Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/01/2018
Chính phủ cộng sản ở Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến, một chiến dịch được tăng cường kể từ đầu năm 2016 sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, một sự kiện đánh dấu bằng việc nhiều tướng thuộc lực lượng công an được bổ nhiệm vào nhiều vị trí trọng yếu của đảng cầm quyền và chính quyền.
Ngay hôm 04/01, công an Hà Nội đã tạo cớ để bắt giữ cựu tù nhân lương tâm, nhà giáo Vũ Văn Hùng ngay sau khi ông tham dự một cuộc gặp mặt của Hội Giáo chức Chu Văn An, một sự kiện bị dừng giữa chừng vì sự can thiệp của an ninh quận Thanh Xuân.
Sau 9 ngày giam giữ ông Hùng, công an Hà Nội thông báo cho gia đình rằng ông sẽ bị giam giữ trong vòng ít nhất hai tháng để điều tra về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015. Ông Hùng là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ và từ lâu đã bị vào tầm ngắm của công an Hà Nội.
Công an Đồng Nai tiếp tục giam giữ cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Viên, cha của Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt Đoàn Huy Chương, một nhà hoạt động công đoàn mới được trả tự do vào tháng Hai năm 2017 sau 7 năm tù giam. Sau 22 ngày bắt giam mục sư Diên, công an Đồng Nai vẫn chưa đưa ra lệnh bắt, chỉ nói là “mời lên làm việc.” Anh Chương nói mục tiêu của bên công an có lẽ là buộc anh phải xuất hiện để họ bắt giữ nhằm không cho anh tiếp tục lên tiếng đòi quyền lợi cho công nhân.
Chính quyền Nghệ An sẽ đưa một nhà hoạt động công đoàn khác Hoàng Đức Bình ra xét xử với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vào ngày 25/01. Bình là một người trẻ tuổi và năng động trong việc giúp đỡ nạn nhân của thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra. Việc bắt anh nhằm dập tắt phong trào của ngư dân miền Trung đòi Formosa phải bồi thường đầy đủ và khắc phục môi trường sau thảm hoạ gây ra bởi việc xả chất thải công nghiệp vào khu vực ven biển miền Trung.
Toà án Nhân dân Nghệ An cũng sẽ tổ chức phiên phúc thẩm đối với cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, người bị Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế trong phiên sơ thẩm ngày 18/9/2017.
Một ngày trước phiên xử, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động trẻ Nguyễn Văn Oai. “Việc chính quyền trừng phạt Nguyễn Văn Oai mang tính chất trả đũa và không xác đáng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đáng lẽ Nguyễn Văn Oai không bị xử có tội ngay trong phiên tòa sơ thẩm, và nội dung lệnh quản chế của bản án sơ thẩm thể hiện trực tiếp ý chí muốn kiểm soát suy nghĩ và quyền tự do phê phán, quyền biểu tình của Nguyễn Văn Oai. Đây là biểu hiện mới nhất của chính sách đàn áp không hạn chế nhằm vào những người bất đồng chính kiến.”
===== 11/01 =====
Công an Đồng Nai vẫn giam giữ Mục sư Đoàn Văn Diên
Mục sư Tin lành Đoàn Văn Diên, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, vẫn còn bị giam giữ bởi Công an tỉnh Đồng Nai.
Công an Đồng Nai bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Diên hôm 24/12/2017 và giam giữ ông tại Trại giam B5 mà không có lệnh bắt.
Khi người nhà ông lên Công an tỉnh hỏi về ông thì được trả lời rằng “ông được mời để làm việc.” Tuy nhiên, công an không nói làm việc gì.
Con trai ông, anh Đoàn Huy Chương, cựu tù nhân lương tâm mới mãn hạn tù 7 năm vào tháng Hai năm 2017, cho biết việc bắt giữ ông nhằm vào anh, buộc anh phải xuất hiện để họ bắt vì những hoạt động công đoàn đòi quyền lợi cho công nhân trên cương vị là Phó chủ tịch của Phong trào Lao động Việt.
Người nhà cho biết công an Đồng Nai đã sục sạo nhiều nơi để tìm anh.
Chi tiết xin đọc thêm tại đây.
Cựu tù nhân lương tâm bị bắt giữ trái phép
===== 12/01 =====
Nhà hoạt động dân chủ Vũ Văn Hùng bị giam giữ 2 tháng
Công an thành phố Hà Nội thông báo cho gia đình rằng họ sẽ tiếp tục giam giữ cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng thêm hai tháng để điều tra về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015.
Thầy giáo Vũ Văn Hùng bị bắt giữ bởi Công an quận Thanh Xuân vào ngày 04/01 sau khi tham dự một cuộc gặp mặt của Hội Giáo chức Chu Văn An tại một nhà hàng ở phường Thanh Xuân Bắc. Hiện anh bị giam giữ tại Trại tạm giam của Công an quận Thanh Xuân.
Từ lâu, công an Hà Nội đã nhắm vào thầy giáo Vũ Văn Hùng trong chiến dịch đàn áp nhằm vào Hội Anh em Dân chủ mà anh là thành viên. Sau khi bắt giữ một số thành viên chủ chốt của hội, công an Hà Nội đã nhiều lần triệu tập anh để tra vấn về tổ chức này.
Theo gia đình và luật sư, anh bị hai an ninh theo dõi sau cuộc gặp mặt của Hội Giáo chức Chu Văn An. Chúng tìm cách gây sự và đánh đập anh ngay gần nhà anh rồi cùng công an địa phương bắt giữ anh, vu cho anh tội gây rối trật tự công cộng.
===== 13/01 =====
Nghệ An sẽ xử phúc thẩm nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai vào ngày 15/01
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức phiên phúc thẩm xử nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Oai vào ngày 15/01 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không chấp hành bản án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự 1999.
Trước đó, ngày 18/9/2017, trong một phiên toà bất công, Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai đã kết tội Nguyễn Văn Oai với mức án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và phản đối giam giữ các nhà hoạt động khác. Anh vận động ủng hộ nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ khi ông bị xét xử vào năm 2011. Anh cũng tham gia các hoạt động vì quyền lợi người lao động ở tỉnh Bình Dương.
Một ngày trước phiên phúc thẩm, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Văn Oai.
“Việc chính quyền trừng phạt Nguyễn Văn Oai mang tính chất trả đũa và không xác đáng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đáng lẽ Nguyễn Văn Oai không bị xử có tội ngay trong phiên tòa sơ thẩm, và nội dung lệnh quản chế của bản án sơ thẩm thể hiện trực tiếp ý chí muốn kiểm soát suy nghĩ và quyền tự do phê phán, quyền biểu tình của Nguyễn Văn Oai. Đây là biểu hiện mới nhất của chính sách đàn áp không hạn chế nhằm vào những người bất đồng chính kiến.”
“Nguyễn Văn Oai và nhiều người Việt Nam dũng cảm khác đã vận động cho dân chủ và nhân quyền bất chấp những rủi ro về an toàn và tự do cá nhân,” ông Adams nói. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần gây sức ép để Việt Nam chấm dứt chuỗi hồ sơ đã dài về vi phạm nhân quyền.”
===== 14/01 =====
Nghệ An sẽ đưa nhà hoạt động Hoàng Đức Bình ra xét xử vào ngày 25/01
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ đưa nhà hoạt động Hoàng Đức Bình ra xét xử với hai cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt và là một người hoạt động tích cực hỗ trợ nạn nhân của thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra, bị truy tố theo khoản 2 của Điều 330 và khoản 2 của Điều 331 với mức án từ 2 đến 7 năm cho mỗi cáo buộc.
Nguyễn Nam Phong, người lái xe của linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo xứ Sơn Hải (Diễn Châu, Nghệ An) cũng bị cáo buộc theo khoản 2 của Điều 330 và bị xử trong cùng một vụ. Anh là người đã từ chối lệnh của mật vụ không mở cửa xe để chúng nó thể bắt Hoàng Bình trong ngày anh bị bắt giữ 15/5.
Hoàng Đức Bình bị bắt cóc bởi mật vụ Nghệ An vào ngày 15/5 khi anh cùng trên xe với linh mục Nguyễn Đình Thục còn tài xế Phong bị bắt vào tháng 11/2017.
===========================
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
January 14, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 2, từ ngày 08 đến 14/01/2018: Chính quyền Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến sau một năm 2017 tồi tệ
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/01/2018
Chính phủ cộng sản ở Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến, một chiến dịch được tăng cường kể từ đầu năm 2016 sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, một sự kiện đánh dấu bằng việc nhiều tướng thuộc lực lượng công an được bổ nhiệm vào nhiều vị trí trọng yếu của đảng cầm quyền và chính quyền.
Ngay hôm 04/01, công an Hà Nội đã tạo cớ để bắt giữ cựu tù nhân lương tâm, nhà giáo Vũ Văn Hùng ngay sau khi ông tham dự một cuộc gặp mặt của Hội Giáo chức Chu Văn An, một sự kiện bị dừng giữa chừng vì sự can thiệp của an ninh quận Thanh Xuân.
Sau 9 ngày giam giữ ông Hùng, công an Hà Nội thông báo cho gia đình rằng ông sẽ bị giam giữ trong vòng ít nhất hai tháng để điều tra về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015. Ông Hùng là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ và từ lâu đã bị vào tầm ngắm của công an Hà Nội.
Công an Đồng Nai tiếp tục giam giữ cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Viên, cha của Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt Đoàn Huy Chương, một nhà hoạt động công đoàn mới được trả tự do vào tháng Hai năm 2017 sau 7 năm tù giam. Sau 22 ngày bắt giam mục sư Diên, công an Đồng Nai vẫn chưa đưa ra lệnh bắt, chỉ nói là “mời lên làm việc.” Anh Chương nói mục tiêu của bên công an có lẽ là buộc anh phải xuất hiện để họ bắt giữ nhằm không cho anh tiếp tục lên tiếng đòi quyền lợi cho công nhân.
Chính quyền Nghệ An sẽ đưa một nhà hoạt động công đoàn khác Hoàng Đức Bình ra xét xử với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vào ngày 25/01. Bình là một người trẻ tuổi và năng động trong việc giúp đỡ nạn nhân của thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra. Việc bắt anh nhằm dập tắt phong trào của ngư dân miền Trung đòi Formosa phải bồi thường đầy đủ và khắc phục môi trường sau thảm hoạ gây ra bởi việc xả chất thải công nghiệp vào khu vực ven biển miền Trung.
Toà án Nhân dân Nghệ An cũng sẽ tổ chức phiên phúc thẩm đối với cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, người bị Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế trong phiên sơ thẩm ngày 18/9/2017.
Một ngày trước phiên xử, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động trẻ Nguyễn Văn Oai. “Việc chính quyền trừng phạt Nguyễn Văn Oai mang tính chất trả đũa và không xác đáng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đáng lẽ Nguyễn Văn Oai không bị xử có tội ngay trong phiên tòa sơ thẩm, và nội dung lệnh quản chế của bản án sơ thẩm thể hiện trực tiếp ý chí muốn kiểm soát suy nghĩ và quyền tự do phê phán, quyền biểu tình của Nguyễn Văn Oai. Đây là biểu hiện mới nhất của chính sách đàn áp không hạn chế nhằm vào những người bất đồng chính kiến.”
===== 11/01 =====
Công an Đồng Nai vẫn giam giữ Mục sư Đoàn Văn Diên
Mục sư Tin lành Đoàn Văn Diên, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, vẫn còn bị giam giữ bởi Công an tỉnh Đồng Nai.
Công an Đồng Nai bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Đoàn Văn Diên hôm 24/12/2017 và giam giữ ông tại Trại giam B5 mà không có lệnh bắt.
Khi người nhà ông lên Công an tỉnh hỏi về ông thì được trả lời rằng “ông được mời để làm việc.” Tuy nhiên, công an không nói làm việc gì.
Con trai ông, anh Đoàn Huy Chương, cựu tù nhân lương tâm mới mãn hạn tù 7 năm vào tháng Hai năm 2017, cho biết việc bắt giữ ông nhằm vào anh, buộc anh phải xuất hiện để họ bắt vì những hoạt động công đoàn đòi quyền lợi cho công nhân trên cương vị là Phó chủ tịch của Phong trào Lao động Việt.
Người nhà cho biết công an Đồng Nai đã sục sạo nhiều nơi để tìm anh.
Chi tiết xin đọc thêm tại đây.
Cựu tù nhân lương tâm bị bắt giữ trái phép
===== 12/01 =====
Nhà hoạt động dân chủ Vũ Văn Hùng bị giam giữ 2 tháng
Công an thành phố Hà Nội thông báo cho gia đình rằng họ sẽ tiếp tục giam giữ cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng thêm hai tháng để điều tra về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015.
Thầy giáo Vũ Văn Hùng bị bắt giữ bởi Công an quận Thanh Xuân vào ngày 04/01 sau khi tham dự một cuộc gặp mặt của Hội Giáo chức Chu Văn An tại một nhà hàng ở phường Thanh Xuân Bắc. Hiện anh bị giam giữ tại Trại tạm giam của Công an quận Thanh Xuân.
Từ lâu, công an Hà Nội đã nhắm vào thầy giáo Vũ Văn Hùng trong chiến dịch đàn áp nhằm vào Hội Anh em Dân chủ mà anh là thành viên. Sau khi bắt giữ một số thành viên chủ chốt của hội, công an Hà Nội đã nhiều lần triệu tập anh để tra vấn về tổ chức này.
Theo gia đình và luật sư, anh bị hai an ninh theo dõi sau cuộc gặp mặt của Hội Giáo chức Chu Văn An. Chúng tìm cách gây sự và đánh đập anh ngay gần nhà anh rồi cùng công an địa phương bắt giữ anh, vu cho anh tội gây rối trật tự công cộng.
===== 13/01 =====
Nghệ An sẽ xử phúc thẩm nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai vào ngày 15/01
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức phiên phúc thẩm xử nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Oai vào ngày 15/01 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không chấp hành bản án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự 1999.
Trước đó, ngày 18/9/2017, trong một phiên toà bất công, Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai đã kết tội Nguyễn Văn Oai với mức án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và phản đối giam giữ các nhà hoạt động khác. Anh vận động ủng hộ nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ khi ông bị xét xử vào năm 2011. Anh cũng tham gia các hoạt động vì quyền lợi người lao động ở tỉnh Bình Dương.
Một ngày trước phiên phúc thẩm, Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Văn Oai.
“Việc chính quyền trừng phạt Nguyễn Văn Oai mang tính chất trả đũa và không xác đáng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đáng lẽ Nguyễn Văn Oai không bị xử có tội ngay trong phiên tòa sơ thẩm, và nội dung lệnh quản chế của bản án sơ thẩm thể hiện trực tiếp ý chí muốn kiểm soát suy nghĩ và quyền tự do phê phán, quyền biểu tình của Nguyễn Văn Oai. Đây là biểu hiện mới nhất của chính sách đàn áp không hạn chế nhằm vào những người bất đồng chính kiến.”
“Nguyễn Văn Oai và nhiều người Việt Nam dũng cảm khác đã vận động cho dân chủ và nhân quyền bất chấp những rủi ro về an toàn và tự do cá nhân,” ông Adams nói. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần gây sức ép để Việt Nam chấm dứt chuỗi hồ sơ đã dài về vi phạm nhân quyền.”
===== 14/01 =====
Nghệ An sẽ đưa nhà hoạt động Hoàng Đức Bình ra xét xử vào ngày 25/01
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ đưa nhà hoạt động Hoàng Đức Bình ra xét xử với hai cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Hoàng Đức Bình, phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt và là một người hoạt động tích cực hỗ trợ nạn nhân của thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra, bị truy tố theo khoản 2 của Điều 330 và khoản 2 của Điều 331 với mức án từ 2 đến 7 năm cho mỗi cáo buộc.
Nguyễn Nam Phong, người lái xe của linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo xứ Sơn Hải (Diễn Châu, Nghệ An) cũng bị cáo buộc theo khoản 2 của Điều 330 và bị xử trong cùng một vụ. Anh là người đã từ chối lệnh của mật vụ không mở cửa xe để chúng nó thể bắt Hoàng Bình trong ngày anh bị bắt giữ 15/5.
Hoàng Đức Bình bị bắt cóc bởi mật vụ Nghệ An vào ngày 15/5 khi anh cùng trên xe với linh mục Nguyễn Đình Thục còn tài xế Phong bị bắt vào tháng 11/2017.
===========================
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây