Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong
RFA, 31-10-2017
Phỏng vấn Lê Hồng Phong, đang theo học các khóa về xã hội dân sự tại Phi Luật Tân. Phong là một trong những thành viên của nhóm Thức Followers, vận động cho chương trình có tên “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”, nhằm kêu gọi Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam.
Lê Hồng Phong là như cái tên mà gia đình người bạn trẻ này đã đặt theo người Tổng bí thư thứ 2 của đảng Cộng sản Đông Dương, mà Phong tâm sự, là xuất phát từ sự ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam của gia đình mình. “Tôi sinh ra trong gia đình bên nội lẫn ngoại đều có người từng tham gia chiến đấu và làm việc dưới lá cờ đỏ sao vàng trong và sau chiến tranh Việt Nam”, Phong tâm tình như vậy.
Lẽ ra hôm nay Phong đang có một cuộc sống an nhàn, tương lai vững chắc nếu theo nếp của gia đình. Nhưng người thanh niên sinh năm 1990 tại BÌnh Dương ấy lại hình thành trong mình những cảm nhận mới mẻ về thế giới sống quanh mình. Anh băn khoăn trước những bất công trong xã hội và nghĩ đến sự đổi thay.
Chiều lòng gia đình, Phong cũng tham gia cuộc thi công chức của tỉnh. Nhưng phần làm bài, Phong lại viết tất cả những suy nghĩ của mình về hiện trạng xã hội, về ước mơ một Việt Nam dân chủ hóa và pháp quyền trong tương lai. Dĩ nhiên, đó là một bài thi thất bại, nhưng đó cũng là bước ngoặt trong đời mà Phong chọn con đường dấn thân, tìm hiểu để góp sức thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam, xây dựng Việt Nam thật sự là một quốc gia đáng sống, mà Phong ấp ủ.
=========================
1. Câu chuyện của Phong thật thú vị. Nhưng hãy thử nhớ lại, cụ thể là những điều gì tác động đến những suy nghĩ và hành động của bạn vậy?
Đó là một quá trình thay đổi lâu dài. Ngay từ nhỏ tôi vẫn thường được ba mẹ nhắn nhủ rằng: “Ráng học đi sau này làm quan làm tướng, ba mày xin cho vô làm nhà nước cho đỡ cực cái thân, học dở là làm cu-li…”. Không chỉ ba mẹ, mà chung quanh tôi, dường như người có tiền luôn đúng; sống chỉ nên biết bản thân mình…
Tôi thì từ nhỏ tôi đã không hứng thú xem, nghe chương trình TV liên quan đến nhà nước, đảng Cộng sản mà ba tôi hay mở thì luôn làm tôi chán ngấy. Tôi thật sự không thích trở thành một người đảng viên đảng cộng sản Việt Nam để làm trong Nhà nước như cha tôi và như những người thường hay lặp đi lặp lại những câu nói, phát biểu nhàm chán trên TV. Cho nên tôi chỉ muốn khi lớn lên sẽ làm một nhà nghiên cứu khoa học hoặc là một cầu thủ bóng đá.
Từ việc theo dõi đời sống, rồi tôi lại nhìn rộng ra, nhận thấy rằng xã hội Việt Nam hầu như chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải cạnh tranh nhau để càng giàu có càng tốt, bằng mọi giá chạy theo vật chất. Người ta thờ ơ những chuyện tiêu cực xảy ra với con người và xã hội xung quanh họ. “Theo đuổi ước mơ, đam mê và những giá trị đạo đức” như tôi thì bị xem là thứ suy nghĩ của người tâm thần, người thất bại, người đứng ngoài lề xã hội,…
Một trong những bước ngoặt của tôi, là ngày tôi gặp thầy P. Trong một tiết học, thầy nói mọi người kéo rèm cửa lại để thầy chiếu phim “Hải chiến Hoàng Sa”, “Hải chiến Trường Sa”, “Chiến tranh biên giới với Trung Quốc”,… rồi thầy giảng và nói về một lịch sử có thật của Việt Nam. Và tôi cũng bắt đầu tìm hiểu.
Trước đây, tôi luôn ngờ vực những thứ trên mạng bị gọi là “phản động”, nhưng rồi tìm thấy những điều mới mẻ để nhận ra sự thật. Rằng biểu tình, đa đảng không phải là làm loạn, Tâm trạng của tôi tức giận, thù hằn vì đất nước mình có bao nhiêu điều tốt đẹp đang mất đi. Rồi chuyển sang bình tĩnh lại, lớn khôn hơn. Tôi hiểu ra rằng chẳng ai cướp mất cái gì của mình cả. Tự do, dân chủ là không miễn phí, muốn có nó thì chính mỗi người phải hành động giành lấy nó, để xứng đáng có được nó.
2. Khi trước khi đi Phi Luật Tân để tham gia học các khóa về Xã hội dân sự, bạn đã có các hoạt động gì ở Việt Nam đáng nhớ không?
Kỷ niệm đầu tiên đó là tôi đi cùng một nhóm bạn ở Bình Dương đi thăm mộ ông Ngô Đình Diệm ở Lái Thiêu vào ngày 2/11/2014. Chúng tôi đến đó từ lúc 9h sáng nhưng đã thấy cả khu vực xung quanh đó rất ồn ào, công an sắc phục, cảnh sát giao thông, dân quân và cả những người thường phục lúc nào cũng cầm máy quay trên tay để quay lại bất cứ ai có mặt ở đó. Sau đó tất cả bị giải tán. Chuyến đi ấy giúp cho tôi thấy rõ chính quyền hiện tại vẫn chưa thật tâm muốn hòa giải dân tộc. Nếu họ thật tâm thì họ chẳng thực hiện những hành động như thế, họ không nên tỏ ra “sợ sệt” những người có cảm tình với Chính thể Việt Nam Cộng Hòa như vậy.
Tiếp theo, là lần đầu tiên tôi xuống đường biểu tình. Một sáng đẹp trời ngày 1/5/2016, tôi biểu tình đòi minh bạch thông tin thảm họa biển miền trung do Formosa gây ra. Tôi thấy mình không cô đơn. Tôi nhận ra xã hội Việt Nam còn đầy những con người cùng chung chí hướng, suy nghĩ quan tâm và đau đáu hiện trạng xã hội đã tìm thấy nhau, cùng nhau xuống đường thực hiện quyền và trách nhiệm công dân. Đoàn người nối đuôi nhau biểu tình, bày tỏ chính kiến trong ôn hòa và trật tự. Rồi tôi đã chứng kiến cảnh những người thường phục có ngón tay đeo nhẫn nhựa có màu dạ quang cố tình gây rối, kích động bạo lực để lực lượng mặc sắc phục đánh đập, áp giải những người đi biểu tình lên những chiếc xe cơ động, xe bus chờ sẵn kế bên. Nhưng cuối cùng trong tâm trí tôi, những hình ảnh bạo lực xấu xí đó vẫn phải nhường chỗ cho hình ảnh của một cô gái nhỏ nhắn ôm bó hoa hồng lớn cùng nụ cười rạng rỡ để tặng từng đóa cho từng người của lực lượng sắc phục. Hình ảnh bạo lực dù đã xảy ra mạnh bạo, xấu xí ra sao cũng không thể làm tôi thôi hết niềm tin vào sức mạnh của chân lý, lẽ phải, của sự thật và của quyền lực nhân dân.Còn nhiều nữa, mà tôi không thể kể hết. Từng kỷ niệm đó đã khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường mình chọn.
3. Nhưng gia đình của bạn vốn là thành phần ủng hộ đảng cộng sản. Họ đã có phản ứng thế nào về lý tưởng của bạn?
Như mọi người đã sống qua các thời kỳ của nhà nước cộng sản. Ba mẹ tôi lo sợ và thường tránh không nói về những vấn đề như vậy. Tôi hiểu đa số người dân Việt Nam cũng giống ba mẹ tôi, đều còn nặng nề tư duy thần dân của quân chủ, phong kiến.
Tôi đã giấu gia đình, nghỉ việc để đi học tại VOICE – Manila, Philippines, nhằm trở thành một Nhà hoạt động xã hội ủng hộ Dân chủ, Nhân quyền.Tôi để lại một lá thư 9 mặt giấy trong phòng, trình bày tất cả suy nghĩ, lý tưởng và lý do tôi lựa chọn lý tưởng đó.
Thời gian đầu gọi về nhà thì ba lúc nào cũng buồn, giận, còn mẹ thì khóc. Nhưng bây giờ sau 7 tháng thì lần đầu tiên tôi đã thấy mẹ tôi cười, khi tôi khoe bây giờ tôi nấu ăn gần bằng mẹ. Tôi rất nhớ nhà. Tôi sẽ về Việt Nam gặp ba mẹ, nhưng không phải bây giờ, tôi sẽ về khi tôi đã đủ khả năng để theo đuổi lý tưởng góp sức xã hội phát triển tốt hơn.
4. Hãy nói về công việc và Dự án hoạt động của bạn lúc này. Bạn mong mỏi gì vào dự án mà bạn đang theo đuổi?
Tôi và nhóm Thức Followers (https://www.facebook.com/ThucFollowers) đang chạy chiến dịch “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”. Đây là chiến dịch dài hạn thu thập 100.000 chữ ký cho thư thỉnh nguyện tại http://www.civilrightvn.org. Đó là thư thỉnh nguyện của những người Việt Nam có mong muốn yêu câu Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam. Sau khi đạt được 10.000 chữ ký đầu tiên, Thức Followers sẽ gửi thư trình bày Liên Hiệp Quốc về sự vận động thu thập chữ ký đòi quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam và sau đó cập nhật tiến trình. Bởi chiến dịch này phù hợp với Công ước về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, cũng như hiến chương LHQ cũng nói đến “quyền được tự do chọn chính thể” của người dân.
Nhiều người cho rằng việc ký tên này là vô ích, không đủ sức thay đổi cái gì cả. Nhưng cũng như xây một ngôi nhà, nó cũng cần phải có những viên gạch đầu tiên để góp vào hàng ngàn viên gạch khác để tạo nên thành quả. Một giọng nói chắc chắn yếu ớt, nhưng nếu tất cả cùng lên tiếng thì sẽ tạo nên sức mạnh mong muốn. Thay đổi xã hội không thể một sớm một chiều mà chúng ta phải kiên trì hành động. Còn nếu không hành động thì sẽ chẳng có gì xảy ra.
Điều đáng mừng là có khá nhiều bạn trẻ thể hiện mong muốn tổ chức Trưng cầu dân ý giống như chúng tôi. Cho dù họ chưa dám lộ mặt, công khai tên tuổi, nhưng họ đã cho chúng tôi niềm tin lớn lao cho sự thành công của chiến dịch này.
5. Bạn có đủ niềm tin và hy vọng nên công việc hay lý tưởng mình theo đuổi không?
Việt Nam chắc chắn sẽ chuyển đổi sang dân chủ, đa đảng, tôi có niềm tin rất lớn vào điều đó. Thế giới ngày một phẳng và Việt Nam và các nước bảo thủ độc tài hiếm hoi còn lại không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại ấy.
Cái tôi mong mỏi nhiều hơn ở tương lai đó là người Việt thật sự có hòa giải dân tộc sau khi có được Dân chủ, và tất cả các bên cùng nhìn về những giá trị, lợi ích chung của quốc gia và dân tộc, để mà đóng góp xây dựng nước Việt Nam tốt đẹp, nhân bản hơn.
November 1, 2017
Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong “Tôi chọn là người tự do” – Những người bạn trẻ quanh tôi / kỳ 2
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong
RFA, 31-10-2017
Phỏng vấn Lê Hồng Phong, đang theo học các khóa về xã hội dân sự tại Phi Luật Tân. Phong là một trong những thành viên của nhóm Thức Followers, vận động cho chương trình có tên “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”, nhằm kêu gọi Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam.
Lê Hồng Phong là như cái tên mà gia đình người bạn trẻ này đã đặt theo người Tổng bí thư thứ 2 của đảng Cộng sản Đông Dương, mà Phong tâm sự, là xuất phát từ sự ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam của gia đình mình. “Tôi sinh ra trong gia đình bên nội lẫn ngoại đều có người từng tham gia chiến đấu và làm việc dưới lá cờ đỏ sao vàng trong và sau chiến tranh Việt Nam”, Phong tâm tình như vậy.
Lẽ ra hôm nay Phong đang có một cuộc sống an nhàn, tương lai vững chắc nếu theo nếp của gia đình. Nhưng người thanh niên sinh năm 1990 tại BÌnh Dương ấy lại hình thành trong mình những cảm nhận mới mẻ về thế giới sống quanh mình. Anh băn khoăn trước những bất công trong xã hội và nghĩ đến sự đổi thay.
Chiều lòng gia đình, Phong cũng tham gia cuộc thi công chức của tỉnh. Nhưng phần làm bài, Phong lại viết tất cả những suy nghĩ của mình về hiện trạng xã hội, về ước mơ một Việt Nam dân chủ hóa và pháp quyền trong tương lai. Dĩ nhiên, đó là một bài thi thất bại, nhưng đó cũng là bước ngoặt trong đời mà Phong chọn con đường dấn thân, tìm hiểu để góp sức thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam, xây dựng Việt Nam thật sự là một quốc gia đáng sống, mà Phong ấp ủ.
=========================
1. Câu chuyện của Phong thật thú vị. Nhưng hãy thử nhớ lại, cụ thể là những điều gì tác động đến những suy nghĩ và hành động của bạn vậy?
Đó là một quá trình thay đổi lâu dài. Ngay từ nhỏ tôi vẫn thường được ba mẹ nhắn nhủ rằng: “Ráng học đi sau này làm quan làm tướng, ba mày xin cho vô làm nhà nước cho đỡ cực cái thân, học dở là làm cu-li…”. Không chỉ ba mẹ, mà chung quanh tôi, dường như người có tiền luôn đúng; sống chỉ nên biết bản thân mình…
Tôi thì từ nhỏ tôi đã không hứng thú xem, nghe chương trình TV liên quan đến nhà nước, đảng Cộng sản mà ba tôi hay mở thì luôn làm tôi chán ngấy. Tôi thật sự không thích trở thành một người đảng viên đảng cộng sản Việt Nam để làm trong Nhà nước như cha tôi và như những người thường hay lặp đi lặp lại những câu nói, phát biểu nhàm chán trên TV. Cho nên tôi chỉ muốn khi lớn lên sẽ làm một nhà nghiên cứu khoa học hoặc là một cầu thủ bóng đá.
Từ việc theo dõi đời sống, rồi tôi lại nhìn rộng ra, nhận thấy rằng xã hội Việt Nam hầu như chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải cạnh tranh nhau để càng giàu có càng tốt, bằng mọi giá chạy theo vật chất. Người ta thờ ơ những chuyện tiêu cực xảy ra với con người và xã hội xung quanh họ. “Theo đuổi ước mơ, đam mê và những giá trị đạo đức” như tôi thì bị xem là thứ suy nghĩ của người tâm thần, người thất bại, người đứng ngoài lề xã hội,…
Một trong những bước ngoặt của tôi, là ngày tôi gặp thầy P. Trong một tiết học, thầy nói mọi người kéo rèm cửa lại để thầy chiếu phim “Hải chiến Hoàng Sa”, “Hải chiến Trường Sa”, “Chiến tranh biên giới với Trung Quốc”,… rồi thầy giảng và nói về một lịch sử có thật của Việt Nam. Và tôi cũng bắt đầu tìm hiểu.
Trước đây, tôi luôn ngờ vực những thứ trên mạng bị gọi là “phản động”, nhưng rồi tìm thấy những điều mới mẻ để nhận ra sự thật. Rằng biểu tình, đa đảng không phải là làm loạn, Tâm trạng của tôi tức giận, thù hằn vì đất nước mình có bao nhiêu điều tốt đẹp đang mất đi. Rồi chuyển sang bình tĩnh lại, lớn khôn hơn. Tôi hiểu ra rằng chẳng ai cướp mất cái gì của mình cả. Tự do, dân chủ là không miễn phí, muốn có nó thì chính mỗi người phải hành động giành lấy nó, để xứng đáng có được nó.
2. Khi trước khi đi Phi Luật Tân để tham gia học các khóa về Xã hội dân sự, bạn đã có các hoạt động gì ở Việt Nam đáng nhớ không?
Kỷ niệm đầu tiên đó là tôi đi cùng một nhóm bạn ở Bình Dương đi thăm mộ ông Ngô Đình Diệm ở Lái Thiêu vào ngày 2/11/2014. Chúng tôi đến đó từ lúc 9h sáng nhưng đã thấy cả khu vực xung quanh đó rất ồn ào, công an sắc phục, cảnh sát giao thông, dân quân và cả những người thường phục lúc nào cũng cầm máy quay trên tay để quay lại bất cứ ai có mặt ở đó. Sau đó tất cả bị giải tán. Chuyến đi ấy giúp cho tôi thấy rõ chính quyền hiện tại vẫn chưa thật tâm muốn hòa giải dân tộc. Nếu họ thật tâm thì họ chẳng thực hiện những hành động như thế, họ không nên tỏ ra “sợ sệt” những người có cảm tình với Chính thể Việt Nam Cộng Hòa như vậy.
Tiếp theo, là lần đầu tiên tôi xuống đường biểu tình. Một sáng đẹp trời ngày 1/5/2016, tôi biểu tình đòi minh bạch thông tin thảm họa biển miền trung do Formosa gây ra. Tôi thấy mình không cô đơn. Tôi nhận ra xã hội Việt Nam còn đầy những con người cùng chung chí hướng, suy nghĩ quan tâm và đau đáu hiện trạng xã hội đã tìm thấy nhau, cùng nhau xuống đường thực hiện quyền và trách nhiệm công dân. Đoàn người nối đuôi nhau biểu tình, bày tỏ chính kiến trong ôn hòa và trật tự. Rồi tôi đã chứng kiến cảnh những người thường phục có ngón tay đeo nhẫn nhựa có màu dạ quang cố tình gây rối, kích động bạo lực để lực lượng mặc sắc phục đánh đập, áp giải những người đi biểu tình lên những chiếc xe cơ động, xe bus chờ sẵn kế bên. Nhưng cuối cùng trong tâm trí tôi, những hình ảnh bạo lực xấu xí đó vẫn phải nhường chỗ cho hình ảnh của một cô gái nhỏ nhắn ôm bó hoa hồng lớn cùng nụ cười rạng rỡ để tặng từng đóa cho từng người của lực lượng sắc phục. Hình ảnh bạo lực dù đã xảy ra mạnh bạo, xấu xí ra sao cũng không thể làm tôi thôi hết niềm tin vào sức mạnh của chân lý, lẽ phải, của sự thật và của quyền lực nhân dân.Còn nhiều nữa, mà tôi không thể kể hết. Từng kỷ niệm đó đã khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường mình chọn.
3. Nhưng gia đình của bạn vốn là thành phần ủng hộ đảng cộng sản. Họ đã có phản ứng thế nào về lý tưởng của bạn?
Như mọi người đã sống qua các thời kỳ của nhà nước cộng sản. Ba mẹ tôi lo sợ và thường tránh không nói về những vấn đề như vậy. Tôi hiểu đa số người dân Việt Nam cũng giống ba mẹ tôi, đều còn nặng nề tư duy thần dân của quân chủ, phong kiến.
Tôi đã giấu gia đình, nghỉ việc để đi học tại VOICE – Manila, Philippines, nhằm trở thành một Nhà hoạt động xã hội ủng hộ Dân chủ, Nhân quyền.Tôi để lại một lá thư 9 mặt giấy trong phòng, trình bày tất cả suy nghĩ, lý tưởng và lý do tôi lựa chọn lý tưởng đó.
Thời gian đầu gọi về nhà thì ba lúc nào cũng buồn, giận, còn mẹ thì khóc. Nhưng bây giờ sau 7 tháng thì lần đầu tiên tôi đã thấy mẹ tôi cười, khi tôi khoe bây giờ tôi nấu ăn gần bằng mẹ. Tôi rất nhớ nhà. Tôi sẽ về Việt Nam gặp ba mẹ, nhưng không phải bây giờ, tôi sẽ về khi tôi đã đủ khả năng để theo đuổi lý tưởng góp sức xã hội phát triển tốt hơn.
4. Hãy nói về công việc và Dự án hoạt động của bạn lúc này. Bạn mong mỏi gì vào dự án mà bạn đang theo đuổi?
Tôi và nhóm Thức Followers (https://www.facebook.com/ThucFollowers) đang chạy chiến dịch “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”. Đây là chiến dịch dài hạn thu thập 100.000 chữ ký cho thư thỉnh nguyện tại http://www.civilrightvn.org. Đó là thư thỉnh nguyện của những người Việt Nam có mong muốn yêu câu Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam. Sau khi đạt được 10.000 chữ ký đầu tiên, Thức Followers sẽ gửi thư trình bày Liên Hiệp Quốc về sự vận động thu thập chữ ký đòi quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam và sau đó cập nhật tiến trình. Bởi chiến dịch này phù hợp với Công ước về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, cũng như hiến chương LHQ cũng nói đến “quyền được tự do chọn chính thể” của người dân.
Nhiều người cho rằng việc ký tên này là vô ích, không đủ sức thay đổi cái gì cả. Nhưng cũng như xây một ngôi nhà, nó cũng cần phải có những viên gạch đầu tiên để góp vào hàng ngàn viên gạch khác để tạo nên thành quả. Một giọng nói chắc chắn yếu ớt, nhưng nếu tất cả cùng lên tiếng thì sẽ tạo nên sức mạnh mong muốn. Thay đổi xã hội không thể một sớm một chiều mà chúng ta phải kiên trì hành động. Còn nếu không hành động thì sẽ chẳng có gì xảy ra.
Điều đáng mừng là có khá nhiều bạn trẻ thể hiện mong muốn tổ chức Trưng cầu dân ý giống như chúng tôi. Cho dù họ chưa dám lộ mặt, công khai tên tuổi, nhưng họ đã cho chúng tôi niềm tin lớn lao cho sự thành công của chiến dịch này.
5. Bạn có đủ niềm tin và hy vọng nên công việc hay lý tưởng mình theo đuổi không?
Việt Nam chắc chắn sẽ chuyển đổi sang dân chủ, đa đảng, tôi có niềm tin rất lớn vào điều đó. Thế giới ngày một phẳng và Việt Nam và các nước bảo thủ độc tài hiếm hoi còn lại không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại ấy.
Cái tôi mong mỏi nhiều hơn ở tương lai đó là người Việt thật sự có hòa giải dân tộc sau khi có được Dân chủ, và tất cả các bên cùng nhìn về những giá trị, lợi ích chung của quốc gia và dân tộc, để mà đóng góp xây dựng nước Việt Nam tốt đẹp, nhân bản hơn.