Câu hỏi đặt ra: công đoàn công ty ở đâu và đang làm gì trong tình cảnh công nhân phải ăn mì gói cầm cự chờ lương, trong khi lãnh đạo công ty đáp máy bay về Hàn Quốc? Tiếng nói như thế nào khi công ty này nợ tiền bảo hiểm?
|
Chị Nguyễn Thị Sinh (32 tuổi), quê Thái Bình, sống tại phòng trọ ở xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom, Đồng Nai). Chị làm việc cho Công ty KL Texwell Vina (vốn đầu tư nước ngoài, đóng tại khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai). |
Việt Nam Thời báo, ngày 14/02/2018
2.000 công nhân tại Đồng Nai bị một công ty Hàn Quốc ‘quỵt lương’ khi Tết còn đếm từng ngày.
Ban lãnh đạo Công ty KL Texwell Vina (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) bất ngờ ‘mất tích’, công nhân bao vây nhà máy, báo chí lên tiếng, UBND tỉnh Đồng Nai lập tức đã tạm ứng 7 tỷ đồng từ ngân sách để trả nửa tháng lương cho 1.900 công nhân Công ty Texwell Vina.
Số lương ứng trung bình từ mức 2 triệu đến 4 triệu đồng Việt Nam, trong khi công nhân hầu hết ở các tỉnh miền Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
Chưa dừng tại đó, công ty KL Texwell Vina còn nợ bảo hiểm gần 17,5 tỷ đồng và công nhân buộc bao vây công ty với mục đích ‘tránh việc tẩu tán tài sản’.
Câu hỏi đặt ra: công đoàn công ty ở đâu và đang làm gì trong tình cảnh công nhân phải ăn mì gói cầm cự chờ lương, trong khi lãnh đạo công ty đáp máy bay về Hàn Quốc? Tiếng nói như thế nào khi công ty này nợ tiền bảo hiểm?
Công đoàn, tổ chức được gắn vào mỗi doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi công nhân, và chính tổ chức này vẫn đang sống nhờ vào % quỹ lương từ mỗi một công nhân để đóng góp vào.
Cụ thể, từ năm 2012, với dự thảo Luật Công đoàn được đưa ra biểu quyết và thông qua, thì phía DN phải đóng 2% quỹ lương cho công đoàn (theo Nghị định hướng dẫn số 191/2013). Nhưng thực chất, quỹ lương đó lại chính là nằm trong khoản lương/ thu nhập của người lao động – nếu không đóng vào quỹ công đoàn, thì mặc nhiên 2% lương đó doanh nghiệp sẽ đưa vào khoản thu nhập hàng tháng của công nhân. Chưa dừng tại đó, mỗi đoàn viên (tức người lao động) sẽ tiếp tục đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% lương.
Như vậy, tổng mức đóng của một công nhân đối với các loại phí như Bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội đã lên mức trên 40% tiền lương. Nghĩa là người lao động nếu thu nhập trung bình 5 triệu đồng, thì phải trích 2.5 triệu đồng cho các phí loại nêu trên.
Trong khi đó, nguồn lương thưởng chính của Chủ tịch công đoàn lại do chính doanh nghiệp đó trả. Thành ra, quyền lợi của doanh nghiệp chính là quyền lợi công đoàn, quyền lợi công đoàn lại không phải là quyền lợi của công nhân.
|
Nhiều người đã bật khóc vì không thể về quê khi Tết đang cận kề. Ảnh: Văn Dũng |
Khẩu hiệu của Liên Hiệp công đoàn thế giới đề ra từ năm 2011 như ‘An sinh xã hội cho tất cả mọi người; thương lượng tập thể và thỏa ước tập thể; tự do dân chủ; làm việc 35 giờ một tuần, 7 giờ một ngày, 5 ngày một tuần; lương cao hơn’ đến nay vẫn hiếm có doanh nghiệp nào ở Việt Nam thực hiện được, và hiếm có công đoàn nào lên tiếng nhắc về cái khẩu hiệu đầy mạnh mẽ nêu trên.
‘Nợ lương, cơm giòi, nước canh thiu, làm quá giờ,…’ – Đời sống công nhân vẫn không thoát khỏi cảnh ‘bóc lột’, và thậm chí, có nhiều quan điểm còn cho biết, tính chất ‘bóc lột’ hiện nay còn ghê gớm hơn cả ở những nước tư bản.
Điểm sáng của sự thay đổi đời sống công nhân là vấn đề Công đoàn do chính công nhân lập ra đã bị cuốn theo TPP – trong đó cam kết phải cho phép thành lập một liên đoàn lao động độc lập để thực sự bảo vệ lợi quyền cho người công nhân. Kỳ vọng tiếp tục dành cho EVFTA, theo đó, phía Hà Nội phải có những cam kết về lao động (trong đó có những quy định cụ thể về lương tối thiểu, thời gian làm việc, an toàn lao động, thương lượng tập thể,…). Nhưng câu chuyện này vẫn còn xa vời, khi quyền người lao động vẫn là lựa chọn ‘miễn cưỡng’ của Nhà nước Việt Nam, là công cụ trao đổi để đạt thỏa thuận thương mại. Và việc cải cách Bộ luật Lao động 2012 vào năm 2018 nhằm đảm bảo quyền lao động vẫn chưa có một động thái nào cả.
Ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách đã chia sẻ với trang tin Bloomberg rằng: TPP và sức ép từ Hoa Kỳ là lý do để Nhà nước và ĐCSVN xem xét về sự thành lập một công đoàn [ngoài kiểm soát]. Tuy nhiên, khi TPP tan vỡ, thì sự trông chờ đó đã trở nên ảm đạm, và có lẽ nó sẽ giữ nguyên trạng từ đây đến ĐH Đảng CSVN 2021’.
Cần lưu ý, trước năm 1975, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ (AFL-CIO) phối hợp với Chính phủ nước này, cùng với Chính phủ VNCH để nâng cao quyền người lao động và thành lập các nghiệp đoàn, nhưng khi chế độ Nam Sài Gòn sụp đổ, phong trào người lao động cũng tan rã.
Trở lại với câu chuyện công nhân bị quỵt lương một lần nữa cho thấy tính chất của nhà nước Việt Nam – một nhà nước công-nông mà ác văn kiện ĐH Đảng đều tự hào gọi tên như vậy, nhưng thực tế là một nhà nước đang bần cùng hóa của 2 giai cấp này trong xã hội.
GS Carl Thayer đã đúng khi mô tả Việt Nam là một quốc gia bán đảo – không tôn trọng luật pháp, và hệ quả là đời sống công nhân phải luôn trong hiện trạng ‘cầm cự bằng mỳ gói’, còn nông dân phải nỗi lo ‘bị cướp đất’ dưới mác phát triển kinh tế-xã hội-quốc phòng.
February 14, 2018
2.000 công nhân bị quỵt lương Tết: hệ lụy từ Công đoàn kiểm soát
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Câu hỏi đặt ra: công đoàn công ty ở đâu và đang làm gì trong tình cảnh công nhân phải ăn mì gói cầm cự chờ lương, trong khi lãnh đạo công ty đáp máy bay về Hàn Quốc? Tiếng nói như thế nào khi công ty này nợ tiền bảo hiểm?
Việt Nam Thời báo, ngày 14/02/2018
2.000 công nhân tại Đồng Nai bị một công ty Hàn Quốc ‘quỵt lương’ khi Tết còn đếm từng ngày.
Chưa dừng tại đó, công ty KL Texwell Vina còn nợ bảo hiểm gần 17,5 tỷ đồng và công nhân buộc bao vây công ty với mục đích ‘tránh việc tẩu tán tài sản’.
Câu hỏi đặt ra: công đoàn công ty ở đâu và đang làm gì trong tình cảnh công nhân phải ăn mì gói cầm cự chờ lương, trong khi lãnh đạo công ty đáp máy bay về Hàn Quốc? Tiếng nói như thế nào khi công ty này nợ tiền bảo hiểm?
Công đoàn, tổ chức được gắn vào mỗi doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi công nhân, và chính tổ chức này vẫn đang sống nhờ vào % quỹ lương từ mỗi một công nhân để đóng góp vào.
Khẩu hiệu của Liên Hiệp công đoàn thế giới đề ra từ năm 2011 như ‘An sinh xã hội cho tất cả mọi người; thương lượng tập thể và thỏa ước tập thể; tự do dân chủ; làm việc 35 giờ một tuần, 7 giờ một ngày, 5 ngày một tuần; lương cao hơn’ đến nay vẫn hiếm có doanh nghiệp nào ở Việt Nam thực hiện được, và hiếm có công đoàn nào lên tiếng nhắc về cái khẩu hiệu đầy mạnh mẽ nêu trên.
Ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách đã chia sẻ với trang tin Bloomberg rằng: TPP và sức ép từ Hoa Kỳ là lý do để Nhà nước và ĐCSVN xem xét về sự thành lập một công đoàn [ngoài kiểm soát]. Tuy nhiên, khi TPP tan vỡ, thì sự trông chờ đó đã trở nên ảm đạm, và có lẽ nó sẽ giữ nguyên trạng từ đây đến ĐH Đảng CSVN 2021’.
Cần lưu ý, trước năm 1975, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ (AFL-CIO) phối hợp với Chính phủ nước này, cùng với Chính phủ VNCH để nâng cao quyền người lao động và thành lập các nghiệp đoàn, nhưng khi chế độ Nam Sài Gòn sụp đổ, phong trào người lao động cũng tan rã.
Trở lại với câu chuyện công nhân bị quỵt lương một lần nữa cho thấy tính chất của nhà nước Việt Nam – một nhà nước công-nông mà ác văn kiện ĐH Đảng đều tự hào gọi tên như vậy, nhưng thực tế là một nhà nước đang bần cùng hóa của 2 giai cấp này trong xã hội.
GS Carl Thayer đã đúng khi mô tả Việt Nam là một quốc gia bán đảo – không tôn trọng luật pháp, và hệ quả là đời sống công nhân phải luôn trong hiện trạng ‘cầm cự bằng mỳ gói’, còn nông dân phải nỗi lo ‘bị cướp đất’ dưới mác phát triển kinh tế-xã hội-quốc phòng.