Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (trung tâm Hà Nội), dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt “quần chúng” cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.
Hồi 17/02/2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu “Con bướm xinh”.
Đợt 19/01/2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này.
Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa.
Chẳng hạn, nhà cầm quyền cho xoá bỏ tên các đường phố đặt theo tên liệt sĩ chống Tàu cộng. Sau năm 1975, phố phường ở các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, dày đặc tên các thể loại anh hùng, liệt sĩ, dân quân, du kích, biệt động trong chiến tranh chống Pháp hay Mỹ. Lắm người mà đại đa số dân chúng có khi chẳng biết là ai, đúng là xứ sở “ra ngõ gặp anh hùng” có khác. Nhưng chắc chắn là trong số đó, chẳng có tên một liệt sĩ chống Trung Quốc nào.
Nhà cầm quyền cũng chủ trương không nhắc tới các liệt sĩ hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979, rút tên họ khỏi sách lịch sử, thu hồi, không lưu hành các văn hoá phẩm (sách báo, bài hát…, nếu còn) viết về họ. Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… tới nay không chỉ là những liệt sĩ mà còn là nạn nhân của một chính sách xoá bỏ lịch sử, cố gắng làm các thế hệ sau quên lãng một cuộc chiến đẫm máu do nhà cầm quyền bạo ngược của hai nước cộng sản gây nên.
Thâm hiểm hơn nữa là việc cấm biểu diễn, lưu hành các nhạc phẩm, ca khúc chống Tàu, ví dụ như “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên (hay còn được nhiều người gọi là bài “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”), “Lời tạm biệt lúc lên đường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, “Lena Belicova” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ…
Ca khúc hoặc tác phẩm văn học nào nổi tiếng quá và lời lẽ không chống Tàu lộ quá thì có thể vẫn được “chiếu cố”, nhưng cũng bị sửa đi nhiều so với bản gốc. Còn lại, hầu hết các ca khúc liên quan tới cuộc chiến năm 1979 đều biến mất, nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, từ sau năm 1991. Truyện ngắn “Mặt trời bé con của tôi” của nhà văn Thuỳ Linh bị rút khỏi sách giáo khoa một cách không thương tiếc, hẳn là vì nhân vật chính của truyện là một liệt sĩ trẻ chống Tàu.
Ôi, giá mà các chính sách vì quốc kế, dân sinh của Hà Nội đều “có hệ thống”, có “tầm nhìn xa” như vậy!
Đến đây chắc các dư luận viên hoặc những thành phần có não trạng dư luận viên sẽ lại rống lên: Quá khứ khép lại, tương lai mở ra, sao chúng mày cứ bàn mãi về chuyện đã qua thế, sao cứ khoét mãi vào giai đoạn quan hệ hai nước Việt-Trung gặp trục trặc thế, muốn gieo rắc thù hận à?
Tất nhiên, họ có quyền hỏi, kể cả quyền rống lên như vậy. Nhưng họ thật là mặt dày khi không bao giờ đặt câu hỏi: Vì sao lại không cấm luôn cả “Nguyễn Viết Xuân”, “Bế Văn Đàn sống mãi”, “Cô gái vót chông”, nhất là “Cô gái vót chông” với những ca từ như: “Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù, xiên thây quân cướp nào vô đây”, “Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo, em chưa ngừng tay vót chông”…
Và mới đây thôi, sát giao thừa rồi, nhà nước vẫn còn hân hoan kỷ niệm “chiến thắng” Mậu Thân 1968…
February 19, 2018
Hèn có hệ thống
by Nhan Quyen • [Human Rights]
FB Phạm Đoan Trang
Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (trung tâm Hà Nội), dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt “quần chúng” cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.
Hồi 17/02/2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu “Con bướm xinh”.
Đợt 19/01/2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này.
Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa.
Chẳng hạn, nhà cầm quyền cho xoá bỏ tên các đường phố đặt theo tên liệt sĩ chống Tàu cộng. Sau năm 1975, phố phường ở các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, dày đặc tên các thể loại anh hùng, liệt sĩ, dân quân, du kích, biệt động trong chiến tranh chống Pháp hay Mỹ. Lắm người mà đại đa số dân chúng có khi chẳng biết là ai, đúng là xứ sở “ra ngõ gặp anh hùng” có khác. Nhưng chắc chắn là trong số đó, chẳng có tên một liệt sĩ chống Trung Quốc nào.
Nhà cầm quyền cũng chủ trương không nhắc tới các liệt sĩ hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979, rút tên họ khỏi sách lịch sử, thu hồi, không lưu hành các văn hoá phẩm (sách báo, bài hát…, nếu còn) viết về họ. Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… tới nay không chỉ là những liệt sĩ mà còn là nạn nhân của một chính sách xoá bỏ lịch sử, cố gắng làm các thế hệ sau quên lãng một cuộc chiến đẫm máu do nhà cầm quyền bạo ngược của hai nước cộng sản gây nên.
Thâm hiểm hơn nữa là việc cấm biểu diễn, lưu hành các nhạc phẩm, ca khúc chống Tàu, ví dụ như “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên (hay còn được nhiều người gọi là bài “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”), “Lời tạm biệt lúc lên đường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, “Lena Belicova” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ…
Ca khúc hoặc tác phẩm văn học nào nổi tiếng quá và lời lẽ không chống Tàu lộ quá thì có thể vẫn được “chiếu cố”, nhưng cũng bị sửa đi nhiều so với bản gốc. Còn lại, hầu hết các ca khúc liên quan tới cuộc chiến năm 1979 đều biến mất, nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, từ sau năm 1991. Truyện ngắn “Mặt trời bé con của tôi” của nhà văn Thuỳ Linh bị rút khỏi sách giáo khoa một cách không thương tiếc, hẳn là vì nhân vật chính của truyện là một liệt sĩ trẻ chống Tàu.
Ôi, giá mà các chính sách vì quốc kế, dân sinh của Hà Nội đều “có hệ thống”, có “tầm nhìn xa” như vậy!
Đến đây chắc các dư luận viên hoặc những thành phần có não trạng dư luận viên sẽ lại rống lên: Quá khứ khép lại, tương lai mở ra, sao chúng mày cứ bàn mãi về chuyện đã qua thế, sao cứ khoét mãi vào giai đoạn quan hệ hai nước Việt-Trung gặp trục trặc thế, muốn gieo rắc thù hận à?
Tất nhiên, họ có quyền hỏi, kể cả quyền rống lên như vậy. Nhưng họ thật là mặt dày khi không bao giờ đặt câu hỏi: Vì sao lại không cấm luôn cả “Nguyễn Viết Xuân”, “Bế Văn Đàn sống mãi”, “Cô gái vót chông”, nhất là “Cô gái vót chông” với những ca từ như: “Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù, xiên thây quân cướp nào vô đây”, “Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo, em chưa ngừng tay vót chông”…
Và mới đây thôi, sát giao thừa rồi, nhà nước vẫn còn hân hoan kỷ niệm “chiến thắng” Mậu Thân 1968…