Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc.
RFA, 18-12-2017
Trong phát biểu đọc tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2017 tổ chức tại Hà Nội hôm 13/12 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có đưa ra 5 giải pháp để tăng năng suất cho Việt Nam. Trong 5 giải pháp được nói đến, có một điểm đáng chú ý mà ông Phúc đưa ra là Chính phủ tiếp tục phát huy dân chủ cho mọi người dân.
Một màu u ám
Trao đổi với RFA, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện đang sống ở Hải Phòng, cũng là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc nói muốn phát huy dân chủ chỉ để lấy lòng người dân và các đối tác nước ngoài, nhằm tạo thuận lợi cho các hợp đồng kinh tế:
Thực tế tình hình ở trong nước Việt Nam từ đầu năm đến nay, chính quyền cộng sản họ thẳng tay đàn áp lực lượng đối lập và bài trừ tôn giáo rất mạnh mẽ. Ngay mấy tháng nay khi họ biết rằng Mỹ đã rút khỏi TPP thì họ lại càng thẳng tay đàn áp hơn. Sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và có nguy cơ quan hệ kinh tế, đối ngoại với khối Liên minh châu Âu xấu đi, nhưng các vụ án họ bắt và đưa ra xét xử vẫn rất nặng. Nặng hơn những năm 2006, 2007 hồi chúng tôi bị bắt.
Những tháng gần đây việc bố ráp anh em dân chủ càng nặng nề hơn. Thậm chí việc hành hung, theo dõi anh chị em dân chủ khi họ ra khỏi nhà, mặc dù họ không làm gì hết mà chỉ ra khỏi nhà thôi cũng đã khó khăn và gắt gao hơn.
Các nhà quan sát và các tổ chức theo dõi nhân quyền đều cho rằng năm 2017 là một trong những năm chính phủ Hà Nội đàn áp mạnh tay nhất đối với giới hoạt động dân chủ. Nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt chỉ trong vòng mấy tuần lễ. Nhiều nhà hoạt động bị tuyên những bản án nặng nề như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị y án 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù và gần đây nhất là nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam.
Nhiều nhà hoạt động khác bị hành hung nhằm trả đũa cho tiếng nói kêu gọi dân chủ của họ. Mới ngày 17/12 vừa qua, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng đã bị xe tông khiến ông bị thương nặng. Nhiều người cho rằng đây không phải là một tai nạn bình thường mà là một kế hoạch trả thù ông đã được lập sẵn.
Về tôn giáo, báo cáo tự do tôn giáo 2016 của Hoa Kỳ đưa ra nêu rõ là chính quyền chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo không được công nhận và những người từ các dân tộc thiểu số vẫn bị chính quyền sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả tấn công hành hung, tạm giam ngắn hạn, truy tố và hạn chế đi lại.
Cách đây vài ngày, giáo dân tại giáo xứ Kẻ Gai, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho biết họ bị chính quyền cùng Hội Cờ Đỏ tấn công và đánh đập khi đang đào một con mương để ngăn nước tràn vào ruộng.
Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân ở Sài Gòn cho rằng khi Việt Nam nói phát huy dân chủ là dân chủ trong khuôn phép của Đảng, chứ không phải là dân chủ thực sự:
“Không có một dấu hiệu nào cho thấy sự cởi mở hơn từ phía chính quyền đối với vấn đề dân chủ nhân quyền. Do đó các phát biểu của quan chức mang ý nghĩa định hướng của chế độ. Tức là dân chủ đó theo quan điểm của chế độ chứ không phải là dân chủ thực sự. Đôi lúc họ nói dân chủ được hiểu là dân chủ trong Đảng chứ không phải là dân chủ trong dân.
Khi họ nói dân chủ đến mọi người dân là những người dân do họ lựa chọn. Những người này có tiếng nói thuận với chính quyền và không trái ý với chính quyền. Còn người dân nào nói trái ý chính quyền tức là những người bất đồng chính kiến thì chính quyền không bao giờ lắng nghe. Đặc biệt họ không bao giờ dám trưng cầu dân ý những vấn đề quan trọng của quốc gia. Điều đó cho thấy họ không có một thiện chí nào để thực hiện tinh thần dân chủ.”
RFA cũng trao đổi với một số người dân về khái niệm phát huy dân chủ tới mọi người. Nhiều người kêu than rằng quyền lợi chính đáng của họ ngày càng mất đi. Chị Thanh, một người dân tỉnh Bình Phước nói với chúng tôi:
“Em thấy trật lấc, nói thì nói vậy thôi nhưng nó đâu có đúng. Người ta nói quyền dân chủ tự do nhưng tụi em bây giờ thấy mất quyền dữ lắm ạ.”
Một người dân khác là chị Ngọc ở Hà Nội lại nói rằng chị yêu dân chủ, và muốn được tìm hiểu dân chủ nhưng lại bị chặn truy cập những trang web về dân chủ. Vì vậy chị phân vân không hiểu Nhà nước muốn phát huy dân chủ đến với mọi người dân bằng cách nào:
“Tôi vẫn nghe thấy nhiều, theo tôi dân chủ là người dân làm chủ một cách thực sự. Từ trước đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn lên internet, đài thì không có. Nhưng trên internet thì cũng khó lắm vì những trang mạng có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài rất là khó tiếp cập vì thường bị họ chặn.”
Con đường dân chủ
Từ bức tranh hiện thực xã hội ở Việt Nam, nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng nếu Nhà nước muốn phát huy dân chủ theo đúng ý Thủ tướng nói thì bước đầu tiên cần cải cách luật pháp:
“Trước tiên phải ban hành những luật đã quy định trong Hiến pháp về quyền cơ bản của người dân và đặc biệt là những quyền quan trọng ví dụ như lập hội, biểu tình, tự do ngôn luận, tự do báo chí,..
Đến bây giờ những quyền cơ bản của người dân vẫn không được luật hóa và thực hiện thì không thể nói đến vấn đề dân chủ.
Những sự kiện vấn đề lớn của đất nước phải được trưng cầu dân ý hay lấy ý kiến rộng rãi trên các tờ báo lớn để thấy lòng dân như thế nào.”
Hiện tại các quyền cơ bản của người dân như tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, biểu tình,… đều được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên riêng quyền lập hội và biểu tình có trong Hiến pháp nhưng chưa được quy định trong luật pháp của Việt Nam. Nhiều năm nay, người dân luôn thúc giục Chính phủ phải ban hành luật biểu tình và lập hội để họ được thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp nhưng Việt Nam luôn trì hoãn hết lần này đến lần khác. Đầu năm nay, trong một phiên họp Quốc hội, Chính phủ lại một lần nữa “khất” việc ban hành luật biểu tình.
Vì chưa có luật nên nhiều người dân bị bắt thậm chí kết án tù khi tham gia vào các cuộc biểu tình, chẳng hạn như biểu tình chống Trung Quốc hay chống nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh. Nhiều hội nhóm độc lập bị đàn áp, trả thù.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đồng ý với quan điểm của nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân, nhưng ông bổ sung thêm rằng Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ những điều luật trái với nền dân chủ được Thế giới công nhận:
“Phải bãi bỏ điều luật 79, 88 và 258 và một vài điều luật trái hẳn với quy định của Liên Hiệp Quốc và thậm chí trái với Hiến pháp của Việt Nam.
Thứ hai, là công nhận lực lượng đối lập, các nhà bất đồng chính kiến, phải gặp gỡ và đối thoại dân chủ ở trong nước cũng như lực lượng dân chủ của Việt Nam đang hoạt động ở hải ngoại để tìm ra con đường thực sự ôn hòa cho cả hai bên để đất nước có dân chủ thật sự và xây dựng một đất nước phồn vinh.”
Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 88 là tuyên truyền chống Nhà nước và điều 258 quy định tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia. Đây là những điều luật Việt Nam thường xuyên áp dụng để quy chụp tội danh cho giới bất đồng chính kiến. Các tổ chức quốc tế đã rất nhiều lần lên tiếng yêu cầu Việt Nam bãi bỏ những điều luật này vì cho rằng chúng quá mơ hồ và vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người.
December 20, 2017
Dân chủ cho dân hay cho ai nghe Đảng?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc.
RFA, 18-12-2017
Trong phát biểu đọc tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2017 tổ chức tại Hà Nội hôm 13/12 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có đưa ra 5 giải pháp để tăng năng suất cho Việt Nam. Trong 5 giải pháp được nói đến, có một điểm đáng chú ý mà ông Phúc đưa ra là Chính phủ tiếp tục phát huy dân chủ cho mọi người dân.
Một màu u ám
Trao đổi với RFA, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, hiện đang sống ở Hải Phòng, cũng là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc nói muốn phát huy dân chủ chỉ để lấy lòng người dân và các đối tác nước ngoài, nhằm tạo thuận lợi cho các hợp đồng kinh tế:
Thực tế tình hình ở trong nước Việt Nam từ đầu năm đến nay, chính quyền cộng sản họ thẳng tay đàn áp lực lượng đối lập và bài trừ tôn giáo rất mạnh mẽ. Ngay mấy tháng nay khi họ biết rằng Mỹ đã rút khỏi TPP thì họ lại càng thẳng tay đàn áp hơn. Sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và có nguy cơ quan hệ kinh tế, đối ngoại với khối Liên minh châu Âu xấu đi, nhưng các vụ án họ bắt và đưa ra xét xử vẫn rất nặng. Nặng hơn những năm 2006, 2007 hồi chúng tôi bị bắt.
Những tháng gần đây việc bố ráp anh em dân chủ càng nặng nề hơn. Thậm chí việc hành hung, theo dõi anh chị em dân chủ khi họ ra khỏi nhà, mặc dù họ không làm gì hết mà chỉ ra khỏi nhà thôi cũng đã khó khăn và gắt gao hơn.
Các nhà quan sát và các tổ chức theo dõi nhân quyền đều cho rằng năm 2017 là một trong những năm chính phủ Hà Nội đàn áp mạnh tay nhất đối với giới hoạt động dân chủ. Nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt chỉ trong vòng mấy tuần lễ. Nhiều nhà hoạt động bị tuyên những bản án nặng nề như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị y án 10 năm tù, bà Trần Thị Nga 9 năm tù và gần đây nhất là nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam.
Nhiều nhà hoạt động khác bị hành hung nhằm trả đũa cho tiếng nói kêu gọi dân chủ của họ. Mới ngày 17/12 vừa qua, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng đã bị xe tông khiến ông bị thương nặng. Nhiều người cho rằng đây không phải là một tai nạn bình thường mà là một kế hoạch trả thù ông đã được lập sẵn.
Về tôn giáo, báo cáo tự do tôn giáo 2016 của Hoa Kỳ đưa ra nêu rõ là chính quyền chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo không được công nhận và những người từ các dân tộc thiểu số vẫn bị chính quyền sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả tấn công hành hung, tạm giam ngắn hạn, truy tố và hạn chế đi lại.
Cách đây vài ngày, giáo dân tại giáo xứ Kẻ Gai, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho biết họ bị chính quyền cùng Hội Cờ Đỏ tấn công và đánh đập khi đang đào một con mương để ngăn nước tràn vào ruộng.
Nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân ở Sài Gòn cho rằng khi Việt Nam nói phát huy dân chủ là dân chủ trong khuôn phép của Đảng, chứ không phải là dân chủ thực sự:
“Không có một dấu hiệu nào cho thấy sự cởi mở hơn từ phía chính quyền đối với vấn đề dân chủ nhân quyền. Do đó các phát biểu của quan chức mang ý nghĩa định hướng của chế độ. Tức là dân chủ đó theo quan điểm của chế độ chứ không phải là dân chủ thực sự. Đôi lúc họ nói dân chủ được hiểu là dân chủ trong Đảng chứ không phải là dân chủ trong dân.
Khi họ nói dân chủ đến mọi người dân là những người dân do họ lựa chọn. Những người này có tiếng nói thuận với chính quyền và không trái ý với chính quyền. Còn người dân nào nói trái ý chính quyền tức là những người bất đồng chính kiến thì chính quyền không bao giờ lắng nghe. Đặc biệt họ không bao giờ dám trưng cầu dân ý những vấn đề quan trọng của quốc gia. Điều đó cho thấy họ không có một thiện chí nào để thực hiện tinh thần dân chủ.”
RFA cũng trao đổi với một số người dân về khái niệm phát huy dân chủ tới mọi người. Nhiều người kêu than rằng quyền lợi chính đáng của họ ngày càng mất đi. Chị Thanh, một người dân tỉnh Bình Phước nói với chúng tôi:
“Em thấy trật lấc, nói thì nói vậy thôi nhưng nó đâu có đúng. Người ta nói quyền dân chủ tự do nhưng tụi em bây giờ thấy mất quyền dữ lắm ạ.”
Một người dân khác là chị Ngọc ở Hà Nội lại nói rằng chị yêu dân chủ, và muốn được tìm hiểu dân chủ nhưng lại bị chặn truy cập những trang web về dân chủ. Vì vậy chị phân vân không hiểu Nhà nước muốn phát huy dân chủ đến với mọi người dân bằng cách nào:
“Tôi vẫn nghe thấy nhiều, theo tôi dân chủ là người dân làm chủ một cách thực sự. Từ trước đến nay tôi thỉnh thoảng vẫn lên internet, đài thì không có. Nhưng trên internet thì cũng khó lắm vì những trang mạng có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài rất là khó tiếp cập vì thường bị họ chặn.”
Con đường dân chủ
Từ bức tranh hiện thực xã hội ở Việt Nam, nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng nếu Nhà nước muốn phát huy dân chủ theo đúng ý Thủ tướng nói thì bước đầu tiên cần cải cách luật pháp:
“Trước tiên phải ban hành những luật đã quy định trong Hiến pháp về quyền cơ bản của người dân và đặc biệt là những quyền quan trọng ví dụ như lập hội, biểu tình, tự do ngôn luận, tự do báo chí,..
Đến bây giờ những quyền cơ bản của người dân vẫn không được luật hóa và thực hiện thì không thể nói đến vấn đề dân chủ.
Những sự kiện vấn đề lớn của đất nước phải được trưng cầu dân ý hay lấy ý kiến rộng rãi trên các tờ báo lớn để thấy lòng dân như thế nào.”
Hiện tại các quyền cơ bản của người dân như tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, biểu tình,… đều được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên riêng quyền lập hội và biểu tình có trong Hiến pháp nhưng chưa được quy định trong luật pháp của Việt Nam. Nhiều năm nay, người dân luôn thúc giục Chính phủ phải ban hành luật biểu tình và lập hội để họ được thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp nhưng Việt Nam luôn trì hoãn hết lần này đến lần khác. Đầu năm nay, trong một phiên họp Quốc hội, Chính phủ lại một lần nữa “khất” việc ban hành luật biểu tình.
Vì chưa có luật nên nhiều người dân bị bắt thậm chí kết án tù khi tham gia vào các cuộc biểu tình, chẳng hạn như biểu tình chống Trung Quốc hay chống nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh. Nhiều hội nhóm độc lập bị đàn áp, trả thù.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đồng ý với quan điểm của nhà hoạt động Nguyễn Thiện Nhân, nhưng ông bổ sung thêm rằng Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ những điều luật trái với nền dân chủ được Thế giới công nhận:
“Phải bãi bỏ điều luật 79, 88 và 258 và một vài điều luật trái hẳn với quy định của Liên Hiệp Quốc và thậm chí trái với Hiến pháp của Việt Nam.
Thứ hai, là công nhận lực lượng đối lập, các nhà bất đồng chính kiến, phải gặp gỡ và đối thoại dân chủ ở trong nước cũng như lực lượng dân chủ của Việt Nam đang hoạt động ở hải ngoại để tìm ra con đường thực sự ôn hòa cho cả hai bên để đất nước có dân chủ thật sự và xây dựng một đất nước phồn vinh.”
Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, điều 88 là tuyên truyền chống Nhà nước và điều 258 quy định tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia. Đây là những điều luật Việt Nam thường xuyên áp dụng để quy chụp tội danh cho giới bất đồng chính kiến. Các tổ chức quốc tế đã rất nhiều lần lên tiếng yêu cầu Việt Nam bãi bỏ những điều luật này vì cho rằng chúng quá mơ hồ và vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người.