫn vật chất đối với người dân giáo xứ Đông Kiều. Thứ hai, chấm dứt những việc làm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong địa bàn xã Diễn Mỹ. Thứ ba, nghiêm túc điều tra tìm ra thủ phạm tấn công giáo dân và nhất là hành vi đập phá ảnh tượng Đức Mẹ trong những ngày qua và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật để đảm bảo sự công bằng cho mọi người dân. https://www.facebook.com/quyentongiao/posts/716809468508551

Trường hợp vi phạm thứ 3: Nhóm Tin Lành tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên kêu cứu vì không được phép sinh hoạt Theo thông tin được biết ngày 26/9 Nhóm tín hữu Tin lành tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Đang sinh hoạt nhóm lại tại nhà anh: Phạm Xuân Yên tại địa chỉ: Tổ dân phố Đồng Tâm, Phường ba Hàng, Thị xã Phổ Yên thì công an đến gây sức ép bắt kí giấy dừng không được nhóm (tập trung thờ phượng Chúa) lại. Nhóm này chuyển xuống nhà anh Lê Quang Tuấn tại xã Trung Thành, Phổ Yên cũng bị chính quyền ở đây ngăn cản không cho nhóm lại. Nhóm tín hữu này tiếp tục chuyển vào gia đình anh: Trần Văn Toản xóm Tân Thịnh xã Trung Thành cũng tiếp tục bị ngăn cản, đã làm đơn đăng kí sinh hoạt đem ra xã. Trong những tuần gần đây thường xuyên có hàng chục công an đến chắn cổng không cho ai ra vào nhà anh Toản. Các tín đồ này yêu cầu với phía công an: nếu chúng tôi sai chính quyền không cho nhóm thì chỉ cần viết giấy đóng dấu vào là chúng tôi sẽ thôi ngay. Công an ở đây không trả lời mà chỉ nói đây là lệnh của cấp trên. Và sự việc đáng tiếc đã xảy ra vào sáng ngày chủ nhật 24 tháng 9, các tín đồ này đến nhà anh Toản để nhóm lại thì có hàng chục công an canh cổng đe dọa, hành hung và những người mặc thường phục đến đánh đập các tín hữu khiến một người bị thương đi ra xã trình báo thì ở đó tiếp tục một người khác là anh Tuấn người tại xã Trung Thành, bị đánh trọng thương. Phải cấp cứu lên bệnh viện 91. Trên đường đi anh Tuấn cùng người đưa đi rẽ vào công an thị xã Phổ Yên để trình báo vụ việc, thì công an thị xã Phổ yên không tiếp nhận vụ việc với lý do: một việc chỉ tiếp nhận khai báo một chỗ. Và hơn một ngày nay CA cũng như kẻ hành hung không ai quan tâm tình trạng sức khỏe của anh Tuấn như thế nào. Có điều đáng nói ở đây là, tại sao chính quyền Phổ Yên lại ngăn cản Tin lành trong khi luật pháp ghi rõ là tự do tín ngưỡng. Bản thân anh Trần văn Toản, chủ gia đình cho nhóm lại sau khi tin Chúa đã thay đổi hoàn toàn. Từ một người nghiện rượu, nát rượu nay đã bỏ được rượu và sống yêu thương vợ con. Được 6 anh chị em ruột ( dù chưa tin Chúa) đều làm chứng về điều này. Những tín hữu này cũng mong được dư luận xã hội quan tâm đến vụ việc và lên án những hành ví trái pháp luật, của cơ quan công quyền đang đại diện cho nhà nước do dân, của dân, vì dân mà như là đang chống lại tự do của người dân này.

Trường hợp vi phạm thứ 4: Cha Quang Hoà. Chánh xứ Phú Sơn. Gp Xuân Lộc gửi lời kêu cứu và hiệp thông. Mới đây, trên facebook của cha Quang Hòa quản xứ Phú Sơn – Giáp phận Xuân Lộc kêu gọi các tín hữu công giáo cũng như cộng đồng gia tăng cầu nguyện cho bà con giáo họ Mẹ Mông Triệu giáo xứ Phú Sơn đang gần đến ngày bị áp đặt cưỡng chế thu hồi đất vào ngày 5-6/10/2017 và những ngày tiếp theo. https://www.facebook.com/quyentongiao/posts/718415728347925

PHẦN 3: NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC TRONG LĨNH VỰC TỰ DO TÔN GIÁO

3.1 Một động thái khác được cho tin tích cực Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen đã có Quyết định giao đất Ngày 31/7/2017 UBND tỉnh Kontum đã ký Quyết định số 727/QĐ-UBND giao 16.657,8 m2 đất tại thôn Măng Đen, xã Đăk Long, Kon Plong, Kontum để xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen. 3.2 Ngày 1 tháng 9 năm 2017 đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập trường cao đẳng Hòa Bình – Xuân Lộc – Trường cao đẳng công giáo đầu tiên kể từ sau năm 1975 Như mọi người đã biết, sau năm 1975 cho đến này chưa có một trường Công Giáo nào được chứng nhận thành lập từ phía Nhà Nước. Dẫu rằng ai ai cũng biết rằng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo … Công Giáo vẫn có tâm và có tầm hơn với những trường của Nhà Nước. Thế nhưng, chẳng hiểu vì lý do nào đó để rồi suốt 42 năm dài đăng đẳng, hôm nay giáo phận Xuân Lộc mới có ngôi trường Công Giáo đầu tiên. Chính vì vậy, hôm nay là dấu hiệu khởi đầu của niềm vui vì sự nghiệp giáo dục được trao vào tay những người Công Giáo có tâm và có tầm. Từ rất sớm, nhiều người có mối liên hệ cách này hay cách khác với trường Cao Đẳng Hòa Bình để tham dự Lễ Trao quyết định thành lập trường Cao Đẳng Hòa Bình.

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1 Đánh giá tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam

– Trong quý 3/2017 tuy có những điểm sáng tích cực xong những trấn áp tôn giáo vẫn diễn ra đối với các nhóm Tin Lành Tư gia. – Xúc phạm biểu tượng tôn giáo, đập vỡ ảnh tượng như đối với trường hợp của giáo xứ Đông Tháp

– giáo phận Vinh hay Đan viện Thiên An Huế.

– Các cơ sở tôn giáo vẫn còn bị xâm phạm, đất đai của cơ sở tôn giáo từ trước, trong và sau năm 1975 bị chiếm dụng vẫn không được trả lại.

4.2 Khuyến nghị

– Các cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam cần tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của công dân như đã quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

– Cần chấm dứt ngay tình trang “xin – cho” trong lĩnh vực tự do tôn giáo của công dân. – Giải quyết triệt để và bảo hộ những cơ sở tôn giáo không để chiếm dụng bất hợp pháp.

– Cần phát huy vai trò của các tôn giáo trong linh vực y tế và giáo dục nhiều hơn.