Một hình ảnh trong tập phim “Việt Nam Cần Thay Đổi” của loạt phim phóng sự-tài liệu “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi”
VOA, 16-11-2017
Một nhóm các nhà báo công dân độc lập người Việt tiếp tục sứ mạng kêu gọi người dân ý thức về thực trạng của đất nước bằng việc công bố tập tiếp theo trong loạt phim phóng sự-tài liệu “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi” ra mắt lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái với nội dung xoay quanh tình trạng cưỡng chế đất đai khắp cả nước.
Được đặt tên “Việt Nam Cần Thay Đổi,” tập thứ hai trong sê-ri phim sử dụng những đoạn phim được ghi tại hiện trường, những cuộc phỏng vấn người dân cùng những hình ảnh tư liệu khác ở cả Mỹ và Việt Nam để kêu gọi sự thức tỉnh và cởi mở tư tưởng, điều mà các nhà làm phim nói là chất xúc tác tạo nên sự thay đổi.
Video mở đầu với một cuộc biểu tình chống Tổng thống Donald Trump ở thành phố Los Angeles, bang California hồi tháng 2. Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất từng bị Việt Nam cầm tù và sau đó được phóng thích sang Mỹ, xuất hiện trong tư cách một người quan sát người dân Hoa Kỳ thực hiện quyền tự do biểu đạt không bị cản trở.
“Đây là những hình ảnh tuyệt vời biểu dương cho nền dân chủ thực thụ khi quyền con người được tôn trọng và được bảo vệ bởi những người thực thi công quyền, cho dù chính kiến của họ có thể khác biệt,” Điếu Cày nói. “Đó là nền dân chủ của nước Mỹ.”
Và đó cũng là điều mà Helena Lee, người lãnh đạo dự án sản xuất sê-ri phim này, muốn nhiều người dân Việt Nam nhìn thấy.
Là một công dân Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Quận Cam, California, cô Helena cùng với cô giáo cũ của mình là nghệ sĩ Kim Chi – người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam và sau này trở thành người mạnh mẽ cổ súy nhân quyền – cùng nhiều nhà hoạt động khác tự nguyện bỏ tiền túi, công sức và thời gian để quay phim, thu thập tài liệu và viết lời bình.
Tất cả họ đều có cùng chung một mong muốn chia sẻ câu chuyện của những người trong cuộc về thực trạng dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam để khơi dậy sự phản tỉnh và thôi thúc người dân hành động.
Với tập phim thứ hai tập trung vào đời sống dân chủ ở xã hội Mỹ, cô Helena muốn người Việt Nam “cởi mở tầm nhìn” để tư duy không bị bó hẹp bởi dòng thông tin chính thống do nhà nước kiểm soát.
“Người Việt Nam mình không có cơ hội nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều,” cô nói. “[m]ặc dù bây giờ với Facebook rồi Google họ có rất nhiều nguồn thông tin nhưng mà thực ra thông tin thực sự đến với từng người dân thì số lượng vẫn chưa nhiều.”
“Chúng tôi chỉ muốn giới thiệu về một nước Mỹ, một xã hội và một chế độ tư bản vào trong nước để người dân được nhìn thấy cuộc sống bên ngoài, cái xã hội bên ngoài, cái thể chế bên ngoài để họ có thể học tập để thay đổi theo. Thì những thay đổi đó sẽ giúp cho họ thực hiện bằng hành động, ví dụ như là bày tỏ chính kiến, không sợ hãi nữa.”
Thông điệp mạnh mẽ nhất của tập phim có lẽ nằm ở những hình ảnh của những người biểu tình cả phản đối lẫn ủng hộ Tổng thống Trump, với những cuộc phỏng vấn được thực hiện trên đường phố giữa dòng người tuần hành.
Cô Helena giải thích lý do chọn điểm nhấn này:
“Chúng tôi muốn bày tỏ hay là truyền tải cho người dân Việt Nam biết được cái không khí tự do mà người Mỹ được hưởng dù rằng những chính kiến đó phải rất mạnh mẽ khi người dân họ chống lại tổng thống, chống lại chính quyền nhưng mà họ không bị bắt trong khi đó những việc như vậy ở Việt Nam mặc dù chỉ là mới bày tỏ chính kiến thôi, đơn giản là bày tỏ bất đồng về vấn đề nào đó thôi như phản đối về vấn đề môi trường ở Formosa mà họ đã bị bắt đi tù rồi… Ở nước Mỹ, đó là cái quyền con người mà người ta được hưởng trong khi ở Việt Nam cái quyền con người đó bị thiếu hụt rất là nhiều.”
Cô Helena cho biết dự kiến sê-ri phim bao gồm năm tập, mỗi tập là những mảng của vấn đề “vượt qua nỗi sợ hãi.” Vì làm phim không chuyên và chỉ có thể bắt tay vào làm khi mọi người có thời gian nên dự án phim có thể kéo dài trong một thời gian.
Nhưng bằng công sức và tiền bạc mà mỗi người tự bỏ ra, họ quyết tâm theo đuổi sứ mạng truyền tải thông điệp “vượt qua nỗi sợ hãi.”
“Chúng tôi cũng không muốn nhận bất cứ kinh phí hay tài trợ của ai,” cô Helena chia sẻ. “Lý do là chúng tôi muốn giữ thông điệp của chúng tôi, những ý định của chúng tôi là hoàn toàn trung hòa và dựa trên sự thực.”
November 16, 2017
Giới hoạt động dùng phim ảnh giúp dân Việt ‘vượt qua nỗi sợ hãi’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một hình ảnh trong tập phim “Việt Nam Cần Thay Đổi” của loạt phim phóng sự-tài liệu “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi”
VOA, 16-11-2017
Một nhóm các nhà báo công dân độc lập người Việt tiếp tục sứ mạng kêu gọi người dân ý thức về thực trạng của đất nước bằng việc công bố tập tiếp theo trong loạt phim phóng sự-tài liệu “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi” ra mắt lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái với nội dung xoay quanh tình trạng cưỡng chế đất đai khắp cả nước.
Được đặt tên “Việt Nam Cần Thay Đổi,” tập thứ hai trong sê-ri phim sử dụng những đoạn phim được ghi tại hiện trường, những cuộc phỏng vấn người dân cùng những hình ảnh tư liệu khác ở cả Mỹ và Việt Nam để kêu gọi sự thức tỉnh và cởi mở tư tưởng, điều mà các nhà làm phim nói là chất xúc tác tạo nên sự thay đổi.
Video mở đầu với một cuộc biểu tình chống Tổng thống Donald Trump ở thành phố Los Angeles, bang California hồi tháng 2. Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất từng bị Việt Nam cầm tù và sau đó được phóng thích sang Mỹ, xuất hiện trong tư cách một người quan sát người dân Hoa Kỳ thực hiện quyền tự do biểu đạt không bị cản trở.
“Đây là những hình ảnh tuyệt vời biểu dương cho nền dân chủ thực thụ khi quyền con người được tôn trọng và được bảo vệ bởi những người thực thi công quyền, cho dù chính kiến của họ có thể khác biệt,” Điếu Cày nói. “Đó là nền dân chủ của nước Mỹ.”
Và đó cũng là điều mà Helena Lee, người lãnh đạo dự án sản xuất sê-ri phim này, muốn nhiều người dân Việt Nam nhìn thấy.
Là một công dân Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Quận Cam, California, cô Helena cùng với cô giáo cũ của mình là nghệ sĩ Kim Chi – người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam và sau này trở thành người mạnh mẽ cổ súy nhân quyền – cùng nhiều nhà hoạt động khác tự nguyện bỏ tiền túi, công sức và thời gian để quay phim, thu thập tài liệu và viết lời bình.
Tất cả họ đều có cùng chung một mong muốn chia sẻ câu chuyện của những người trong cuộc về thực trạng dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam để khơi dậy sự phản tỉnh và thôi thúc người dân hành động.
Với tập phim thứ hai tập trung vào đời sống dân chủ ở xã hội Mỹ, cô Helena muốn người Việt Nam “cởi mở tầm nhìn” để tư duy không bị bó hẹp bởi dòng thông tin chính thống do nhà nước kiểm soát.
“Người Việt Nam mình không có cơ hội nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều,” cô nói. “[m]ặc dù bây giờ với Facebook rồi Google họ có rất nhiều nguồn thông tin nhưng mà thực ra thông tin thực sự đến với từng người dân thì số lượng vẫn chưa nhiều.”
“Chúng tôi chỉ muốn giới thiệu về một nước Mỹ, một xã hội và một chế độ tư bản vào trong nước để người dân được nhìn thấy cuộc sống bên ngoài, cái xã hội bên ngoài, cái thể chế bên ngoài để họ có thể học tập để thay đổi theo. Thì những thay đổi đó sẽ giúp cho họ thực hiện bằng hành động, ví dụ như là bày tỏ chính kiến, không sợ hãi nữa.”
Thông điệp mạnh mẽ nhất của tập phim có lẽ nằm ở những hình ảnh của những người biểu tình cả phản đối lẫn ủng hộ Tổng thống Trump, với những cuộc phỏng vấn được thực hiện trên đường phố giữa dòng người tuần hành.
Cô Helena giải thích lý do chọn điểm nhấn này:
“Chúng tôi muốn bày tỏ hay là truyền tải cho người dân Việt Nam biết được cái không khí tự do mà người Mỹ được hưởng dù rằng những chính kiến đó phải rất mạnh mẽ khi người dân họ chống lại tổng thống, chống lại chính quyền nhưng mà họ không bị bắt trong khi đó những việc như vậy ở Việt Nam mặc dù chỉ là mới bày tỏ chính kiến thôi, đơn giản là bày tỏ bất đồng về vấn đề nào đó thôi như phản đối về vấn đề môi trường ở Formosa mà họ đã bị bắt đi tù rồi… Ở nước Mỹ, đó là cái quyền con người mà người ta được hưởng trong khi ở Việt Nam cái quyền con người đó bị thiếu hụt rất là nhiều.”
Cô Helena cho biết dự kiến sê-ri phim bao gồm năm tập, mỗi tập là những mảng của vấn đề “vượt qua nỗi sợ hãi.” Vì làm phim không chuyên và chỉ có thể bắt tay vào làm khi mọi người có thời gian nên dự án phim có thể kéo dài trong một thời gian.
Nhưng bằng công sức và tiền bạc mà mỗi người tự bỏ ra, họ quyết tâm theo đuổi sứ mạng truyền tải thông điệp “vượt qua nỗi sợ hãi.”
“Chúng tôi cũng không muốn nhận bất cứ kinh phí hay tài trợ của ai,” cô Helena chia sẻ. “Lý do là chúng tôi muốn giữ thông điệp của chúng tôi, những ý định của chúng tôi là hoàn toàn trung hòa và dựa trên sự thực.”