Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên tục nói về sự cấp thiết của việc chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và “nội dung độc hại.”
Tuy nhiên, việc chống lại “tin giả mạo” hoặc thông tin sai lệch ở Việt Nam không nên được sử dụng như một màn khói để dập tắt các ý kiến bất đồng và hạn chế quyền tự do ngôn luận. Làm như vậy sẽ chỉ làm cho chủ nghĩa hoài nghi trong nước trở nên mạnh mẽ hơn ở một quốc gia mà việc mở rộng không gian cho cuộc thảo luận tự do và cởi mở đã tạo ra một loại áp lực trực tuyến rất lớn.
Nhiều nước khác, bao gồm cả nhiều quốc gia dân chủ, cũng đang cố gắng để kiềm chế thông tin độc hại trực tuyến. Tuy nhiên, trong khi Đức, ví dụ, nhắm mục tiêu cụ thể vào các phát ngôn mang tính thù ghét và các tin nhắn cực đoan khác ảnh hưởng trực tiếp đến quần chúng, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường tập trung vào những nội dung gây bất lợi cho danh tiếng của họ và sự tồn tại của chế độ.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google chặn các thông tin “độc hại” mà họ cho là vu khống và phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam. Google đã tuân theo yêu cầu và loại bỏ hơn 5.000 đoạn phim trong khi Facebook cũng xoá khoảng 160 tài khoản chống chính phủ theo yêu cẩu của phía Việt Nam.
|
Ảnh minh họa. |
Một dự luật về an ninh không gian mạng đã được công bố vào năm ngoái và từ đó đã đưa ra một loạt các điều khoản quan ngại. Yêu cầu lớn nhất trong số đó là yêu cầu buộc Facebook và Google phải thành lập văn phòng và đặt máy chủ dữ liệu tại Việt Nam. Các nhà phê bình của quy định này nói rằng nếu được thông qua, nó sẽ vi phạm cam kết của Việt Nam đối với nhiều công ước và hiệp định quốc tế. Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam tham gia vào năm 2006 không yêu cầu các công ty nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại các nước thành viên. Hiệp định tthương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một quốc gia ủng hộ, yêu cầu các quốc gia thành viên không có những yêu cầu về cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.
Quy định này cũng gây khó khăn cho các công ty Internet và thương mại điện tử. Mặc dù điều khoản đó đã bị loại bỏ do phản đối của công chúng, dự luật vẫn tiếp tục gieo rắc những lo ngại lan rộng vì những điều khoản mơ hồ và sự lẫn lộn giữa bảo vệ an ninh mạng và kiểm duyệt trực tuyến.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng Internet ở Việt Nam đã vượt qua khả năng điều chỉnh và kiểm soát của chính phủ. Điều tốt nhất mà chính phủ Việt Nam có thể làm là hạn chế truy cập vào một số trang web nhất định. Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều nhóm tác chiến trên mạng để theo dõi chặt chẽ tình cảm của công chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Vào tháng 12, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã công bố một đơn vị không gian mới 10.000 người để chống lại các “quan điểm” sai lầm trên mạng, một động thái rõ ràng được mô phỏng biện pháp kiểm soát Internet của Trung Quốc.
Trong một động thái khác, cũng có vẻ bắt chước Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã nói lại về kế hoạch phát triển các phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng Internet trực tuyến mà họ có thể kiểm soát hiệu quả hơn. Nhưng đó là một kế hoạch không thực tế. Facebook, xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ hơn một thập kỷ trước, đang rất phổ biến ở đây, với khoảng 52 triệu tài khoản đang hoạt động.
Facebook đã tạo ra báo chí phóng đại, thu hút sự chú ý và thậm chí cả những tin tức giả mạo – những điều mà chính phủ coi như một vấn đề sức khoẻ công chúng. Điều làm cho các trang như Facebook và YouTube hấp dẫn người dùng là sự thiếu kiểm soát một cách tương đối của chính phủ: họ có thể đưa tin như họ muốn hoặc, ít nhất, họ viết lên những ý nghĩ mà họ muốn. Nhưng nếu Việt Nam tìm cách loại bỏ các yếu tố thu hút mọi người đến các phương tiện truyền thông xã hội nổi tiếng này thì người dùng sẽ không còn cảm thấy hấp dẫn nữa.
Điều này có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị làm khó vì truyền thông tự do sẽ làm suy giảm quyền lực của đảng cầm quyền trong khi Việt Nam không có đủ nguồn lực để xây dựng một nền tảng riêng như Trung Quốc có “Great Firewall.” Do vậy, chính phủ Việt Nam chơi trò mèo vờn chuột để kiểm soát Internet. Thực tế, bằng cách kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông xã hội, chính phủ Việt Nam đã cố gắng tỏ ra đáp ứng với những mối quan tâm của công chúng – ví dụ như phản ứng của công chúng về việc chặt nhiều cây cổ thụ ở Hà Nội hoặc xây dựng một hệ thống cáp treo vào Sơn Đoong, một hang động lớn nhất thế giới.
Dường như quy mô lớn của thị trường Trung Quốc đã khiến một số công ty công nghệ xem xét kiểm duyệt một số nội dung trên nền tảng của họ ở Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Việt Nam có thể giành được một số nhượng bộ từ những người khổng lồ về công nghệ, nhưng nó có ít quân bài hơn để chơi. Phương tiện truyền thông xã hội phổ biến ở Việt Nam, do đó việc trấn áp nó sẽ chỉ gây ra cơn thịnh nộ của công chúng ở một quốc gia có 54% dân số – tức là gần 50 triệu người – đang online.
Nhiều điều khoản được giữ lại trong dự luật về an ninh mạng này có thể gây ra sự lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam như là một quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp. Các nhà làm luật Việt Nam có ba tháng nữa để thảo luận về dự luật và đây là cơ hội hoàn hảo để Quốc hội chứng tỏ mình không chỉ là tổ chức bù nhìn của đảng cầm quyền mà là một quốc hội thực sự đại diện cho lợi ích của nhân dân. Các đại biểu quốc hội nên khuyến khích nghiên cứu cẩn thận và trân trọng đóng góp của các chuyên gia và công chúng.
Chính phủ Việt Nam phải từ bỏ quan niệm rằng nó có thể xây dựng một bức tường lửa theo phong cách Trung Quốc hoặc theo bước chân của một số nước láng giềng Đông Nam Á trong việc hạn chế tự do ngôn luận nhằm chống lại tin giả mạo. Một hành động như vậy sẽ chỉ làm cho đất nước trở nên cô lập với phần còn lại của thế giới văn minh.
February 21, 2018
Internet của Việt Nam đang gặp rắc rối
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên tục nói về sự cấp thiết của việc chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và “nội dung độc hại.”
Tuy nhiên, việc chống lại “tin giả mạo” hoặc thông tin sai lệch ở Việt Nam không nên được sử dụng như một màn khói để dập tắt các ý kiến bất đồng và hạn chế quyền tự do ngôn luận. Làm như vậy sẽ chỉ làm cho chủ nghĩa hoài nghi trong nước trở nên mạnh mẽ hơn ở một quốc gia mà việc mở rộng không gian cho cuộc thảo luận tự do và cởi mở đã tạo ra một loại áp lực trực tuyến rất lớn.
Nhiều nước khác, bao gồm cả nhiều quốc gia dân chủ, cũng đang cố gắng để kiềm chế thông tin độc hại trực tuyến. Tuy nhiên, trong khi Đức, ví dụ, nhắm mục tiêu cụ thể vào các phát ngôn mang tính thù ghét và các tin nhắn cực đoan khác ảnh hưởng trực tiếp đến quần chúng, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường tập trung vào những nội dung gây bất lợi cho danh tiếng của họ và sự tồn tại của chế độ.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền, đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google chặn các thông tin “độc hại” mà họ cho là vu khống và phỉ báng các nhà lãnh đạo Việt Nam. Google đã tuân theo yêu cầu và loại bỏ hơn 5.000 đoạn phim trong khi Facebook cũng xoá khoảng 160 tài khoản chống chính phủ theo yêu cẩu của phía Việt Nam.
Một dự luật về an ninh không gian mạng đã được công bố vào năm ngoái và từ đó đã đưa ra một loạt các điều khoản quan ngại. Yêu cầu lớn nhất trong số đó là yêu cầu buộc Facebook và Google phải thành lập văn phòng và đặt máy chủ dữ liệu tại Việt Nam. Các nhà phê bình của quy định này nói rằng nếu được thông qua, nó sẽ vi phạm cam kết của Việt Nam đối với nhiều công ước và hiệp định quốc tế. Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam tham gia vào năm 2006 không yêu cầu các công ty nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại các nước thành viên. Hiệp định tthương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một quốc gia ủng hộ, yêu cầu các quốc gia thành viên không có những yêu cầu về cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.
Quy định này cũng gây khó khăn cho các công ty Internet và thương mại điện tử. Mặc dù điều khoản đó đã bị loại bỏ do phản đối của công chúng, dự luật vẫn tiếp tục gieo rắc những lo ngại lan rộng vì những điều khoản mơ hồ và sự lẫn lộn giữa bảo vệ an ninh mạng và kiểm duyệt trực tuyến.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng Internet ở Việt Nam đã vượt qua khả năng điều chỉnh và kiểm soát của chính phủ. Điều tốt nhất mà chính phủ Việt Nam có thể làm là hạn chế truy cập vào một số trang web nhất định. Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều nhóm tác chiến trên mạng để theo dõi chặt chẽ tình cảm của công chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Vào tháng 12, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã công bố một đơn vị không gian mới 10.000 người để chống lại các “quan điểm” sai lầm trên mạng, một động thái rõ ràng được mô phỏng biện pháp kiểm soát Internet của Trung Quốc.
Trong một động thái khác, cũng có vẻ bắt chước Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã nói lại về kế hoạch phát triển các phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng Internet trực tuyến mà họ có thể kiểm soát hiệu quả hơn. Nhưng đó là một kế hoạch không thực tế. Facebook, xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ hơn một thập kỷ trước, đang rất phổ biến ở đây, với khoảng 52 triệu tài khoản đang hoạt động.
Facebook đã tạo ra báo chí phóng đại, thu hút sự chú ý và thậm chí cả những tin tức giả mạo – những điều mà chính phủ coi như một vấn đề sức khoẻ công chúng. Điều làm cho các trang như Facebook và YouTube hấp dẫn người dùng là sự thiếu kiểm soát một cách tương đối của chính phủ: họ có thể đưa tin như họ muốn hoặc, ít nhất, họ viết lên những ý nghĩ mà họ muốn. Nhưng nếu Việt Nam tìm cách loại bỏ các yếu tố thu hút mọi người đến các phương tiện truyền thông xã hội nổi tiếng này thì người dùng sẽ không còn cảm thấy hấp dẫn nữa.
Điều này có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị làm khó vì truyền thông tự do sẽ làm suy giảm quyền lực của đảng cầm quyền trong khi Việt Nam không có đủ nguồn lực để xây dựng một nền tảng riêng như Trung Quốc có “Great Firewall.” Do vậy, chính phủ Việt Nam chơi trò mèo vờn chuột để kiểm soát Internet. Thực tế, bằng cách kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông xã hội, chính phủ Việt Nam đã cố gắng tỏ ra đáp ứng với những mối quan tâm của công chúng – ví dụ như phản ứng của công chúng về việc chặt nhiều cây cổ thụ ở Hà Nội hoặc xây dựng một hệ thống cáp treo vào Sơn Đoong, một hang động lớn nhất thế giới.
Dường như quy mô lớn của thị trường Trung Quốc đã khiến một số công ty công nghệ xem xét kiểm duyệt một số nội dung trên nền tảng của họ ở Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Việt Nam có thể giành được một số nhượng bộ từ những người khổng lồ về công nghệ, nhưng nó có ít quân bài hơn để chơi. Phương tiện truyền thông xã hội phổ biến ở Việt Nam, do đó việc trấn áp nó sẽ chỉ gây ra cơn thịnh nộ của công chúng ở một quốc gia có 54% dân số – tức là gần 50 triệu người – đang online.
Nhiều điều khoản được giữ lại trong dự luật về an ninh mạng này có thể gây ra sự lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam như là một quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp. Các nhà làm luật Việt Nam có ba tháng nữa để thảo luận về dự luật và đây là cơ hội hoàn hảo để Quốc hội chứng tỏ mình không chỉ là tổ chức bù nhìn của đảng cầm quyền mà là một quốc hội thực sự đại diện cho lợi ích của nhân dân. Các đại biểu quốc hội nên khuyến khích nghiên cứu cẩn thận và trân trọng đóng góp của các chuyên gia và công chúng.
Chính phủ Việt Nam phải từ bỏ quan niệm rằng nó có thể xây dựng một bức tường lửa theo phong cách Trung Quốc hoặc theo bước chân của một số nước láng giềng Đông Nam Á trong việc hạn chế tự do ngôn luận nhằm chống lại tin giả mạo. Một hành động như vậy sẽ chỉ làm cho đất nước trở nên cô lập với phần còn lại của thế giới văn minh.
Nguồn: Vietnam’s Internet is in trouble