Chính phủ Anh phải ngăn chặn nạn nhân buôn người trước khi họ rời Việt Nam

VOA News, ngày 19/10/2017

LONDON – Ngân sách của Anh để ngăn chặn những người bị buôn bán từ Việt Nam và nô lệ trong các nhà chứa, quán nail và trang trại cần sa cần phải ưu tiên cho những người có nguy cơ rơi vào tay những kẻ buôn người, các tổ chức từ thiện chống chế độ nô lệ cho hay.

Chính phủ Anh tuần này đã cam kết cấp 3 triệu bảng để bắt những kẻ buôn người, giúp đỡ nạn nhân và ngăn ngừa những người khác bị cầm giữ trong những cơ sở nô lệ – như là một phần của chiến dịch chống lại tội phạm ở các quốc gia đang là nguồn nô lệ ở Anh, từ Nepal đến Nigeria.

Việt Nam luôn được xếp hạng là một trong ba quốc gia có nhiều nô lệ hiện đại ở Anh. Hầu hết nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, những người thường bị buộc phải làm việc trong trang trại cần sa hoặc làm móng tay và mại dâm.

“Phòng ngừa là cách duy nhất để tạo ra sự khác biệt”, Mimi Vu, giám đốc của tổ chức Pacific Links Foundation có trụ sở tại Mỹ cho biết qua điện thoại từ Việt Nam.

Bà nói với Quỹ Thomson Reuters: “Một khi tiền đã được bàn giao cho những kẻ buôn bán, sự việc đã quá muộn.

“Ngay cả khi bạn dừng lại một nạn nhân ở Việt Nam tại sân bay, họ đã nghĩ trong đầu họ. Họ mơ về việc kiếm tiền ở nước ngoài, và hy vọng rằng sẽ kiếm được nhiều tiền để giúp đỡ cho gia đình.”

Ước tính có ít 13.000 người là nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục và nô lệ ở nước Anh – nhưng cảnh sát nói con số này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

 

Tháng trước, Anh đã cam kết sẽ tăng gấp đôi chi tiêu viện trợ cho các dự án toàn cầu chống lại nô lệ lên tới 150 triệu bảng với 33,5 triệu bảng cho các nước có nguy cơ cao như Việt Nam.

Justine Currell, giám đốc điều hành chống lại nô lệ Unseen, cho biết chính phủ phải có cách tiếp cận dài hạn đối với các dự án ​​này.

Bà nói: “Số tiền này cần phải được sử dụng bền vững hơn là chỉ ném nó vào các vấn đề một cách hời hợt mà không phù hợp với chính phủ các nước như Việt Nam và Nigeria.

Tháng trước, ông Kevin Hyland, người chống lại nô lệ của nước Anh, kêu gọi chính phủ Anh phát triển các chương trình phòng chống buôn bán người ở Việt Nam và thắt chặt quy định về dịch vụ làm móng tay – được biết đến vì khai thác nạn nhân buôn người, chủ yếu từ Việt Nam.

Anh được coi là một nhà lãnh đạo trong các nỗ lực toàn cầu để chống lại lao động nô lệ, và bảo vệ những người có nguy cơ bị nô lệ.

Nguồn: UK Anti-Slavery Drive Must Stop Victims Before They Leave Vietnam: Activists