Bà Trần Thị Thúy, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị đưa ra xét xử cùng 6 nhà hoạt động khác tại tòa án tỉnh Bến Tre vào tháng 5 năm 2011
RFA, 10-10-2017
Nữ tù nhân chính trị Trần Thị Thúy không được chăm sóc y tế đầy đủ và không được hưởng chế độ gọi điện về gia đình do không nhận tội.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn, em ruột của tù nhân Trần Thị Thúy, vừa đi thăm người chị ở Trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương hôm ngày 5 tháng 10 về, vào chiều ngày 10 tháng 10 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
“Tôi là Trần Thanh Tuấn em trai của tù nhân Trần Thị Thúy, khi đến thăm chị tôi lần gần nhất vào ngày 5 tháng 10, chị tôi báo mụt u to bằng chén nổi khắp mình và đau. Tôi có yêu cầu giám thị cho gặp bác sĩ Trại giam để yêu cầu cho chị tôi đi trị bệnh nhưng họ lẩn tránh.”
Anh này cho biết vào tháng 9 năm ngoái Trại giam có đưa đến Bệnh viện 30 tháng 4 để khám; và bác sĩ nói Trại giam cho uống Paracetamol và loại thuốc này sẽ gây mất trí nhớ. Còn thuốc gia đình gửi vào thì không được cho uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thông tin từ gia đình còn cho biết từ khi bị bắt giam đến nay, tù nhân chính trị Trần Thị Thúy không được gọi điện thoại về gia đình theo như chế độ qui định mà mọi tù nhân được hưởng.
“Từ khi bị bắt đến nay là 7 năm 2 tháng, nhưng chị Thúy chưa được gọi điện về nhà lần nào vì Trại giam nói chị không chịu nhận tội.”
Chị Trần Thị Thúy, sinh năm 1971, bị cáo buộc tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam và bị tòa tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế từng ra thông cáo kêu gọi các cấp lãnh đạo Việt Nam phải cho tù nhân Trần Thị Thúy được đi chữa trị bệnh, chấm dứt ngược đãi bà này trong trại giam.
Theo Ân Xá Quốc Tế, biện pháp từ chối không để tù nhân được chữa trị đúng cách có liên quan đến việc cố ý gây đau đớn, chịu đựng nhằm mục tiêu buộc nhận tội. Như vậy đó là hình thức tra tấn vi phạm Công ước Chống Tra Tấn mà chính quyền Việt Nam đã phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực từ tháng hai năm 2016 tại Việt Nam.
October 11, 2017
Tù nhân Trần Thị Thúy tiếp tục bị ngược đãi
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bà Trần Thị Thúy, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị đưa ra xét xử cùng 6 nhà hoạt động khác tại tòa án tỉnh Bến Tre vào tháng 5 năm 2011
RFA, 10-10-2017
Nữ tù nhân chính trị Trần Thị Thúy không được chăm sóc y tế đầy đủ và không được hưởng chế độ gọi điện về gia đình do không nhận tội.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn, em ruột của tù nhân Trần Thị Thúy, vừa đi thăm người chị ở Trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương hôm ngày 5 tháng 10 về, vào chiều ngày 10 tháng 10 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
“Tôi là Trần Thanh Tuấn em trai của tù nhân Trần Thị Thúy, khi đến thăm chị tôi lần gần nhất vào ngày 5 tháng 10, chị tôi báo mụt u to bằng chén nổi khắp mình và đau. Tôi có yêu cầu giám thị cho gặp bác sĩ Trại giam để yêu cầu cho chị tôi đi trị bệnh nhưng họ lẩn tránh.”
Anh này cho biết vào tháng 9 năm ngoái Trại giam có đưa đến Bệnh viện 30 tháng 4 để khám; và bác sĩ nói Trại giam cho uống Paracetamol và loại thuốc này sẽ gây mất trí nhớ. Còn thuốc gia đình gửi vào thì không được cho uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thông tin từ gia đình còn cho biết từ khi bị bắt giam đến nay, tù nhân chính trị Trần Thị Thúy không được gọi điện thoại về gia đình theo như chế độ qui định mà mọi tù nhân được hưởng.
“Từ khi bị bắt đến nay là 7 năm 2 tháng, nhưng chị Thúy chưa được gọi điện về nhà lần nào vì Trại giam nói chị không chịu nhận tội.”
Chị Trần Thị Thúy, sinh năm 1971, bị cáo buộc tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam và bị tòa tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế từng ra thông cáo kêu gọi các cấp lãnh đạo Việt Nam phải cho tù nhân Trần Thị Thúy được đi chữa trị bệnh, chấm dứt ngược đãi bà này trong trại giam.
Theo Ân Xá Quốc Tế, biện pháp từ chối không để tù nhân được chữa trị đúng cách có liên quan đến việc cố ý gây đau đớn, chịu đựng nhằm mục tiêu buộc nhận tội. Như vậy đó là hình thức tra tấn vi phạm Công ước Chống Tra Tấn mà chính quyền Việt Nam đã phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực từ tháng hai năm 2016 tại Việt Nam.