Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết sẽ tiếp tục tham gia chiến dịch #StopTheCrackdownVN sau khi blogger Nguyễn Văn Hoá bị kết án tù nặng nề bởi một phiên toà ngắn ngủi trong buổi sáng ngày 27/11 ở Hà Tĩnh.
Tòa án Hà Tĩnh đã bổ sung Nguyễn Văn Hoá vào danh sách dài các blogger bị bức hại bằng một phiên toà chỉ kéo dài hai tiếng rưỡi. Toà đã kết án nhà báo công dân này với mức án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia về tội danh “tuyên truyền tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
“Chúng tôi cực lực lên án bản án phi lý này. Nó càng phi lý hơn khi Hóa đã thể hiện sự tin tưởng đối với cơ quan điều tra. Anh đã không tìm luật sư, và nhận tội theo như truyền hình nhà nước đưa tin vào tháng 4,” ông Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nói.
“Ngay cả gia đình anh cũng không được thông báo về phiên tòa xảy ra này. Cách hành xử khắc nghiệt như vậy nói lên sự ngoan cố của chính quyền Việt Nam không chấp nhận bất kỳ tự do thông tin. Các đối tác thương mại của Việt Nam cần phải có đối sách thích hợp,” ông nói.
Bằng cách sử dụng từ ngữ đặc biệt, Báo Hà Tĩnh, một tờ báo trực tuyến của chính quyền địa phương, viết rằng Hoá đã bị buộc tội “sử dụng Facebook để phổ biến tuyên truyền phản động chống lại chính sách đảng và nhà nước bằng các bài báo, video và hình ảnh có nội dung tiêu cực.”
Lý do chính cho việc bắt giữ blogger Hoá vào đầu năm 2017 là những phản ánh của anh về những phản ứng của dân chúng về vụ xả thải của Nhà máy thép Formosa của Đài Loan, vụ xả thải nghiêm trọng này đã bức tử khu vực biển rộng lớn của Miền Trung và biến hàng ngàn dân địa phương thất nghiệp. Hoá đã đưa tin về nhiều cuộc biểu tình của ngư dân địa phương, và anh là người đầu tiên sử dụng thiết bị không người lái để quay hình ảnh biểu tình từ trên cao.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger được biết đến với cái tên “Mẹ Nấm” đã bị tuyên án 10 năm vì những lý do tương tự vào tháng 6 vừa qua.
Chỉ bốn ngày trước vụ xử phúc thẩm của Quỳnh dự kiến vào ngày 30 tháng 11, luật sư của cô, ông Võ An Đôn, đã bị tước thẻ hành nghề bởi Hiệp hội Luật sư của tỉnh Phú Yên với mục đích rõ ràng là ngăn cản ông tham giam bào chữa. Mẹ của Quỳnh nói rằng bà không có nhiều hy vọng vào phiên phúc thẩm.
Một phần trong chiến dịch #StopTheCrackdownVN của RSF và nhiều tổ chức phi chính phủ khác là phản đối các hành vi vi phạm tự do truyền thông này. Một phái đoàn của RSF đã gặp các thành viên của Nghị viện Châu Âu tại Brussels vào ngày 22 và 23 tháng 11 để thảo luận về tình hình của các blogger Việt Nam và khả năng ban hành nghị quyết khẩn cấp của Nghị viện châu Âu về Việt Nam.
Việt Nam bị xếp hạng 175 trong tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do báo chí Thế giới năm 2017 của RSF.
November 30, 2017
Phóng viên Không Biên giới phản đối án tù của Blogger Nguyễn Văn Hoá
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết sẽ tiếp tục tham gia chiến dịch #StopTheCrackdownVN sau khi blogger Nguyễn Văn Hoá bị kết án tù nặng nề bởi một phiên toà ngắn ngủi trong buổi sáng ngày 27/11 ở Hà Tĩnh.
Tòa án Hà Tĩnh đã bổ sung Nguyễn Văn Hoá vào danh sách dài các blogger bị bức hại bằng một phiên toà chỉ kéo dài hai tiếng rưỡi. Toà đã kết án nhà báo công dân này với mức án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia về tội danh “tuyên truyền tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
“Chúng tôi cực lực lên án bản án phi lý này. Nó càng phi lý hơn khi Hóa đã thể hiện sự tin tưởng đối với cơ quan điều tra. Anh đã không tìm luật sư, và nhận tội theo như truyền hình nhà nước đưa tin vào tháng 4,” ông Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nói.
“Ngay cả gia đình anh cũng không được thông báo về phiên tòa xảy ra này. Cách hành xử khắc nghiệt như vậy nói lên sự ngoan cố của chính quyền Việt Nam không chấp nhận bất kỳ tự do thông tin. Các đối tác thương mại của Việt Nam cần phải có đối sách thích hợp,” ông nói.
Bằng cách sử dụng từ ngữ đặc biệt, Báo Hà Tĩnh, một tờ báo trực tuyến của chính quyền địa phương, viết rằng Hoá đã bị buộc tội “sử dụng Facebook để phổ biến tuyên truyền phản động chống lại chính sách đảng và nhà nước bằng các bài báo, video và hình ảnh có nội dung tiêu cực.”
Lý do chính cho việc bắt giữ blogger Hoá vào đầu năm 2017 là những phản ánh của anh về những phản ứng của dân chúng về vụ xả thải của Nhà máy thép Formosa của Đài Loan, vụ xả thải nghiêm trọng này đã bức tử khu vực biển rộng lớn của Miền Trung và biến hàng ngàn dân địa phương thất nghiệp. Hoá đã đưa tin về nhiều cuộc biểu tình của ngư dân địa phương, và anh là người đầu tiên sử dụng thiết bị không người lái để quay hình ảnh biểu tình từ trên cao.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger được biết đến với cái tên “Mẹ Nấm” đã bị tuyên án 10 năm vì những lý do tương tự vào tháng 6 vừa qua.
Chỉ bốn ngày trước vụ xử phúc thẩm của Quỳnh dự kiến vào ngày 30 tháng 11, luật sư của cô, ông Võ An Đôn, đã bị tước thẻ hành nghề bởi Hiệp hội Luật sư của tỉnh Phú Yên với mục đích rõ ràng là ngăn cản ông tham giam bào chữa. Mẹ của Quỳnh nói rằng bà không có nhiều hy vọng vào phiên phúc thẩm.
Một phần trong chiến dịch #StopTheCrackdownVN của RSF và nhiều tổ chức phi chính phủ khác là phản đối các hành vi vi phạm tự do truyền thông này. Một phái đoàn của RSF đã gặp các thành viên của Nghị viện Châu Âu tại Brussels vào ngày 22 và 23 tháng 11 để thảo luận về tình hình của các blogger Việt Nam và khả năng ban hành nghị quyết khẩn cấp của Nghị viện châu Âu về Việt Nam.
Việt Nam bị xếp hạng 175 trong tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do báo chí Thế giới năm 2017 của RSF.