Phóng viên Không Biên giới, ngày 14/12/2017
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Trong một nghị quyết khẩn cấp được thông qua ngày 14/12, Quốc hội Liên minh Châu Âu đã lên án cuộc đàn áp chưa từng có của chính phủ Việt Nam về tự do thông tin và kêu gọi phóng thích một blogger trẻ tuổi Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án 7 năm tù giam tháng trước.
Nghị viện đưa ra một thông điệp rõ ràng cho các cơ quan chức năng của Việt Nam rằng họ phải từ bỏ đàn áp khắc nghiệt nhằm vào giới blogger.
“Chúng tôi hoan nghênh hành động này của nhiều nghị sỹ trong Quốc hội Liên minh Châu Âu,” ông Julie Majerczak, người đứng đầu Văn phòng Brussels của Phóng viên Không Biên giới (RSF) nói.
“Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã đàn áp một cách có hệ thống để chống lại tự do thong tin, với việc bắt giữ hoặc trục xuất ít nhất 25 blogger,” ông nói.
Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, cho biết thêm: “Tiếp theo sự lên án của Nghị viện Liên minh Châu Âu, chúng tôi kêu gọi Liên minh hãy đặt điều kiện phê chuẩn hiệp định tự do thương mại với Việt Nam với cam kết về tự do thông tin. Chính phủ Việt Nam cần phải hiểu rằng chính quyền Việt Nam đang bị mất uy tín hoàn toàn trên trường quốc tế bởi cuộc đàn áp này và sẽ bị trừng phạt vì sự đàn áp này.”
Trong Nghị quyết của Quốc hội Liên minh Châu Âu, các nghị sỹ bày tỏ sự quan ngại của họ về việc Việt Nam gia tăng việc bắt giữ và kết án của nhiều nhà báo công dân cũng như những hành động quấy nhiễu về tâm lý và thể chất, theo dõi và quấy rối nhiều luật sư, nhà tuyển dụng và gia đình của nhiều blogger.
Các nghị sỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam “phóng thích tất cả công dân bị bắt giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hoà.” Đặc biệt, họ lên án bản án 7 năm tù mà Nguyễn Văn Hoá, một blogger 22 tuổi, đã phải nhận bởi một phiên toà ngày 27 tháng 11, và họ kêu gọi Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo công dân này ngay lập tức và vô điều kiện.
Nghị quyết kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 88 và Điều 79 của Bộ luật hHình sự về “tuyên truyền chống nhà nước” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và đảm bảo an ninh quốc gia không được sử dụng như một lý do để vi phạm nhân quyền.
Là một phần của chiến dịch #StopTheCrackdownVN của RSF và một số tổ chức phi chính phủ khác, một phái đoàn đã tới Brussels vào ngày 20-23/11 để tăng cường nhận thức của các nghị về số phận của các blogger Việt Nam.
Việt Nam bị xếp hạng ở nhóm cuối cùng của Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017 của RSF – 175 trong số 180 quốc gia.
Nguồn: MEPs call for release of all citizen-journalists held in Vietnam
December 15, 2017
Quốc hội Liên minh châu Âu kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà báo công dân bị cầm tù
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phóng viên Không Biên giới, ngày 14/12/2017
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Trong một nghị quyết khẩn cấp được thông qua ngày 14/12, Quốc hội Liên minh Châu Âu đã lên án cuộc đàn áp chưa từng có của chính phủ Việt Nam về tự do thông tin và kêu gọi phóng thích một blogger trẻ tuổi Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án 7 năm tù giam tháng trước.
Nghị viện đưa ra một thông điệp rõ ràng cho các cơ quan chức năng của Việt Nam rằng họ phải từ bỏ đàn áp khắc nghiệt nhằm vào giới blogger.
“Chúng tôi hoan nghênh hành động này của nhiều nghị sỹ trong Quốc hội Liên minh Châu Âu,” ông Julie Majerczak, người đứng đầu Văn phòng Brussels của Phóng viên Không Biên giới (RSF) nói.
“Trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã đàn áp một cách có hệ thống để chống lại tự do thong tin, với việc bắt giữ hoặc trục xuất ít nhất 25 blogger,” ông nói.
Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, cho biết thêm: “Tiếp theo sự lên án của Nghị viện Liên minh Châu Âu, chúng tôi kêu gọi Liên minh hãy đặt điều kiện phê chuẩn hiệp định tự do thương mại với Việt Nam với cam kết về tự do thông tin. Chính phủ Việt Nam cần phải hiểu rằng chính quyền Việt Nam đang bị mất uy tín hoàn toàn trên trường quốc tế bởi cuộc đàn áp này và sẽ bị trừng phạt vì sự đàn áp này.”
Trong Nghị quyết của Quốc hội Liên minh Châu Âu, các nghị sỹ bày tỏ sự quan ngại của họ về việc Việt Nam gia tăng việc bắt giữ và kết án của nhiều nhà báo công dân cũng như những hành động quấy nhiễu về tâm lý và thể chất, theo dõi và quấy rối nhiều luật sư, nhà tuyển dụng và gia đình của nhiều blogger.
Các nghị sỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam “phóng thích tất cả công dân bị bắt giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hoà.” Đặc biệt, họ lên án bản án 7 năm tù mà Nguyễn Văn Hoá, một blogger 22 tuổi, đã phải nhận bởi một phiên toà ngày 27 tháng 11, và họ kêu gọi Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo công dân này ngay lập tức và vô điều kiện.
Nghị quyết kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 88 và Điều 79 của Bộ luật hHình sự về “tuyên truyền chống nhà nước” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và đảm bảo an ninh quốc gia không được sử dụng như một lý do để vi phạm nhân quyền.
Là một phần của chiến dịch #StopTheCrackdownVN của RSF và một số tổ chức phi chính phủ khác, một phái đoàn đã tới Brussels vào ngày 20-23/11 để tăng cường nhận thức của các nghị về số phận của các blogger Việt Nam.
Việt Nam bị xếp hạng ở nhóm cuối cùng của Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017 của RSF – 175 trong số 180 quốc gia.
Nguồn: MEPs call for release of all citizen-journalists held in Vietnam