Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 43 từ ngày 16 đến 22/10/2017: Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp, bắt giữ một nữ hoạt động và sách nhiễu nhiều người khác

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 22/10/2017

Chính quyền Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp chưa từng có, bắt giữ nhà hoạt động Trần Thị Xuân và triệu tập nhiều nhà hoạt động khác để tra khảo.

Ngày 17/10, lực lượng an ninh ở tỉnh Hà Tĩnh bắt cóc cô Xuân, sau đó công bố bắt giữ cô với cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.

Lực lượng an ninh nhiều nơi khác cũng triệu tập một số nhà hoạt động khác, bao gồm cựu tù chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng và nhà báo độc lập Khúc Thừa Sơn, tra khảo họ ở đồn công an về Hội Anh em Dân chủ, một trong những mục tiêu chính của chiến dịch đàn áp.

Lực lượng na ninh ở Đà Nẵng cũng sách nhiễu nhiều nhà hoạt động ở địa phương như Lâm Bùi và Trần Lê Quang Vinh, triệu tập họ lên đồn công an để làm việc về vấn đề an ninh, vài tuần trước khi diễn ra APEC tại thành phố này.

Người Bảo vệ Nhân quyền cùng với 9 tổ chức dân sự trong nước và quốc tế, cùng hàng chục cá nhân khắp thế giới đã đưa ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam dừng chiến dịch đàn áp nhằm vào giới hoạt động. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi chính phủ cộng sản bắt giữ và trục xuất ra nước ngoài khoảng 25 nhà hoạt động kể từ đầu năm đến nay.

Số phận của 700 tù nhân, nhiều trong số họ là tù nhân lương tâm bị giam giữ ở Trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoa, vẫn là một ẩn số, sau khi nơi đây bị ngập nặng trong trận mưa lớn trong những ngày 09-13/10 và thuỷ điện xả lũ. Lãnh đạo trại giam đã bác bỏ thông tin rằng có 300 tù nhân đã bị chết đuối trong trận lũ.

Và một số tin khác

===== October 17 =====

Nhà hoạt động Trần Thị Xuân bị bắt giữ với cáo buộc “lật đổ chính quyền”

Ngày 17/10, lực lượng an ninh ở tỉnh Hà Tĩnh đã bắt cóc nhà hoạt động Trần Thị Xuân, sau đó tuyên bố rằng đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp với cáo buộc “lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.

Nữ hoạt động Trần Thị Xuân sẽ bị biệt giam ít nhất trong bốn tháng. Nếu bị kết án, cô có thể bị án tù chung thân hoặc tử hình, theo luật hiện hành ở Việt Nam.

Cô Xuân, người tham gia nhiều chương trình từ thiện, là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức là mục tiêu chính của chiến dịch đàn áp mà chính phủ Việt Nam đang tiến hành.

Cô là người tích cực tham gia phản đối Công ty Formosa, thủ phạm gây ra vụ ô nhiễm môi trường ở ven biển miền Trung trong tháng Tư năm 2016.

Tin liên quan: Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân

CSVN bắt thêm giáo dân thuộc giáo xứ Hà Tĩnh về tội ‘lật đổ chính quyền’

Việt Nam bắt nhà hoạt động Trần Thị Xuân, triệu tập nhiều người khác

——————–

Người Bảo vệ Nhân quyền và nhiều tổ chức phát động chiến dịch #StopTheCrackdownVN

Ngày 17/10, Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) cùng 9 tổ chức quốc tế và trong nước cùng hàng chục nhà hoạt động trên thế giới đã phát động chiến dịch #StopTheCrackdownVN, hay “Ngưng ngay đàn áp tại VN” để kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt chiến dịch đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến.

Những người hoạt động ở Việt Nam đang phải đối diện với một cuộc đàn áp chính trị rộng lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến nay, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ hay lưu đày ít nhất 25 nhà hoạt động và blogger ôn hòa.

Nhà cầm quyền đã tiến hành một loạt các vụ xử án dối trá để áp đặt những án tù dài hạn với các nhân vật đấu tranh bảo vệ nhân quyền như Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Một trong những người tiêu biểu nhất trong giới đấu tranh tại Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị cầm tù suốt gần hai năm qua mà không hề bị xét xử.

Chiến dịch phản đối nhằm mục tiêu:

  • Tạo sự quan tâm sâu rộng để lên án việc đàn áp hiện nay tại Việt Nam
  • Hỗ trợ tài chánh, pháp lý và tinh thần cho các nhà hoạt động đang bị bắt giữ và cho gia đình họ
  • Dùng các biện pháp và luật lệ hiện hành nhằm gia tăng các áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền Hà Nội, đòi hỏi phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị.

Những tổ chức khác tham gia là Bầu Bí Tương Thân, Anh Em Dân Chủ, Chấn hưng Nước Việt, Văn Bút Anh, Lawyers for Lawyers, Lawyers’ Rights Watch Canada, Lao Động Việt, Phóng viên Không Biên giới và Việt Tân.

===== 18/10 =====

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo tự do Khúc Thừa Sơn bị thẩm vấn

Trong các ngày từ 17/10 đến 20/10, an ninh thành phố Hải Phòng đã triệu tập nhà văn- cựu tù chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa lên đồn công an để thẩm vấn về Hội Anh em Dân chủ (HAEDC).

Cũng trong ngày 20-22/10, an ninh thành phố Đà Nẵng triệu tập nhà báo độc lập Khúc Thừa Sơn lên đồn công an địa phương để làm việc về “một vụ án” mà không nói rõ vụ án nào trong giấy mời.

Trong quá trình làm việc, an ninh Hải Phòng đã tra khảo cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa về quan hệ giữa ông với những thành viên chủ chốt của HAEDC như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, và Phạm Văn Trội.

Công an cũng tra khảo ông về những bài viết về nhân quyền và dân chủ.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa là một nhà hoạt động dân chủ và đã từng bị kết án 6 năm tù và ba năm quản chế.

Sau khi mãn án tù năm 2015, ông vẫn bị sách nhiễu bởi chính quyền địa phương. Nhiều khách đến thăm ông cũng bị tấn công bởi lực lượng an ninh mặc thường phục.

Xem thêm thông tin về ông tại đây: /category/nguyen-xuan-nghia/

====== 19/10 =====

Trại giam ở Thanh Hóa bác tin 300 tù nhân chết trong buồng giam ngập nước

Viên chức thuộc Trại giam số 5 của Bộ Công an ở tỉnh Thanh Hóa vừa lên tiếng phủ nhận việc có 300 phạm nhân chết đuối trong các buồng giam trong cơn lũ vừa qua.

Trong tuần qua, một số mạng xã hội có đưa thông tin rằng 300 tù nhân đã bị chết khi trại này bị ngập trong nước. Báo chí nhà nước có đưa tin 4.000 con lợn trong một trại lợn của trại giam bị chết vì nước ngập mà không nói gì đến số phận của các tù nhân nơi đây. Được biết, phân trại K2 và K5 có cùng độ cao so với mực nước biển.

Trung tá Trịnh Dũng Tiến, đội trưởng tham mưu trại giam số 5 Thanh Hóa, cho biết có hai phân trại với 700 tù nhân bị cô lập bởi nước lũ. Ban giám thị cung cấp thức ăn và nước uống cho tù nhân cùng 100 quản giáo bằng cano.

Mạng xã hội cho biết công an không có kế hoạch di tản tù nhân và gia súc, kết quả là 700 tù nhân bị mắc kẹt trong những buồng giam ngập nước và hơn 4,000 con heo chết đuối trong chuồng.

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) cho biết nhà giam của nhiều nhà tù Việt Nam được thiết kế giống nhau với kích thước 13mx6m để giam giữ từ 90 đến 120 tù nhân.

Mỗi phòng giam gồm hai dãy bêtong ở hai bên và lối đi ở giữa, và trên là hai gác xép. Ông Hải đoán có thể trong cơn lũ, tù nhân được di chuyển lên trên gác xép nhưng gác xép thì nhỏ hơn sàn bê tong và không có công trình vệ sinh.

Sẽ là vô cùng chật chội nếu người tù phải sống chen chúc trên gác xép trong nhiều ngày. Nếu thế, họ sống như loài vật trong những ngày có lũ, nhiều cựu tù cho biết.

Trại giam số 5 là nơi giam giữ nhiều tù nhân lương tâm, bao gồm Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng.

===== October 20 =====

Việt kiều Dominic Phạm bị từ chối nhập cảnh

Ông Dominic Phạm, một người Mỹ gốc Việt, bị từ chối nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài hôm 18/10 vì lý do an ninh.

Ông cho biết khi làm thủ tục nhập cảnh, ông đã bị an ninh thường phục lôi vào một phòng có gắn camera và thông báo rằng ông không được vào Việt Nam vì có thể gây hại cho an ninh quốc gia.

Ông là một người sống ở Mỹ nhưng quan tâm đến tình hình Việt Nam, nhất là những người nông dân bị chính quyền cướp đất mà không bồi thường thoả đáng.

Ông đã có những bài viết trên mạng xã hội về nhiều vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt, và hỗ trợ tài chính cho dân oan ở Dương Nội.

Ông Phạm có dự định sẽ đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Mỹ để chất vấn về việc cấm ông nhập cảnh.

 

Ông là một trong số nhiều Việt kiều bị chính quyền Việt Nam không cho nhập cảnh.

Tháng 9, bà Gracy Bui cũng bị từ chối cấp visa để vào Việt Nam khi bà dự định đến Hà Nội để dự đám cưới của nhà hoạt động về quyền đất đai Trịnh Bá Phương.

===========================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây